Nắm “đất vàng”, Khách sạn Kim Liên vẫn báo lỗ
Với 5 toà nhà, hơn 430 phòng khách sạn nhưng trong năm 2015, Khách sạn Kim Liên đã lâm vào thua lỗ
Kể từ khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần, lợi nhuận của Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên liên tục sụt giảm, thậm chí đơn vị này còn báo lỗ hơn 25 tỷ đồng trong năm 2015, tương ứng hơn 1/3 vốn góp của các cổ đông
Theo báo cáo tài chính 2015 của Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên (KLC) vừa công bố, mức doanh thu của doanh nghiệp này khá khiêm tốn với 124,7 tỷ đồng. KLC báo lỗ 25,6 tỷ đồng trong niên độ tài chính 2015, tương ứng mỗi cổ phiếu chịu lỗ 3.681 đồng.
Kể từ khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần vào năm 2009, lợi nhuận của KLC ngày càng giảm và năm 2015 đã chính thức báo lỗ. Khoản lỗ này đã khiến vốn chủ sở hữu giảm từ 69 tỷ đồng xuống còn 49 tỷ đồng, tương ứng giảm gần 1/3.
Đồng thời, với việc lợi nhuận lũy kế âm, cổ đông của KLC chắc chắn sẽ không được nhận cổ tức năm 2015 như dự kiến ban đầu là tối thiểu 15%. Trong các năm trước, KLC dành gần như toàn bộ lợi nhuận hàng năm cho chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông. Cụ thể, tỷ lệ cổ tức năm 2012 là 22%, 2013 là 17% và 2014 là 16%.
Sau nhiều năm “làm đồng nào chia đồng nấy” bởi quan điểm của cổ đông lớn SCIC, toàn bộ lợi nhuận đều được trả cổ tức bằng tiền mặt, nên khu tổ hợp này không được tái đầu tư, nâng cấp.
Ngoài ra, với 433 phòng khai thác, nhưng có tới hơn 400 lao động, độ tuổi trung bình cao (40 tuổi), gánh nặng trả lương và chế độ cho người lao động của KLC là rất lớn, so với hiệu quả kinh doanh của công ty này.
Tổ hợp khách sạn Kim Liên nằm trên khu đất “vàng” rộng 3,5 ha trên phố Đào Duy Anh, với 9 toà nhà gồm 433 phòng và 5 nhà hàng. Hoạt động kinh doanh khách sạn và nhà hàng đóng góp tỷ trọng tương tự nhau và chiếm tới hơn 90% doanh thu của KLC.
Vào cuối năm 2015 vừa qua, thương vụ đấu giá trọn lô hơn 52% cổ phần tại KLC của SCIC thu hút hàng loạt nhà đầu tư tên tuổi tham gia như Công ty Cơ điện lạnh REE, Văn Phú - Invest, GP Invest…
Mức giá trúng thầu cuối cùng lên tới 274.200 đồng/cổ phần, gấp hơn 7,4 lần mức giá chào thầu thuộc về ThaiGroup của ông Nguyễn Đức Thụy.
Mới đây ThaiGroup cũng cũng đã ký hợp tác với tập đoàn khách sạn Hyatt để đưa thương hiệu này về Hà Nội, thể hiện tham vọng tiến sâu vào lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng, ngoài các lĩnh vực truyền thống của tập đoàn này như xi măng, thủy điện, khai thác mỏ, phân bón, bảo hiểm, giáo dục...
Với động thái này, các cổ đông nhỏ của KLC đang kỳ vọng ThaiGroup sẽ làm được điều gì đó để chặn đà “đổ dốc” của công ty này.
Theo báo cáo tài chính 2015 của Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên (KLC) vừa công bố, mức doanh thu của doanh nghiệp này khá khiêm tốn với 124,7 tỷ đồng. KLC báo lỗ 25,6 tỷ đồng trong niên độ tài chính 2015, tương ứng mỗi cổ phiếu chịu lỗ 3.681 đồng.
Kể từ khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần vào năm 2009, lợi nhuận của KLC ngày càng giảm và năm 2015 đã chính thức báo lỗ. Khoản lỗ này đã khiến vốn chủ sở hữu giảm từ 69 tỷ đồng xuống còn 49 tỷ đồng, tương ứng giảm gần 1/3.
Đồng thời, với việc lợi nhuận lũy kế âm, cổ đông của KLC chắc chắn sẽ không được nhận cổ tức năm 2015 như dự kiến ban đầu là tối thiểu 15%. Trong các năm trước, KLC dành gần như toàn bộ lợi nhuận hàng năm cho chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông. Cụ thể, tỷ lệ cổ tức năm 2012 là 22%, 2013 là 17% và 2014 là 16%.
Sau nhiều năm “làm đồng nào chia đồng nấy” bởi quan điểm của cổ đông lớn SCIC, toàn bộ lợi nhuận đều được trả cổ tức bằng tiền mặt, nên khu tổ hợp này không được tái đầu tư, nâng cấp.
Ngoài ra, với 433 phòng khai thác, nhưng có tới hơn 400 lao động, độ tuổi trung bình cao (40 tuổi), gánh nặng trả lương và chế độ cho người lao động của KLC là rất lớn, so với hiệu quả kinh doanh của công ty này.
Tổ hợp khách sạn Kim Liên nằm trên khu đất “vàng” rộng 3,5 ha trên phố Đào Duy Anh, với 9 toà nhà gồm 433 phòng và 5 nhà hàng. Hoạt động kinh doanh khách sạn và nhà hàng đóng góp tỷ trọng tương tự nhau và chiếm tới hơn 90% doanh thu của KLC.
Vào cuối năm 2015 vừa qua, thương vụ đấu giá trọn lô hơn 52% cổ phần tại KLC của SCIC thu hút hàng loạt nhà đầu tư tên tuổi tham gia như Công ty Cơ điện lạnh REE, Văn Phú - Invest, GP Invest…
Mức giá trúng thầu cuối cùng lên tới 274.200 đồng/cổ phần, gấp hơn 7,4 lần mức giá chào thầu thuộc về ThaiGroup của ông Nguyễn Đức Thụy.
Mới đây ThaiGroup cũng cũng đã ký hợp tác với tập đoàn khách sạn Hyatt để đưa thương hiệu này về Hà Nội, thể hiện tham vọng tiến sâu vào lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng, ngoài các lĩnh vực truyền thống của tập đoàn này như xi măng, thủy điện, khai thác mỏ, phân bón, bảo hiểm, giáo dục...
Với động thái này, các cổ đông nhỏ của KLC đang kỳ vọng ThaiGroup sẽ làm được điều gì đó để chặn đà “đổ dốc” của công ty này.