“Năm nay, thương mại Việt Nam sẽ phát triển mạnh”
Nội dung cuộc trao đổi với ông Lương Văn Tự, Thứ trưởng Bộ Thương mại, với nhiều dự báo cho thương mại Việt Nam năm 2007
Nội dung cuộc trao đổi với ông Lương Văn Tự, Thứ trưởng Bộ Thương mại, với nhiều dự báo cho thương mại Việt Nam năm 2007.
Xin ông đánh giá khái quát tình hình thương mại Việt Nam năm 2006?
Năm 2006, thương mại Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao, xuất khẩu lập kỷ lục là 39,6 tỷ USD, tăng trưởng 22,1% so với năm 2005 và vượt gần 2 tỷ USD so với mục tiêu đề ra. Nhập siêu giảm so với các năm trước.
Chúng ta có nhiều mặt hàng đạt kim ngạch 1 tỷ USD như thuỷ sản, cao su, gạo, cà phê, dệt may, giày dép, hàng điện tử và linh kiện máy tính, đồ gỗ, trong đó có những mặt hàng đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD như thuỷ sản (3,4 tỷ USD), giày dép (5 tỷ USD) và dệt may (5,9 tỷ USD).
Trong năm 2007, những ngành này sẽ tiếp tục có giá trị xuất khẩu cao.
Về mặt thị trường, chúng ta đã mở rộng hơn so với các năm trước. Ngoài những thị trường chính ở châu á, châu Âu, châu Mỹ, chúng ta đã mở sang các nước châu Phi, Mỹ Latinh để đẩy mạnh các hoạt động thương mại.
Thị trường xuất khẩu tăng ở tất cả các khu vực trên thế giới, những thị trường có sức mua lớn đều có tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, như châu Âu tăng 27%; châu Mỹ tăng 33,4%, thị trường châu Phi – Tây Nam á tăng 77,1% so với cùng kỳ năm 2005, riêng thị trường châu á mặc dù có tốc độ tăng thấp hơn so với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước nhưng vẫn tăng 19%.
Đầu tư nước ngoài trong năm vừa qua tăng vượt bậc. Điều này sẽ tạo đà cho hoạt động xuất nhập khẩu trong những năm tới. Đặc biệt trong lĩnh vực này có một số ngành mới xuất hiện nhưng có tốc độ tăng trưởng cao.
Ví dụ như ngành đóng tàu. Việt Nam sẽ trở thành một trong những quốc gia đóng tàu lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á trong tương lai vì chúng ta có các lợi thế như lực lượng lao động đông đảo và có nhiều vịnh kín để đóng tàu quanh năm. Ngoài ra chúng ta còn nhận được sự hỗ trợ từ các nước phát triển như Anh, Na Uy.
Năm 2006, xuất khẩu của Việt Nam lần đầu tiên chạm ngưỡng 40 tỷ. Theo ông, những nguyên nhân nào đã mang lại thành tựu này?
Trước hết về mặt cơ chế, nhà nước Việt Nam đã mở cơ chế, tạo điều kiện thuận lợi để tất cả các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu.
Thứ hai là sự đóng góp hết sức to lớn của các doanh nghiệp FDI. Họ đã đầu tư vào Việt Nam, sau đó xuất khẩu hàng hoá sang các nước khác.
Thứ ba là các chương trình xúc tiến của Nhà nước cũng tạo điều kiện thuận lợi cho 27 đầu mối là các hiệp hội, ngành hàng tổ chức cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường. Từ năm 2007, chúng ta sẽ có 28 đầu mối để tiếp tục các hoạt động xúc tiến.
Tuy vậy, quan trọng nhất vẫn là do bản thân các doanh nghiệp, họ đã năng động mở rộng và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Xin ông cho biết vai trò của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại?
Chúng ta đã tạo môi trường cho họ, coi các doanh nghiệp nước ngoài là doanh nghiệp của Việt Nam. Điều này đã thể hiện chính sách đối xử quốc gia của Chính phủ ta.
Năm vừa qua, kim ngạch của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 57,7% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 23% so với năm 2005. Bên cạnh những đóng góp to lớn trong việc xuất khẩu, họ tạo công ăn việc làm và tham gia đóng thuế cho Việt Nam.
Thuế xuất nhập khẩu đóng góp nguồn thu rất lớn đối với ngân sách quốc gia. Khi Việt Nam gia nhập WTO, nguồn thu này sẽ bị giảm. Chúng ta sẽ bù đắp bằng cách nào thưa ông?
Việt Nam đã cam kết giảm mức thuế bình quân 23% so với hiện hành và thực hiện trong vòng 5-7 năm. Trong giai đoạn 5 năm sau khi vào WTO, mỗi năm chúng ta sẽ giảm thuế khoảng 1.000 tỷ đồng. Do đó chúng ta cần tăng kim ngạch buôn bán để bù đắp khoản này.
Trong năm 2005, kim ngạch buôn bán của cả nước chỉ đạt 69 tỷ USD nhưng năm 2006, đã lên tới 84 tỷ USD. Trong tương lai mỗi năm chúng ta cần đạt mức tăng trưởng khoảng 20% trở lên. Bên cạnh đó, chúng ta sẽ tăng nguồn thu trong nước thông qua thuế thu nhập hay đóng góp của các doanh nghiệp.
Ông đánh giá như thế nào về triển vọng thương mại sau khi Việt Nam gia nhập WTO và Mỹ trao PNTR cho Việt Nam?
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO và Hoa Kỳ trao PNTR cho Việt Nam, các nhà đầu tư lớn đã bắt đầu vào.
Nếu như trước kia chúng ta chỉ có các dự án trị giá vài chục triệu hoặc trăm triệu USD, hiện nay chúng ta đã có các dự án trị giá 300, 400 triệu cho đến 1,1 tỷ USD. Trong tương lai, nó sẽ tiếp tục tăng và điều này tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ hơn của thương mại.
Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam được hưởng quy chế thành viên của WTO, điều này sẽ tạo cơ hội cho hàng xuất khẩu tiếp cận nhiều thị trường do một số mặt hàng có mức thuế thấp hơn... Đây là cơ hội góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu.
Xin ông đánh giá khái quát tình hình thương mại Việt Nam năm 2006?
Năm 2006, thương mại Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao, xuất khẩu lập kỷ lục là 39,6 tỷ USD, tăng trưởng 22,1% so với năm 2005 và vượt gần 2 tỷ USD so với mục tiêu đề ra. Nhập siêu giảm so với các năm trước.
Chúng ta có nhiều mặt hàng đạt kim ngạch 1 tỷ USD như thuỷ sản, cao su, gạo, cà phê, dệt may, giày dép, hàng điện tử và linh kiện máy tính, đồ gỗ, trong đó có những mặt hàng đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD như thuỷ sản (3,4 tỷ USD), giày dép (5 tỷ USD) và dệt may (5,9 tỷ USD).
Trong năm 2007, những ngành này sẽ tiếp tục có giá trị xuất khẩu cao.
Về mặt thị trường, chúng ta đã mở rộng hơn so với các năm trước. Ngoài những thị trường chính ở châu á, châu Âu, châu Mỹ, chúng ta đã mở sang các nước châu Phi, Mỹ Latinh để đẩy mạnh các hoạt động thương mại.
Thị trường xuất khẩu tăng ở tất cả các khu vực trên thế giới, những thị trường có sức mua lớn đều có tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, như châu Âu tăng 27%; châu Mỹ tăng 33,4%, thị trường châu Phi – Tây Nam á tăng 77,1% so với cùng kỳ năm 2005, riêng thị trường châu á mặc dù có tốc độ tăng thấp hơn so với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước nhưng vẫn tăng 19%.
Đầu tư nước ngoài trong năm vừa qua tăng vượt bậc. Điều này sẽ tạo đà cho hoạt động xuất nhập khẩu trong những năm tới. Đặc biệt trong lĩnh vực này có một số ngành mới xuất hiện nhưng có tốc độ tăng trưởng cao.
Ví dụ như ngành đóng tàu. Việt Nam sẽ trở thành một trong những quốc gia đóng tàu lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á trong tương lai vì chúng ta có các lợi thế như lực lượng lao động đông đảo và có nhiều vịnh kín để đóng tàu quanh năm. Ngoài ra chúng ta còn nhận được sự hỗ trợ từ các nước phát triển như Anh, Na Uy.
Năm 2006, xuất khẩu của Việt Nam lần đầu tiên chạm ngưỡng 40 tỷ. Theo ông, những nguyên nhân nào đã mang lại thành tựu này?
Trước hết về mặt cơ chế, nhà nước Việt Nam đã mở cơ chế, tạo điều kiện thuận lợi để tất cả các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu.
Thứ hai là sự đóng góp hết sức to lớn của các doanh nghiệp FDI. Họ đã đầu tư vào Việt Nam, sau đó xuất khẩu hàng hoá sang các nước khác.
Thứ ba là các chương trình xúc tiến của Nhà nước cũng tạo điều kiện thuận lợi cho 27 đầu mối là các hiệp hội, ngành hàng tổ chức cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường. Từ năm 2007, chúng ta sẽ có 28 đầu mối để tiếp tục các hoạt động xúc tiến.
Tuy vậy, quan trọng nhất vẫn là do bản thân các doanh nghiệp, họ đã năng động mở rộng và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Xin ông cho biết vai trò của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại?
Chúng ta đã tạo môi trường cho họ, coi các doanh nghiệp nước ngoài là doanh nghiệp của Việt Nam. Điều này đã thể hiện chính sách đối xử quốc gia của Chính phủ ta.
Năm vừa qua, kim ngạch của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 57,7% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 23% so với năm 2005. Bên cạnh những đóng góp to lớn trong việc xuất khẩu, họ tạo công ăn việc làm và tham gia đóng thuế cho Việt Nam.
Thuế xuất nhập khẩu đóng góp nguồn thu rất lớn đối với ngân sách quốc gia. Khi Việt Nam gia nhập WTO, nguồn thu này sẽ bị giảm. Chúng ta sẽ bù đắp bằng cách nào thưa ông?
Việt Nam đã cam kết giảm mức thuế bình quân 23% so với hiện hành và thực hiện trong vòng 5-7 năm. Trong giai đoạn 5 năm sau khi vào WTO, mỗi năm chúng ta sẽ giảm thuế khoảng 1.000 tỷ đồng. Do đó chúng ta cần tăng kim ngạch buôn bán để bù đắp khoản này.
Trong năm 2005, kim ngạch buôn bán của cả nước chỉ đạt 69 tỷ USD nhưng năm 2006, đã lên tới 84 tỷ USD. Trong tương lai mỗi năm chúng ta cần đạt mức tăng trưởng khoảng 20% trở lên. Bên cạnh đó, chúng ta sẽ tăng nguồn thu trong nước thông qua thuế thu nhập hay đóng góp của các doanh nghiệp.
Ông đánh giá như thế nào về triển vọng thương mại sau khi Việt Nam gia nhập WTO và Mỹ trao PNTR cho Việt Nam?
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO và Hoa Kỳ trao PNTR cho Việt Nam, các nhà đầu tư lớn đã bắt đầu vào.
Nếu như trước kia chúng ta chỉ có các dự án trị giá vài chục triệu hoặc trăm triệu USD, hiện nay chúng ta đã có các dự án trị giá 300, 400 triệu cho đến 1,1 tỷ USD. Trong tương lai, nó sẽ tiếp tục tăng và điều này tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ hơn của thương mại.
Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam được hưởng quy chế thành viên của WTO, điều này sẽ tạo cơ hội cho hàng xuất khẩu tiếp cận nhiều thị trường do một số mặt hàng có mức thuế thấp hơn... Đây là cơ hội góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu.