Nếm cà phê tại thị trấn Mỹ của ông chủ Việt
Tháng 4 năm ngoái, một doanh nhân Việt Nam đã bỏ 900.000 USD để mua lại thị trấn Buford của Mỹ
Một trạm dừng chân ven đường, cà phê, và xăng. Đó là một vài trong những thứ mà du khách có thể tìm thấy khi ghé qua thị trấn Mỹ Buford, vừa được ông chủ người Việt đổi tên thành PhinDeli.
Tháng 4 năm ngoái, dư luận quốc tế xôn xao khi một doanh nhân 38 tuổi người Việt Nam có tên Phạm Đình Nguyên bỏ 900.000 USD để mua lại Buford, thị trấn Mỹ chỉ có một công dân duy nhất. Gần 1 năm rưỡi trôi qua kể từ khi trở thành chủ nhân của Buford, ông Nguyên bắt đầu đem tới những thay đổi cho thị trấn này.
Theo tờ Star Tribune, vào hôm thứ Ba tuần này, ông Nguyên đã mở cửa trở lại các hoạt động kinh doanh của Buford, bao gồm một trạm xăng và một cửa hàng tiện ích mà ông tiếp quản từ chủ nhân cũ của thị trấn. Điều đáng nói nhất là Buford đã được ông Nguyên đổi tên thành PhinDeli Town Buford. Trên giấy tờ, tên của thị trấn vẫn là Buford.
Ngoài ra, Nguyên và một bạn làm ăn của ông còn mở một thương hiệu cà phê Việt Nam tại đây, mang tên PhinDeli. Loại cà phê này sẽ được phục vụ ngay trong cửa hàng tiện ích.
“Giấc mơ Mỹ của tôi đã trở thành hiện thực”, ông Nguyên nói.
Trong hơn 1 năm qua, ông Don Sammons, chủ nhân cũ của Buford, đồng thời là một cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam, đã tư vấn cho ông Nguyên về cách thức kinh doanh ở thị trấn. Có thể nói, Buford đã trở thành biểu tượng của tình bạn giữa ông Sammons và ông Nguyên.
Nằm trên tuyến đường liên bang Interstate 80 nối giữa Laramie và Cheyenne, Buford chào đón du khách bằng 5 lá cờ Mỹ và một lá cờ của bang Wyoming. Ông Sammons nói, mỗi ngày mùa hè có 1.000 du khách tới đây, trong đó có nhiều người dừng chân trên đường tới thăm hai công viên quốc gia Yellowstone và Teton.
Ông Nguyên cho biết, trước đây ông chỉ muốn có một mảnh đất ở Mỹ. Tuy nhiên, khi nghe tin về vụ bán đấu giá Buford được báo chí đăng tải, ông đã thay đổi kế hoạch. “Thị trấn có thể nhỏ nhưng có nhiều người qua lại, và tôi hy vọng họ sẽ được thưởng thức cà phê Việt Nam ở PhinDeli”, ông Nguyên nói.
Doanh nhân này kể với phóng viên tờ Star Tribune rằng, khi Chính phủ Việt Nam bắt đầu cho phép khu vực kinh tế phát triển song song với quốc doanh vào thập niên 1990, ông đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội làm ăn. Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Tp.HCM, ông Nguyên là chủ một công ty phân phối các sản phẩm nội tới các doanh nghiệp làm ăn tại Việt Nam. Ông hiện sống tại Tp.HCM cùng vợ và hai con.
Về phần mình, khi rao bán Buford vào năm ngoái, Sammons đã sẵn sàng rời thị trấn này sau khi giữ vai trò công dân duy nhất, thị trưởng kiêm cảnh sát trưởng không chính thức của thị trấn suốt 20 năm.
Khi quyết định chuyển tới Loveland Colorado, Sammons giới thiệu với ông Nguyên ông Fred Patzer, 55 tuổi, làm người coi sóc thị trấn. Patzer trước đây là thợ lắp đặt các thiết bị nhà tắm, từng lắp một bể sục Jacuzzi cho ông Sammons. Hiện Patzer đang ở miễn phí trong căn nhà duy nhất của thị trấn mà Sammons đã nhượng lại cho ông Nguyên để tiện cho việc quản lý. Đồng thời, Patzer hiện cũng là công dân duy nhất trong thị trấn.
Trong cửa hàng tiện ích ở Buford, nay là PhinDeli, có một bức tranh lớn với những phụ nữ duyên dáng trong trang phục áo dài truyền thống của Việt Nam đang phục vụ cà phê. Ngoài cà phê, trong cửa hàng này còn có bán những sản phẩm khác từ Việt Nam. Bên cạnh một giá xếp những chiếc kèn nhỏ làm từ sừng hươu là một giá đựng những đĩa nhạc cổ điển của nhạc sỹ piano Đặng Thái Sơn.
Từ “phin” trong cái tên PhinDeli bắt nguồn từ chiếc phin kim loại mà người Việt Nam dùng để pha cà phê. Còn từ “deli” là rút ngắn của “delicious”, từ tiếng Anh chỉ sự ngon miệng. Ông Nguyên cho biết, cà phê bán ở PhinDeli được trồng ở Lâm Đồng và Buôn Mê Thuột. Ông hiện là Chủ tịch của công ty cà phê PhinDeli Corp.
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ nhì thế giới sau Brazil, nhưng đến nay vẫn chưa có một thương hiệu cà phê bán lẻ có tiếng nào của Việt Nam đặt chân vào thị trường Mỹ. Và cửa hiệu ở Buford sẽ là cửa hiệu bán lẻ cà phê Việt Nam đầu tiên ở nước này.
Theo ông Đỗ Tuấn, Giám đốc điều hành (CEO) của PhinDeli Corp., người đã làm việc nhiều năm trong lĩnh vực marketing thực phẩm ở Việt Nam, Mỹ là thị trường cà phê lớn nhất thế giới. Ông Tuần nói, ông đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng, người Mỹ uống cà phê nhiều hơn Coca-Cola.
Trở lại với Sammons, cựu chủ nhân của Buford. Ông rời Việt Nam năm 1969 sau khi tự nguyên tham chiến từ năm 17 tuổi. Giờ đây, ông hiểu rằng nên khép lại những quá khứ đau thương của cuộc chiến.
Sammons và Nguyên đã trở thành bạn bè của nhau. Sammons đã mời Nguyên tới thăm nhà ông ở Loveland và sẽ làm việc cho Nguyên với tư cách là nhà quản lý cửa hiệu ở Buford, nhưng chủ yếu là làm việc trên máy tính từ nhà. Ông cũng dự kiến sẽ tới thăm Việt Nam và viết một chương cho cuốn sách về những chuyến phiêu lưu của ông ở Buford.
Việc bán Buford cho ông Nguyên “đưa hai nước xích lại gần nhau hơn. Tôi nghĩ điều này thật tuyệt vời vì tôi đã tham chiến ở Việt Nam từ năm 1968-1969 và giờ thì tôi có một cảm giác hoàn toàn khác so với khi đó”, ông Sammons nói.
Tháng 4 năm ngoái, dư luận quốc tế xôn xao khi một doanh nhân 38 tuổi người Việt Nam có tên Phạm Đình Nguyên bỏ 900.000 USD để mua lại Buford, thị trấn Mỹ chỉ có một công dân duy nhất. Gần 1 năm rưỡi trôi qua kể từ khi trở thành chủ nhân của Buford, ông Nguyên bắt đầu đem tới những thay đổi cho thị trấn này.
Theo tờ Star Tribune, vào hôm thứ Ba tuần này, ông Nguyên đã mở cửa trở lại các hoạt động kinh doanh của Buford, bao gồm một trạm xăng và một cửa hàng tiện ích mà ông tiếp quản từ chủ nhân cũ của thị trấn. Điều đáng nói nhất là Buford đã được ông Nguyên đổi tên thành PhinDeli Town Buford. Trên giấy tờ, tên của thị trấn vẫn là Buford.
Ngoài ra, Nguyên và một bạn làm ăn của ông còn mở một thương hiệu cà phê Việt Nam tại đây, mang tên PhinDeli. Loại cà phê này sẽ được phục vụ ngay trong cửa hàng tiện ích.
“Giấc mơ Mỹ của tôi đã trở thành hiện thực”, ông Nguyên nói.
Trong hơn 1 năm qua, ông Don Sammons, chủ nhân cũ của Buford, đồng thời là một cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam, đã tư vấn cho ông Nguyên về cách thức kinh doanh ở thị trấn. Có thể nói, Buford đã trở thành biểu tượng của tình bạn giữa ông Sammons và ông Nguyên.
Nằm trên tuyến đường liên bang Interstate 80 nối giữa Laramie và Cheyenne, Buford chào đón du khách bằng 5 lá cờ Mỹ và một lá cờ của bang Wyoming. Ông Sammons nói, mỗi ngày mùa hè có 1.000 du khách tới đây, trong đó có nhiều người dừng chân trên đường tới thăm hai công viên quốc gia Yellowstone và Teton.
Ông Nguyên cho biết, trước đây ông chỉ muốn có một mảnh đất ở Mỹ. Tuy nhiên, khi nghe tin về vụ bán đấu giá Buford được báo chí đăng tải, ông đã thay đổi kế hoạch. “Thị trấn có thể nhỏ nhưng có nhiều người qua lại, và tôi hy vọng họ sẽ được thưởng thức cà phê Việt Nam ở PhinDeli”, ông Nguyên nói.
Doanh nhân này kể với phóng viên tờ Star Tribune rằng, khi Chính phủ Việt Nam bắt đầu cho phép khu vực kinh tế phát triển song song với quốc doanh vào thập niên 1990, ông đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội làm ăn. Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Tp.HCM, ông Nguyên là chủ một công ty phân phối các sản phẩm nội tới các doanh nghiệp làm ăn tại Việt Nam. Ông hiện sống tại Tp.HCM cùng vợ và hai con.
Về phần mình, khi rao bán Buford vào năm ngoái, Sammons đã sẵn sàng rời thị trấn này sau khi giữ vai trò công dân duy nhất, thị trưởng kiêm cảnh sát trưởng không chính thức của thị trấn suốt 20 năm.
Khi quyết định chuyển tới Loveland Colorado, Sammons giới thiệu với ông Nguyên ông Fred Patzer, 55 tuổi, làm người coi sóc thị trấn. Patzer trước đây là thợ lắp đặt các thiết bị nhà tắm, từng lắp một bể sục Jacuzzi cho ông Sammons. Hiện Patzer đang ở miễn phí trong căn nhà duy nhất của thị trấn mà Sammons đã nhượng lại cho ông Nguyên để tiện cho việc quản lý. Đồng thời, Patzer hiện cũng là công dân duy nhất trong thị trấn.
Trong cửa hàng tiện ích ở Buford, nay là PhinDeli, có một bức tranh lớn với những phụ nữ duyên dáng trong trang phục áo dài truyền thống của Việt Nam đang phục vụ cà phê. Ngoài cà phê, trong cửa hàng này còn có bán những sản phẩm khác từ Việt Nam. Bên cạnh một giá xếp những chiếc kèn nhỏ làm từ sừng hươu là một giá đựng những đĩa nhạc cổ điển của nhạc sỹ piano Đặng Thái Sơn.
Từ “phin” trong cái tên PhinDeli bắt nguồn từ chiếc phin kim loại mà người Việt Nam dùng để pha cà phê. Còn từ “deli” là rút ngắn của “delicious”, từ tiếng Anh chỉ sự ngon miệng. Ông Nguyên cho biết, cà phê bán ở PhinDeli được trồng ở Lâm Đồng và Buôn Mê Thuột. Ông hiện là Chủ tịch của công ty cà phê PhinDeli Corp.
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ nhì thế giới sau Brazil, nhưng đến nay vẫn chưa có một thương hiệu cà phê bán lẻ có tiếng nào của Việt Nam đặt chân vào thị trường Mỹ. Và cửa hiệu ở Buford sẽ là cửa hiệu bán lẻ cà phê Việt Nam đầu tiên ở nước này.
Theo ông Đỗ Tuấn, Giám đốc điều hành (CEO) của PhinDeli Corp., người đã làm việc nhiều năm trong lĩnh vực marketing thực phẩm ở Việt Nam, Mỹ là thị trường cà phê lớn nhất thế giới. Ông Tuần nói, ông đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng, người Mỹ uống cà phê nhiều hơn Coca-Cola.
Trở lại với Sammons, cựu chủ nhân của Buford. Ông rời Việt Nam năm 1969 sau khi tự nguyên tham chiến từ năm 17 tuổi. Giờ đây, ông hiểu rằng nên khép lại những quá khứ đau thương của cuộc chiến.
Sammons và Nguyên đã trở thành bạn bè của nhau. Sammons đã mời Nguyên tới thăm nhà ông ở Loveland và sẽ làm việc cho Nguyên với tư cách là nhà quản lý cửa hiệu ở Buford, nhưng chủ yếu là làm việc trên máy tính từ nhà. Ông cũng dự kiến sẽ tới thăm Việt Nam và viết một chương cho cuốn sách về những chuyến phiêu lưu của ông ở Buford.
Việc bán Buford cho ông Nguyên “đưa hai nước xích lại gần nhau hơn. Tôi nghĩ điều này thật tuyệt vời vì tôi đã tham chiến ở Việt Nam từ năm 1968-1969 và giờ thì tôi có một cảm giác hoàn toàn khác so với khi đó”, ông Sammons nói.