Mỹ trấn an châu Á, cảnh báo Trung Quốc về biển Đông
Mỹ hối thúc Trung Quốc đi theo xu hướng của khu vực, nếu không nước này sẽ “dựng lên một ‘vạn lý trường thành’ tự cô lập mình”
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ash Carter hối thúc Trung Quốc gia nhập một “mạng lưới an ninh có kỷ luật” ở khu vực châu Á, nói rằng quân đội Mỹ sẽ tiếp tục hùng mạnh nhất thế giới và là người đảm bảo chính cho an ninh khu vực trong nhiều thập kỷ sắp tới.
Theo hãng tin Reuters, những tuyên bố này được người đứng đầu Lầu Năm Góc đưa ra ngày 4/6 tại hội nghị an ninh khu vực mang tên Đối thoại Shangri-La ở Singapore. Trong một nỗ lực nhằm trấn an những lo ngại của châu Á về sức mạnh của Mỹ, ông Carter nói chính sách của Mỹ đối với châu Á-Thái Bình Dương vẫn là “sự cam kết, sức mạnh, và bao hàm”.
Tuy nhiên, ông Carter nói bất kỳ hành động nào của Trung Quốc nhằm bồi lấp bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham trên biển Đông sẽ dẫn tới hậu quả.
“Tôi hy vọng điều này sẽ không xảy ra, vì việc làm như vậy sẽ dẫn tới hành động của cả Mỹ và các nước khác trong khu vực, không chỉ khiến căng thẳng gia tăng mà còn làm Trung Quốc bị cô lập”, ông Carter phát biểu.
Theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, căng thẳng trên biển Đông, chương trình hạt nhân của Triều Tiên, và chủ nghĩa cực đoan bạo lực đang là những vấn đề thách thức hòa bình khu vực. Ông Carter nói “các chính trị gia và các nhà lãnh đạo có tầm nhìn cần tập trung lại để đảm bảo một tương lai có kỷ luật tích cực”.
Ông Carter nói Mỹ và nhiều nước châu Á đang thúc đẩy hợp tác an ninh để đảm bảo có thể đưa ra những lựa chọn mà “không chịu bất kỳ sự ép buộc hay đe dọa nào”.
“Cho dù Mỹ vẫn sẽ là quân đội hùng mạnh nhất và người bảo vệ chính cho an ninh khu vực trong những thập kỷ tới, và không ai nên nghi ngờ gì về việc này, thì các mối quan hệ song phương ngày càng phát triển cho thấy các nước trong khu vực cũng cam kết nỗ lực nhiều hơn để thúc đẩy an ninh và thịnh vượng trong khu vực”, người đứng đầu Lầu Năm Góc phát biểu.
Ông Carter nói một số “hành động bành trướng và chưa từng có tiền lệ” của Trung Quốc nhằm theo đuổi các tuyên bố chủ quyền trên biển Đông, trong không gian mạng, và trên không đã làm gia tăng lo ngại về các ý định chiến lược của Bắc Kinh. Ông hối thúc Trung Quốc đi theo xu hướng của khu vực, nếu không nước này sẽ “dựng lên một ‘vạn lý trường thành’ tự cô lập mình”.
“Nước Mỹ hoan nghênh sự nổi lên của một Trung Quốc hòa bình, ổn định và thịnh vượng, một Trung Quốc đóng vai trò có trách nhiệm trong mạng lưới an ninh có kỷ luật của khu vực. Chúng tôi biết sự gia nhập của Trung Quốc vào hệ thống này sẽ khiến hệ thống trở nên mạnh hơn, đem đến một khu vực ổn định, an toàn và thịnh vượng hơn”, ông Carter phát biểu.
Ông cũng nhấn mạnh rằng những việc mà Mỹ đã làm để tăng cường hợp tác an ninh với những nước gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines, Việt Nam và Australia là một phần trong chiến lược của Tổng thống Barack Obama về tái cân bằng về phía châu Á-Thái Bình Dương.
Theo ông Carter, trong nhiều thập kỷ qua, một số người đã dự đoán về việc Mỹ sẽ rút khỏi khu vực này, nhưng đó là dự đoán sai và sẽ không trở thành hiện thực.
“Đó là bởi vì khu vực chiếm gần một nửa dân số và gần một nửa nền kinh tế thế giới này vẫn giữ vai trò quan trọng nhất đối với an ninh và thịnh vượng của chính nước Mỹ”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ phát biểu.
Theo hãng tin Reuters, những tuyên bố này được người đứng đầu Lầu Năm Góc đưa ra ngày 4/6 tại hội nghị an ninh khu vực mang tên Đối thoại Shangri-La ở Singapore. Trong một nỗ lực nhằm trấn an những lo ngại của châu Á về sức mạnh của Mỹ, ông Carter nói chính sách của Mỹ đối với châu Á-Thái Bình Dương vẫn là “sự cam kết, sức mạnh, và bao hàm”.
Tuy nhiên, ông Carter nói bất kỳ hành động nào của Trung Quốc nhằm bồi lấp bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham trên biển Đông sẽ dẫn tới hậu quả.
“Tôi hy vọng điều này sẽ không xảy ra, vì việc làm như vậy sẽ dẫn tới hành động của cả Mỹ và các nước khác trong khu vực, không chỉ khiến căng thẳng gia tăng mà còn làm Trung Quốc bị cô lập”, ông Carter phát biểu.
Theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, căng thẳng trên biển Đông, chương trình hạt nhân của Triều Tiên, và chủ nghĩa cực đoan bạo lực đang là những vấn đề thách thức hòa bình khu vực. Ông Carter nói “các chính trị gia và các nhà lãnh đạo có tầm nhìn cần tập trung lại để đảm bảo một tương lai có kỷ luật tích cực”.
Ông Carter nói Mỹ và nhiều nước châu Á đang thúc đẩy hợp tác an ninh để đảm bảo có thể đưa ra những lựa chọn mà “không chịu bất kỳ sự ép buộc hay đe dọa nào”.
“Cho dù Mỹ vẫn sẽ là quân đội hùng mạnh nhất và người bảo vệ chính cho an ninh khu vực trong những thập kỷ tới, và không ai nên nghi ngờ gì về việc này, thì các mối quan hệ song phương ngày càng phát triển cho thấy các nước trong khu vực cũng cam kết nỗ lực nhiều hơn để thúc đẩy an ninh và thịnh vượng trong khu vực”, người đứng đầu Lầu Năm Góc phát biểu.
Ông Carter nói một số “hành động bành trướng và chưa từng có tiền lệ” của Trung Quốc nhằm theo đuổi các tuyên bố chủ quyền trên biển Đông, trong không gian mạng, và trên không đã làm gia tăng lo ngại về các ý định chiến lược của Bắc Kinh. Ông hối thúc Trung Quốc đi theo xu hướng của khu vực, nếu không nước này sẽ “dựng lên một ‘vạn lý trường thành’ tự cô lập mình”.
“Nước Mỹ hoan nghênh sự nổi lên của một Trung Quốc hòa bình, ổn định và thịnh vượng, một Trung Quốc đóng vai trò có trách nhiệm trong mạng lưới an ninh có kỷ luật của khu vực. Chúng tôi biết sự gia nhập của Trung Quốc vào hệ thống này sẽ khiến hệ thống trở nên mạnh hơn, đem đến một khu vực ổn định, an toàn và thịnh vượng hơn”, ông Carter phát biểu.
Ông cũng nhấn mạnh rằng những việc mà Mỹ đã làm để tăng cường hợp tác an ninh với những nước gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines, Việt Nam và Australia là một phần trong chiến lược của Tổng thống Barack Obama về tái cân bằng về phía châu Á-Thái Bình Dương.
Theo ông Carter, trong nhiều thập kỷ qua, một số người đã dự đoán về việc Mỹ sẽ rút khỏi khu vực này, nhưng đó là dự đoán sai và sẽ không trở thành hiện thực.
“Đó là bởi vì khu vực chiếm gần một nửa dân số và gần một nửa nền kinh tế thế giới này vẫn giữ vai trò quan trọng nhất đối với an ninh và thịnh vượng của chính nước Mỹ”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ phát biểu.