Năm khả quan cho xuất khẩu hồ tiêu
Giá tiêu trong nước đang dao động từ 40.000-49.000 đồng/kg, cao gần gấp đôi so với thời điểm đầu năm 2009
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi thời tiết bất thuận, nhưng sản lượng hồ tiêu thu hoạch của nước ta năm 2010 giảm không đáng kể.
Trong khi thị trường hồ tiêu thế giới cung thấp hơn cầu, giá tiêu tăng vững vàng, hứa hẹn xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam thêm một năm khả quan.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 3/2010 nước ta xuất khẩu được 9 nghìn tấn hạt tiêu, kim ngạch 23 triệu USD. Lượng tiêu xuất khẩu cả quý 1/2010 đạt 23 nghìn tấn, kim ngạch gần 66 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước giảm 14,55% về lượng, nhưng tăng 1,54% về kim ngạch. Giá tiêu xuất khẩu bình quân từ đầu năm đến nay đạt 3.111 USD/tấn, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước.
Ba thị trường tiêu thụ tiêu lớn nhất của Việt Nam đều có sự tăng trưởng mạnh: thị trường Đức tăng gấp 3 lần; Ấn Độ tăng gấp 2 lần; Mỹ tăng 39,82%. Xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong năm 2009 ước đạt 128.000 tấn, kim ngạch 328 triệu USD, đạt kỷ lục cao từ trước tới nay.
Từ năm 2001 đến nay, Việt Nam luôn giữ vững được vị trí đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu. Sản lượng thu hoạch hồ tiêu của Việt Nam đã dần đi vào thế ổn định, ít tăng giảm về sản lượng trong những năm gần đây: năm 2007 đạt 91.000 tấn; năm 2008 đạt 98.500 tấn; năm 2009 đạt 105.600 tấn.
Tại Nam Trung bộ, thời điểm cuối tháng 9, đầu tháng 11/2009 do liên tục hứng chịu hai cơn bão lớn nên hàng ngàn ha tiêu đã bị ngập úng và chết, bởi vậy sản lượng tiêu của các tỉnh ở khu vực này sụt giảm đáng kể trong vụ thu hoạch vào đầu năm 2010.
Ủy ban Hồ tiêu Thế giới (IPC) dự báo sản lượng tiêu của Việt Nam sẽ vào khoảng 90.000 tấn trong năm 2010. Tuy nhiên, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam vẫn lạc quan đưa ra con số dự báo nguồn cung hạt tiêu của Việt Nam trong năm nay sẽ đạt hơn 100.000 tấn.
Ảnh hưởng của thiên tai và thời tiết khắc nghiệt không chỉ làm giảm sản lượng, mà còn làm chậm lại thời gian thu hoạch. Thông thường hàng năm vụ thu hoạch tiêu ở nước ta bắt đầu từ tháng giêng, nhưng năm nay phải sang đến giữa tháng 2 mới có tiêu vụ mới để bán ra thị trường. Đây chính là nguyên nhân mặc dù giá bán và nhu cầu tiêu thụ tăng, nhưng xuất khẩu tiêu của quý 1 lại giảm tới 14,55% về sản lượng.
Tuy đã khá ổn định về diện tích và sản lượng, nhưng các chuyên gia về hồ tiêu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn cho rằng, ngành hồ tiêu Việt Nam vẫn còn một số vướng mắc cần khắc phục. Đó là, sản xuất hồ tiêu còn theo hướng nhỏ lẻ, chưa có quy mô, việc tìm kiếm và phát triển thị trường tiêu thụ còn thiếu tính chủ động, do đó dẫn đến giá cả không ổn định.
Việt Nam mới chỉ xây dựng được thương hiệu hồ tiêu Chư Sê mà chưa xây dựng được thương hiệu hồ tiêu của các địa phương khác, do vậy chỉ hồ tiêu Chư Sê mới bán được giá cao, còn hồ tiêu ở các địa phương khác luôn được thu mua với giá thấp hơn.
Để ngành hồ tiêu phát triển bền vững, phát huy hết tiềm năng lớn của mình, Bộ đề ra mục tiêu giữ ổn định diện tích hồ tiêu ở mức 50.000 ha, sản lượng 100.000 tấn/năm. Đồng thời phải không ngừng nâng cao chất lượng cho hồ tiêu, các địa phương phải hướng dẫn người trồng thực hiện quy trình của tiêu chuẩn chất lượng cao để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, làm cho giá trị hàng hóa ngày càng gia tăng.
Vai trò của thông tin thị trường đối với ngành tiêu cũng ngày càng được chú trọng, để nông dân và doanh nghiệp chủ động trong sản xuất, kinh doanh, tăng cường xúc tiến thương mại, giao thương hợp tác quốc tế, nắm bắt diễn biến của thị trường để đưa ra dự báo, khuyến cáo nông dân, doanh nghiệp.
Theo dự báo của IMF, kinh tế thế giới năm 2010 sẽ dần thoát khỏi khủng hoảng và mức tăng trưởng có thể đạt 2,5-3%. Điều này sẽ giúp cho bức tranh nhập khẩu hồ tiêu của thế giới sáng sủa hơn. Nếu đứng trên góc độ cung cầu thì thị trường hồ tiêu toàn cầu có khả năng đối mặt với tình hình khan hiếm nguồn cung. Do đó, giá hồ tiêu trong năm 2010 sẽ hồi phục với tốc độ nhanh hơn so với năm 2009 và được giữ ở mức cao. Giá xuất khẩu hồ tiêu hồi phục tất yếu có tác động tới giá tiêu trên thị trường nội địa Việt Nam.
Mặt khác, việc giá tiêu Ấn Độ cao cũng khiến Mỹ và các nước châu Âu tìm đến hồ tiêu của các quốc gia có giá xuất khẩu rẻ hơn, trong đó có Việt Nam cũng sẽ góp phần giúp giá hồ tiêu Việt Nam hồi phục nhanh hơn. Sau những tháng giảm giá vào cuối năm 2009, giá tiêu trong nước đã tăng nhanh trở lại, hiện dao động từ 40.000-49.000 đồng/kg, cao gần gấp đôi so với thời điểm đầu năm 2009.
Trong khi thị trường hồ tiêu thế giới cung thấp hơn cầu, giá tiêu tăng vững vàng, hứa hẹn xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam thêm một năm khả quan.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 3/2010 nước ta xuất khẩu được 9 nghìn tấn hạt tiêu, kim ngạch 23 triệu USD. Lượng tiêu xuất khẩu cả quý 1/2010 đạt 23 nghìn tấn, kim ngạch gần 66 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước giảm 14,55% về lượng, nhưng tăng 1,54% về kim ngạch. Giá tiêu xuất khẩu bình quân từ đầu năm đến nay đạt 3.111 USD/tấn, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước.
Ba thị trường tiêu thụ tiêu lớn nhất của Việt Nam đều có sự tăng trưởng mạnh: thị trường Đức tăng gấp 3 lần; Ấn Độ tăng gấp 2 lần; Mỹ tăng 39,82%. Xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong năm 2009 ước đạt 128.000 tấn, kim ngạch 328 triệu USD, đạt kỷ lục cao từ trước tới nay.
Từ năm 2001 đến nay, Việt Nam luôn giữ vững được vị trí đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu. Sản lượng thu hoạch hồ tiêu của Việt Nam đã dần đi vào thế ổn định, ít tăng giảm về sản lượng trong những năm gần đây: năm 2007 đạt 91.000 tấn; năm 2008 đạt 98.500 tấn; năm 2009 đạt 105.600 tấn.
Tại Nam Trung bộ, thời điểm cuối tháng 9, đầu tháng 11/2009 do liên tục hứng chịu hai cơn bão lớn nên hàng ngàn ha tiêu đã bị ngập úng và chết, bởi vậy sản lượng tiêu của các tỉnh ở khu vực này sụt giảm đáng kể trong vụ thu hoạch vào đầu năm 2010.
Ủy ban Hồ tiêu Thế giới (IPC) dự báo sản lượng tiêu của Việt Nam sẽ vào khoảng 90.000 tấn trong năm 2010. Tuy nhiên, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam vẫn lạc quan đưa ra con số dự báo nguồn cung hạt tiêu của Việt Nam trong năm nay sẽ đạt hơn 100.000 tấn.
Ảnh hưởng của thiên tai và thời tiết khắc nghiệt không chỉ làm giảm sản lượng, mà còn làm chậm lại thời gian thu hoạch. Thông thường hàng năm vụ thu hoạch tiêu ở nước ta bắt đầu từ tháng giêng, nhưng năm nay phải sang đến giữa tháng 2 mới có tiêu vụ mới để bán ra thị trường. Đây chính là nguyên nhân mặc dù giá bán và nhu cầu tiêu thụ tăng, nhưng xuất khẩu tiêu của quý 1 lại giảm tới 14,55% về sản lượng.
Tuy đã khá ổn định về diện tích và sản lượng, nhưng các chuyên gia về hồ tiêu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn cho rằng, ngành hồ tiêu Việt Nam vẫn còn một số vướng mắc cần khắc phục. Đó là, sản xuất hồ tiêu còn theo hướng nhỏ lẻ, chưa có quy mô, việc tìm kiếm và phát triển thị trường tiêu thụ còn thiếu tính chủ động, do đó dẫn đến giá cả không ổn định.
Việt Nam mới chỉ xây dựng được thương hiệu hồ tiêu Chư Sê mà chưa xây dựng được thương hiệu hồ tiêu của các địa phương khác, do vậy chỉ hồ tiêu Chư Sê mới bán được giá cao, còn hồ tiêu ở các địa phương khác luôn được thu mua với giá thấp hơn.
Để ngành hồ tiêu phát triển bền vững, phát huy hết tiềm năng lớn của mình, Bộ đề ra mục tiêu giữ ổn định diện tích hồ tiêu ở mức 50.000 ha, sản lượng 100.000 tấn/năm. Đồng thời phải không ngừng nâng cao chất lượng cho hồ tiêu, các địa phương phải hướng dẫn người trồng thực hiện quy trình của tiêu chuẩn chất lượng cao để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, làm cho giá trị hàng hóa ngày càng gia tăng.
Vai trò của thông tin thị trường đối với ngành tiêu cũng ngày càng được chú trọng, để nông dân và doanh nghiệp chủ động trong sản xuất, kinh doanh, tăng cường xúc tiến thương mại, giao thương hợp tác quốc tế, nắm bắt diễn biến của thị trường để đưa ra dự báo, khuyến cáo nông dân, doanh nghiệp.
Theo dự báo của IMF, kinh tế thế giới năm 2010 sẽ dần thoát khỏi khủng hoảng và mức tăng trưởng có thể đạt 2,5-3%. Điều này sẽ giúp cho bức tranh nhập khẩu hồ tiêu của thế giới sáng sủa hơn. Nếu đứng trên góc độ cung cầu thì thị trường hồ tiêu toàn cầu có khả năng đối mặt với tình hình khan hiếm nguồn cung. Do đó, giá hồ tiêu trong năm 2010 sẽ hồi phục với tốc độ nhanh hơn so với năm 2009 và được giữ ở mức cao. Giá xuất khẩu hồ tiêu hồi phục tất yếu có tác động tới giá tiêu trên thị trường nội địa Việt Nam.
Mặt khác, việc giá tiêu Ấn Độ cao cũng khiến Mỹ và các nước châu Âu tìm đến hồ tiêu của các quốc gia có giá xuất khẩu rẻ hơn, trong đó có Việt Nam cũng sẽ góp phần giúp giá hồ tiêu Việt Nam hồi phục nhanh hơn. Sau những tháng giảm giá vào cuối năm 2009, giá tiêu trong nước đã tăng nhanh trở lại, hiện dao động từ 40.000-49.000 đồng/kg, cao gần gấp đôi so với thời điểm đầu năm 2009.