Năm nay, giá dầu sẽ lập các kỷ lục mới
Các nhà phân tích cho rằng giá dầu vẫn sẽ đứng ở mức cao như hiện nay và có thể nhanh chóng lập các kỷ lục mới trong năm 2008
Sau khi tăng vọt lên hơn 100 USD/thùng, mấy ngày qua giá dầu thế giới đã giảm nhẹ, nhưng các nhà phân tích cho rằng giá dầu vẫn sẽ đứng ở mức cao như hiện nay và có thể nhanh chóng lập các kỷ lục mới.
Giá dầu đã "hạ nhiệt" sau khi Chính phủ Mỹ công bố tỷ lệ thất nghiệp tại nước này đã tăng lên mức 5% trong tháng 12/2007 (so với mức 4,7% của tháng 11). Điều này đồng nghĩa với việc nền kinh tế sa sút của Mỹ sẽ giảm nhu cầu tiêu thụ dầu lửa, dẫn đến giảm nhu cầu dầu của thế giới nói chung.
Giá dầu giảm chỉ là tạm thời
Các nhà phân tích cho rằng giá dầu vẫn sẽ đứng ở mức cao như hiện nay và có thể nhanh chóng lập các kỷ lục mới. Việc lượng dầu dự trữ suy giảm, đồng USD suy yếu, nhu cầu tiêu thụ dầu tăng mạnh tại châu Á, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, cùng với những yếu tố rủi ro về địa-chính trị trên thế giới là những yếu tố có thể đẩy giá dầu trở lại ngưỡng 100 USD/thùng. Tình trạng bạo lực diễn ra ở Nigeria càng làm tăng thêm lo ngại về việc thiếu nguồn cung đẩy giá dầu tăng cao.
Tuy nhiên, một vài nhà phân tích cho rằng, mức giá dầu 100 USD/thùng không phải là mốc bền vững. Số liệu của hãng tin Reuters cho thấy, mức 100 USD/thùng chỉ dành cho một lô hàng 1.000 thùng dầu vào giữa ngày giao dịch. Ngay sau đó, đã không còn lô hàng nào được giao dịch với mức giá này nữa.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, giá dầu tăng cao sẽ đẩy nền kinh tế ảm đạm của Mỹ lún sâu vào khủng hoảng. Nhà phân tích năng lượng Fadel Gheit của công ty Oppenheimer Holding nhận định: giá dầu trên 100 USD/thùng đồng nghĩa với lạm phát và khó khăn kinh tế. Bởi vì, khi giá dầu sưởi và giá xăng cao khiến người tiêu dùng Mỹ phải thắt lưng buộc bụng, dẫn đến kinh tế Mỹ có thể sẽ suy thoái.
Tuy nhiên, khi giá nhiên liệu cao, nhu cầu tiêu dùng sẽ giảm, và giá nhiên liệu theo quy luật sẽ quay trở lại mức bền vững. Đồng thời, việc dầu tăng giá cũng không gây nhiều thiệt hại kinh tế như trước đây, vì thu nhập của người dân nhiều nước tăng nhanh hơn tốc độ tăng giá năng lượng.
OPEC trước sức ép bình ổn giá dầu
Theo thống kê, giá dầu đã tăng tới 58% trong năm 2007, là mức tăng hằng năm cao nhất kể từ nhiều thập kỷ gần đây. Trong khi đó, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC)-nơi cung cấp 1/3 lượng dầu của thế giới-cho biết, họ không thể hạ thấp giá dầu, vì sản lượng khai thác của hầu hết các nước thành viên đã ở mức tối đa.
Các nhà phân tích cho rằng, với tình hình giá dầu tăng cao ngay trong những ngày đầu năm 2008, OPEC đang phải đối mặt với sức ép lớn trong việc bình ổn giá dầu mỏ khi nhóm họp vào ngày 1/2 tới.
Theo OPEC, giá dầu mỏ đang bị các tay đầu cơ chi phối và việc tăng nguồn cung cấp dầu mỏ sẽ không có tác động gì tới thị trường. Tuy nhiên, từ nay cho tới khi hội nghị OPEC sắp tới diễn ra, nếu giá dầu tiếp tục ở mức cao như hiện nay thì tổ chức này sẽ xem xét tăng hạn ngạch, có thể là thêm 500.000 thùng dầu/ngày.
Ngày 5/1, phát biểu bên lề hội nghị về an ninh của các tuyến đường ống dẫn dầu khí diễn ra tại Angeri, Chủ tịch OPEC, Bộ trưởng Năng lượng Angeri Chakib Kheli cho rằng giá dầu mỏ thế giới sẽ duy trì ở mức cao cho tới cuối quý 1, trước khi đi vào thế ổn định trong quý 2/2008. Ông Kheli cho rằng tình trạng dầu thô tăng giá hiện nay là do những căng thẳng ở Pakistan, bạo lực leo thang tại Nigeria và việc dự trữ dầu thô của Mỹ giảm sút.
Theo ông, thị trường dầu thô thế giới hiện "đã được cung cấp đầy đủ", nhưng không loại trừ khả năng OPEC quyết định tăng sản lượng khi tổ chức này nhóm họp tại Viên (Áo) vào ngày 1/2 tới.
Trước sức ép của giá năng lượng, nhiều hãng hàng không trên thế giới đã có kế hoạch tăng giá vé trong năm nay để bù vào giá nhiên liệu hiện đang ở mức cao. Ngày 4/1, hãng hàng không lớn thứ 2 của Mỹ United Airlines đã ra thông báo về việc tăng giá vé trong năm nay.
Hãng hàng không lớn nhất của Anh British Airways (BA) cũng có kế hoạch tăng giá vé trong thời gian tới. BA cho biết hiện nay hãng mới chỉ có 50% lượng nhiên liệu cần sử dụng cho quý 1/2008. Các hãng hàng không giá rẻ cũng đã lên kế hoạch tăng giá vé trong năm nay.
Giá dầu đã "hạ nhiệt" sau khi Chính phủ Mỹ công bố tỷ lệ thất nghiệp tại nước này đã tăng lên mức 5% trong tháng 12/2007 (so với mức 4,7% của tháng 11). Điều này đồng nghĩa với việc nền kinh tế sa sút của Mỹ sẽ giảm nhu cầu tiêu thụ dầu lửa, dẫn đến giảm nhu cầu dầu của thế giới nói chung.
Giá dầu giảm chỉ là tạm thời
Các nhà phân tích cho rằng giá dầu vẫn sẽ đứng ở mức cao như hiện nay và có thể nhanh chóng lập các kỷ lục mới. Việc lượng dầu dự trữ suy giảm, đồng USD suy yếu, nhu cầu tiêu thụ dầu tăng mạnh tại châu Á, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, cùng với những yếu tố rủi ro về địa-chính trị trên thế giới là những yếu tố có thể đẩy giá dầu trở lại ngưỡng 100 USD/thùng. Tình trạng bạo lực diễn ra ở Nigeria càng làm tăng thêm lo ngại về việc thiếu nguồn cung đẩy giá dầu tăng cao.
Tuy nhiên, một vài nhà phân tích cho rằng, mức giá dầu 100 USD/thùng không phải là mốc bền vững. Số liệu của hãng tin Reuters cho thấy, mức 100 USD/thùng chỉ dành cho một lô hàng 1.000 thùng dầu vào giữa ngày giao dịch. Ngay sau đó, đã không còn lô hàng nào được giao dịch với mức giá này nữa.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, giá dầu tăng cao sẽ đẩy nền kinh tế ảm đạm của Mỹ lún sâu vào khủng hoảng. Nhà phân tích năng lượng Fadel Gheit của công ty Oppenheimer Holding nhận định: giá dầu trên 100 USD/thùng đồng nghĩa với lạm phát và khó khăn kinh tế. Bởi vì, khi giá dầu sưởi và giá xăng cao khiến người tiêu dùng Mỹ phải thắt lưng buộc bụng, dẫn đến kinh tế Mỹ có thể sẽ suy thoái.
Tuy nhiên, khi giá nhiên liệu cao, nhu cầu tiêu dùng sẽ giảm, và giá nhiên liệu theo quy luật sẽ quay trở lại mức bền vững. Đồng thời, việc dầu tăng giá cũng không gây nhiều thiệt hại kinh tế như trước đây, vì thu nhập của người dân nhiều nước tăng nhanh hơn tốc độ tăng giá năng lượng.
OPEC trước sức ép bình ổn giá dầu
Theo thống kê, giá dầu đã tăng tới 58% trong năm 2007, là mức tăng hằng năm cao nhất kể từ nhiều thập kỷ gần đây. Trong khi đó, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC)-nơi cung cấp 1/3 lượng dầu của thế giới-cho biết, họ không thể hạ thấp giá dầu, vì sản lượng khai thác của hầu hết các nước thành viên đã ở mức tối đa.
Các nhà phân tích cho rằng, với tình hình giá dầu tăng cao ngay trong những ngày đầu năm 2008, OPEC đang phải đối mặt với sức ép lớn trong việc bình ổn giá dầu mỏ khi nhóm họp vào ngày 1/2 tới.
Theo OPEC, giá dầu mỏ đang bị các tay đầu cơ chi phối và việc tăng nguồn cung cấp dầu mỏ sẽ không có tác động gì tới thị trường. Tuy nhiên, từ nay cho tới khi hội nghị OPEC sắp tới diễn ra, nếu giá dầu tiếp tục ở mức cao như hiện nay thì tổ chức này sẽ xem xét tăng hạn ngạch, có thể là thêm 500.000 thùng dầu/ngày.
Ngày 5/1, phát biểu bên lề hội nghị về an ninh của các tuyến đường ống dẫn dầu khí diễn ra tại Angeri, Chủ tịch OPEC, Bộ trưởng Năng lượng Angeri Chakib Kheli cho rằng giá dầu mỏ thế giới sẽ duy trì ở mức cao cho tới cuối quý 1, trước khi đi vào thế ổn định trong quý 2/2008. Ông Kheli cho rằng tình trạng dầu thô tăng giá hiện nay là do những căng thẳng ở Pakistan, bạo lực leo thang tại Nigeria và việc dự trữ dầu thô của Mỹ giảm sút.
Theo ông, thị trường dầu thô thế giới hiện "đã được cung cấp đầy đủ", nhưng không loại trừ khả năng OPEC quyết định tăng sản lượng khi tổ chức này nhóm họp tại Viên (Áo) vào ngày 1/2 tới.
Trước sức ép của giá năng lượng, nhiều hãng hàng không trên thế giới đã có kế hoạch tăng giá vé trong năm nay để bù vào giá nhiên liệu hiện đang ở mức cao. Ngày 4/1, hãng hàng không lớn thứ 2 của Mỹ United Airlines đã ra thông báo về việc tăng giá vé trong năm nay.
Hãng hàng không lớn nhất của Anh British Airways (BA) cũng có kế hoạch tăng giá vé trong thời gian tới. BA cho biết hiện nay hãng mới chỉ có 50% lượng nhiên liệu cần sử dụng cho quý 1/2008. Các hãng hàng không giá rẻ cũng đã lên kế hoạch tăng giá vé trong năm nay.