Mỹ - Trung lại “căng” chuyện bảo hộ thương mại
Trung Quốc cho biết “rất lưu tâm" việc Mỹ yêu cầu WTO xem xét các biện pháp bảo hộ đối với các nhà sản xuất phong điện
Bộ Thương mại Trung Quốc (MOC) hôm nay (23/12) cho biết, nước này “rất lưu tâm" đối với việc Mỹ yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mở cuộc điều tra các biện pháp hỗ trợ của Trung Quốc dành cho các nhà sản xuất thiết bị phong điện nội địa.
Theo một quan chức của MOC, hiện các nước trên thế giới đang tích cực phát triển năng lượng mới nhằm ứng phó với sự biến đổi khí hậu. Các biện pháp phát triển phong điện của Trung Quốc có lợi cho việc giảm bớt khí thải và bảo vệ môi trường, phù hợp với các quy định của WTO.
Trước đó, hôm 22/12, Mỹ đã nộp đơn lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) kiện Trung Quốc trợ giá trái phép cho các công ty sản xuất thiết bị năng lượng gió và yêu cầu WTO mở cuộc điều tra vụ việc này.
Phía Mỹ cáo buộc, Chính phủ Trung Quốc đã trợ cấp cho một số nhà sản xuất thiết bị phong điện trong nước, giúp các doanh nghiệp có thể bán sản phẩm ra thị trường quốc tế với giá rẻ hơn, vi phạm quy định về cạnh tranh công bằng.
Ngoài ra, Bắc Kinh còn yêu cầu người tiêu dùng trong nước chỉ được sử dụng các linh kiện thiết bị năng lượng gió do Trung Quốc sản xuất. Giới chức Mỹ cho rằng những hành động như vậy vi phạm luật lệ của WTO.
Đại diện Thương mại Mỹ Ron Kirk cho rằng, các khoản hỗ trợ này có tác dụng mạnh mẽ, ngăn cản hàng xuất khẩu của Mỹ vào Trung Quốc. Việc Mỹ khởi kiện Trung Quốc là nhằm bảo đảm một sân chơi công bằng với Trung Quốc cho các doanh nghiệp và người lao động Mỹ.
Việc Mỹ kiện Trung Quốc lên WTO đã làm gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn đang bế tắc trong một loạt tranh chấp thương mại khác, như tiền tệ và nhập khẩu thịt bò Mỹ. Dự kiến đây sẽ là một trong những vấn đề được đề cập tới trong chuyến thăm Mỹ sắp tới của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.
Theo luật, WTO sẽ tiến hành các cuộc tham vấn đầu tiên giữa hai bên trong vòng 60 ngày. Nếu các cuộc thương lượng không có kết quả, định chế này sẽ thành lập một ủy ban điều trần.
Nếu Mỹ thắng kiện và Trung Quốc vẫn không hủy bỏ trợ cấp, Washington có quyền áp thuế trừng phạt đối với các sản phẩm của Trung Quốc tương đương với mức thua lỗ mà các công ty năng lượng Mỹ đã phải chịu. Một nguồn tin cho biết khoản trợ cấp của Chính phủ Trung Quốc ước khoảng 22,5 triệu USD.
Theo báo cáo của Ủy ban năng lượng gió toàn cầu (Global Wind Energy Council - GWEC), năm 2009, Trung Quốc xếp thứ hai trong việc phát triển nguồn phong điện và là khách hàng mua công nghệ gió lớn nhất thế giới.
Kết thúc năm 2009, Trung Quốc đã lắp đặt thêm nhiều hệ thống sản xuất điện từ gió và kỳ vọng năm nay sẽ đạt được 20 gigawatt.
Trung Quốc sử dụng than đá để sản xuất đến 70% lượng điện năng toàn quốc và đó là nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới. Vì vậy, nước này mong muốn tạo thêm 15% điện năng từ nguồn năng lượng tái sinh như gió, nước để thay thế than đá vào năm 2020.
Theo GWEC, tổng lượng phong điện thế giới sẽ đạt 2.600 TWh, 1/5 nhu cầu điện của thế giới vào năm 2020. Đến năm 2030, sản lượng sẽ tăng lên 5.400 TWh, đáp ứng 18.8-21.8% lượng cung điện toàn cầu. Theo đó, lượng khí thải carbon dioxide sẽ được cắt giảm 1,6 tỉ tấn mỗi năm, và sẽ ngăn được 3,3 tỉ tấn CO2 thải ra khí quyển vào năm 2030.
Thị trường năng lượng gió toàn cầu năm 2009 tăng lên 41,7%, cao hơn mức tăng trưởng trung bình 28,6% trong 13 năm qua.
Theo một quan chức của MOC, hiện các nước trên thế giới đang tích cực phát triển năng lượng mới nhằm ứng phó với sự biến đổi khí hậu. Các biện pháp phát triển phong điện của Trung Quốc có lợi cho việc giảm bớt khí thải và bảo vệ môi trường, phù hợp với các quy định của WTO.
Trước đó, hôm 22/12, Mỹ đã nộp đơn lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) kiện Trung Quốc trợ giá trái phép cho các công ty sản xuất thiết bị năng lượng gió và yêu cầu WTO mở cuộc điều tra vụ việc này.
Phía Mỹ cáo buộc, Chính phủ Trung Quốc đã trợ cấp cho một số nhà sản xuất thiết bị phong điện trong nước, giúp các doanh nghiệp có thể bán sản phẩm ra thị trường quốc tế với giá rẻ hơn, vi phạm quy định về cạnh tranh công bằng.
Ngoài ra, Bắc Kinh còn yêu cầu người tiêu dùng trong nước chỉ được sử dụng các linh kiện thiết bị năng lượng gió do Trung Quốc sản xuất. Giới chức Mỹ cho rằng những hành động như vậy vi phạm luật lệ của WTO.
Đại diện Thương mại Mỹ Ron Kirk cho rằng, các khoản hỗ trợ này có tác dụng mạnh mẽ, ngăn cản hàng xuất khẩu của Mỹ vào Trung Quốc. Việc Mỹ khởi kiện Trung Quốc là nhằm bảo đảm một sân chơi công bằng với Trung Quốc cho các doanh nghiệp và người lao động Mỹ.
Việc Mỹ kiện Trung Quốc lên WTO đã làm gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn đang bế tắc trong một loạt tranh chấp thương mại khác, như tiền tệ và nhập khẩu thịt bò Mỹ. Dự kiến đây sẽ là một trong những vấn đề được đề cập tới trong chuyến thăm Mỹ sắp tới của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.
Theo luật, WTO sẽ tiến hành các cuộc tham vấn đầu tiên giữa hai bên trong vòng 60 ngày. Nếu các cuộc thương lượng không có kết quả, định chế này sẽ thành lập một ủy ban điều trần.
Nếu Mỹ thắng kiện và Trung Quốc vẫn không hủy bỏ trợ cấp, Washington có quyền áp thuế trừng phạt đối với các sản phẩm của Trung Quốc tương đương với mức thua lỗ mà các công ty năng lượng Mỹ đã phải chịu. Một nguồn tin cho biết khoản trợ cấp của Chính phủ Trung Quốc ước khoảng 22,5 triệu USD.
Theo báo cáo của Ủy ban năng lượng gió toàn cầu (Global Wind Energy Council - GWEC), năm 2009, Trung Quốc xếp thứ hai trong việc phát triển nguồn phong điện và là khách hàng mua công nghệ gió lớn nhất thế giới.
Kết thúc năm 2009, Trung Quốc đã lắp đặt thêm nhiều hệ thống sản xuất điện từ gió và kỳ vọng năm nay sẽ đạt được 20 gigawatt.
Trung Quốc sử dụng than đá để sản xuất đến 70% lượng điện năng toàn quốc và đó là nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới. Vì vậy, nước này mong muốn tạo thêm 15% điện năng từ nguồn năng lượng tái sinh như gió, nước để thay thế than đá vào năm 2020.
Theo GWEC, tổng lượng phong điện thế giới sẽ đạt 2.600 TWh, 1/5 nhu cầu điện của thế giới vào năm 2020. Đến năm 2030, sản lượng sẽ tăng lên 5.400 TWh, đáp ứng 18.8-21.8% lượng cung điện toàn cầu. Theo đó, lượng khí thải carbon dioxide sẽ được cắt giảm 1,6 tỉ tấn mỗi năm, và sẽ ngăn được 3,3 tỉ tấn CO2 thải ra khí quyển vào năm 2030.
Thị trường năng lượng gió toàn cầu năm 2009 tăng lên 41,7%, cao hơn mức tăng trưởng trung bình 28,6% trong 13 năm qua.