08:39 21/12/2022

Nền kinh tế kỹ thuật số và vấn đề đào tạo lại người lao động

PGS.TS. Phạm Quang Huấn

Nền kinh tế kỹ thuật số đang gây ra những chuyển dịch kinh tế - xã hội lớn trong lĩnh vực quan hệ lao động, làm thay đổi loại hình hoạt động nghề nghiệp và bản chất của chính lao động. Tính chất mới của lao động gắn liền với việc nâng cao trình độ, không ngừng rèn luyện và phát triển khả năng sáng tạo...

Trong tương lai gần, trọng tâm chính sẽ là tuyển dụng nhân sự với các kỹ năng kỹ thuật số cần thiết.
Trong tương lai gần, trọng tâm chính sẽ là tuyển dụng nhân sự với các kỹ năng kỹ thuật số cần thiết.

Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế kỹ thuật số liên quan đến sự thay đổi đáng kể trong quan hệ lao động, sự xuất hiện của “quan hệ khoảng cách” giữa người lao động và người sử dụng lao động của họ. Thị trường lao động kích thích việc tạo ra các công việc mới có hiệu suất cao bằng cách tăng tỷ trọng của các hình thức việc làm không điển hình đang ngày càng trở nên có nhu cầu.

Nền kinh tế kỹ thuật số và vấn đề đào tạo lại người lao động - Ảnh 1

Sự phát triển của thị trường lao động dựa trên công nghệ kỹ thuật số dẫn đến hiện đại hóa các quan hệ lao động bằng cách tạo cho chúng các hình thức mạng lưới, ví dụ, một dịch giả đã hoàn thành đơn đặt hàng cho nhà xuất bản có thể gửi văn bản hoàn chỉnh qua e-mail.

NỀN KINH TẾ KỸ THUẬT SỐ ĐÒI HỎI KỸ NĂNG VÀ NĂNG LỰC MỚI

Trong nền kinh tế kỹ thuật số, một trong những  lĩnh vực chính quyết định nội dung của tổ chức lao động kỹ thuật số là đào tạo các đại lý lao động để làm việc trong không gian kỹ thuật số. Trong nền kinh tế số, quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động là quan hệ gián tiếp thông qua các đại lý lao động.

Thí dụ: khi đi xe GrabBike, mối quan hệ giữa người đi xe với lái xe thông qua trung tâm điều khiển (đại lý lao động). Grab ứng dụng vận chuyển đặt trên điện thoại di động, người gọi xe có thể dùng ứng dụng này để đặt xe (xe máy, ô tô, taxi, giao hàng, thức ăn). Người dùng nhập điểm đón và điểm đến, ứng dụng sẽ hiện cước phí, tiếp đó là đặt xe và đợi tài xế đến đón.

Nếu trong nền kinh tế truyền thống tồn tại các mối quan hệ kinh tế theo chiều dọc “quản lý - phục tùng” giữa nhân viên và người quản lý, thì trong lĩnh vực kỹ thuật số, người quản lý không còn là ông chủ nữa mà là người điều phối công việc của những người ở cách nhau rất xa.

Theo đó, liên kết dọc được thay thế bằng liên kết ngang. Một hệ quả của việc này là sự phân cấp trong hoạt động lao động. Sự phụ thuộc của người lao động vào người quản lý của công ty bị suy yếu đáng kể.

Trong nền kinh tế kỹ thuật số, chỉ cần có máy tính và truy cập Internet là đủ để một chuyên gia có trình độ cao trở nên tương đối độc lập và thậm chí có cơ hội hình thành danh mục đơn đặt hàng, thống nhất về phạm vi và thời gian làm việc, cũng như số lượng thù lao của chính họ.

Sự phát triển của quan hệ lao động trong nền kinh tế kỹ thuật số góp phần thay thế các nhân viên biên chế bởi những người thừa hành tạm thời. Riêng tại Mỹ, năm 2018, có 56,7 triệu người làm việc tự do, chiếm 36% dân số lao động cả nước.

Một trong những loại hình việc làm phổ biến nhất trong nền kinh tế kỹ thuật số là làm việc tại nhà, với đặc điểm chính là thực hiện công việc tại nhà thay vì di chuyển đến văn phòng trong ngày làm việc. Ngoài ra, làm việc trong các kỳ nghỉ (trên tàu, trên máy bay), làm việc cho chủ lao động nước ngoài mà không ra nước ngoài (ví dụ, việc làm tại nhà cho các lập trình viên nước ngoài)…. là phổ biến.

Các công ty lớn của Hoa Kỳ, bao gồm Amazon, IBM, Apple, Wells Fargo và những công ty khác, liên tục cung cấp công việc từ xa bán thời gian hoặc toàn thời gian.

Dữ liệu mới nhất của Mỹ cho thấy lĩnh vực tài chính mang lại sự linh hoạt trong công việc nhất, với 57% người lao động trong ngành này có thể làm việc tại nhà. Ngoài ra, gần một nửa số người làm việc trong các dịch vụ chuyên nghiệp, kinh doanh và thông tin có thể làm việc từ xa.

Nền kinh tế kỹ thuật số đòi hỏi những kỹ năng và năng lực mới. Đối với các nhà tuyển dụng, những kỹ năng được gọi là kỹ năng mềm hiện đang trở thành ưu tiên của các chuyên gia trẻ: phẩm chất cá nhân và kỹ năng xã hội, ví dụ như khả năng làm việc theo nhóm, ham học hỏi, sáng kiến, tư duy phản biện, khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp, tương tác với những người khác nhau và ưu tiên chính xác...

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 51 phát hành ngày 19-12-2022. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

Nền kinh tế kỹ thuật số và vấn đề đào tạo lại người lao động - Ảnh 2