New Zealand tính đổi quốc kỳ để “quên” quá khứ
Một cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức nhằm chọn mẫu quốc kỳ được người dân thích nhất
Mới đây, Chính phủ New Zealand đã thành lập một ban hội thẩm để công bố 40 mẫu thiết kế quốc kỳ mới.
Theo trang tin Huffington Post, 40 mẫu trên được chọn từ 10.292 mẫu quốc kỳ do công dân New Zealand thiết kế, trong đó có một mẫu của Alan Tran, nhà thiết kế gốc Việt. Đến giữa tháng sau, sẽ chỉ còn 4 mẫu được giữ lại.
Kế hoạch thay đổi quốc kỳ này dự kiến tiêu tốn đến 17 triệu USD. Không ít ý kiến cho rằng nó quá tốn kém.
Cả 40 mẫu thiết kế mới đều có ít nhất một trong 3 yếu tố trang trí chủ đạo bao gồm hình xoắn ốc, lá dương xỉ, và chòm Nam Thập Tự.
Ở New Zealand, thổ dân Maori thường sử dụng hình xoắn ốc trong nghệ thuật của mình. Ngoài ra, nó còn mang ý nghĩa của sự vận động không ngừng cũng như vòng đời tự nhiên.
Đây là hình ảnh rất phổ biến tại New Zealand, từ hình xăm trên người đến biểu tượng của hãng hàng không Air New Zealand.
Bức thư ngỏ của Chính phủ New Zealand công bố về những tiêu chí của đối với lá cờ mới có đoạn viết: “Lá cờ mới cần phải nổi bật nhưng đơn giản để ngay cả trẻ con cũng có thể nhớ và vẽ lại được. Nó cần phải mang những giá trị vĩnh cửu với thời gian, mang tính đại diện cho quốc gia, đồng thời thể hiện được những đức tính cao quý của người New Zealand. Nó cũng cần phải mang tính đại diện cho mọi người dân sống tại đất nước”.
Cuối năm nay, một cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức nhằm chọn mẫu quốc kỳ được người dân thích nhất. Ngoài ra, sẽ còn một cuộc trưng cầu dân ý khác để đi đến quyết định cuối cùng về việc có đổi quốc kỳ hay không.
Từ trước đó, đã có nhiều ý kiến chỉ trích quốc kỳ hiện tại của New Zealand bởi góc trên của quốc kỳ này có hình cờ nước Anh. Họ cho rằng nó giống như di sản của thời kỳ thuộc địa mà họ muốn quên đi.
Thủ tướng New Zealand, ông John Key cũng có quan điểm tương tự, khi cho rằng quốc kỳ New Zealand nên có hình cây dương sỉ bạc. Đây được coi như hình ảnh biểu tượng thường được in trên trang phục của các đội tuyển thể thao quốc gia được người dân New Zealand yêu thích.
Thủ tướng New Zealand cũng nói rằng Canada, một nước từng là thuộc địa của Anh, đã không bao giờ tiếc nuối khi thay đổi lá cờ với hình lá phong biểu tượng vào năm 1965, dù trước đó từng có một cuộc tranh luận rất căng thẳng tại Canada về vấn đề này.
Quốc kỳ hiện nay của New Zealand còn bị chỉ trích rằng quá giống quốc kỳ Úc, nhiều ý kiến còn cho rằng New Zealand cần thoát khỏi cái bóng của nước Úc, vì vậy cần phải thay đổi quốc kỳ.
Theo trang tin Huffington Post, 40 mẫu trên được chọn từ 10.292 mẫu quốc kỳ do công dân New Zealand thiết kế, trong đó có một mẫu của Alan Tran, nhà thiết kế gốc Việt. Đến giữa tháng sau, sẽ chỉ còn 4 mẫu được giữ lại.
Kế hoạch thay đổi quốc kỳ này dự kiến tiêu tốn đến 17 triệu USD. Không ít ý kiến cho rằng nó quá tốn kém.
Cả 40 mẫu thiết kế mới đều có ít nhất một trong 3 yếu tố trang trí chủ đạo bao gồm hình xoắn ốc, lá dương xỉ, và chòm Nam Thập Tự.
Ở New Zealand, thổ dân Maori thường sử dụng hình xoắn ốc trong nghệ thuật của mình. Ngoài ra, nó còn mang ý nghĩa của sự vận động không ngừng cũng như vòng đời tự nhiên.
Đây là hình ảnh rất phổ biến tại New Zealand, từ hình xăm trên người đến biểu tượng của hãng hàng không Air New Zealand.
Bức thư ngỏ của Chính phủ New Zealand công bố về những tiêu chí của đối với lá cờ mới có đoạn viết: “Lá cờ mới cần phải nổi bật nhưng đơn giản để ngay cả trẻ con cũng có thể nhớ và vẽ lại được. Nó cần phải mang những giá trị vĩnh cửu với thời gian, mang tính đại diện cho quốc gia, đồng thời thể hiện được những đức tính cao quý của người New Zealand. Nó cũng cần phải mang tính đại diện cho mọi người dân sống tại đất nước”.
Cuối năm nay, một cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức nhằm chọn mẫu quốc kỳ được người dân thích nhất. Ngoài ra, sẽ còn một cuộc trưng cầu dân ý khác để đi đến quyết định cuối cùng về việc có đổi quốc kỳ hay không.
Từ trước đó, đã có nhiều ý kiến chỉ trích quốc kỳ hiện tại của New Zealand bởi góc trên của quốc kỳ này có hình cờ nước Anh. Họ cho rằng nó giống như di sản của thời kỳ thuộc địa mà họ muốn quên đi.
Thủ tướng New Zealand, ông John Key cũng có quan điểm tương tự, khi cho rằng quốc kỳ New Zealand nên có hình cây dương sỉ bạc. Đây được coi như hình ảnh biểu tượng thường được in trên trang phục của các đội tuyển thể thao quốc gia được người dân New Zealand yêu thích.
Thủ tướng New Zealand cũng nói rằng Canada, một nước từng là thuộc địa của Anh, đã không bao giờ tiếc nuối khi thay đổi lá cờ với hình lá phong biểu tượng vào năm 1965, dù trước đó từng có một cuộc tranh luận rất căng thẳng tại Canada về vấn đề này.
Quốc kỳ hiện nay của New Zealand còn bị chỉ trích rằng quá giống quốc kỳ Úc, nhiều ý kiến còn cho rằng New Zealand cần thoát khỏi cái bóng của nước Úc, vì vậy cần phải thay đổi quốc kỳ.