Nga bác khả năng trả lại Crimea cho Ukraine
“Crimea là một vùng của Liên bang Nga, và dĩ nhiên, chủ đề về các vùng của chúng tôi không thể đem ra bàn cãi được”
Nga hôm qua (17/3) Nga đã loại trừ khả năng trao trả lại Crimea cho Ukraine. Đồng thời, một quan chức Bộ Quốc phòng Nga cho biết máy bay ném bom tầm xa có năng lực hạt nhân sẽ được triển khai tới Crimea trong cuộc tập trận quân sự quy mô lớn đang diễn ra.
Bất chấp việc Mỹ tuyên bố duy trì lệnh trừng phạt đối với Nga liên quan tới việc sáp nhập Crimea, phát ngôn viên Dmitry Peskov của điện Kremlin hôm qua tuyên bố: “Crimea là một vùng của Liên bang Nga, và dĩ nhiên, chủ đề về các vùng của chúng tôi không thể đem ra bàn cãi được”.
Vào ngày 21/3 năm ngoái, Quốc hội Nga chính thức phê chuẩn việc sáp nhập Crimea sau khi quân đội giành quyền kiểm soát trên bán đảo nơi đặt hạm đội Biển Đen. Trước đó, Crimea đã tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý ly khai khỏi Ukraine và xin gia nhập Nga.
Hãng tin Reuters cho biết, cuộc tập trận bắt đầu hôm 17/3 - trong đó toàn bộ hạm đội Biển Bắc của Nga được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu - diễn ra trên khu vực kéo dài từ Bắc Cực tới Biển Đen nơi có bán đảo Crimea. Hạm đội Baltic và quân khu Nam của Nga cũng là những đơn vị tham gia tập trận lần này.
Cuộc tập trận này và một số cuộc tập trận khác có quy mô nhỏ hơn diễn ra ở những nơi khác của Nga có tổng số 45.000 binh sỹ và nhiều chiến đấu cơ và tàu ngầm tham gia. Đây có vẻ như là một cuộc phô diễn lực lượng của Nga nhân dịp 1 năm sáp nhập Crimea.
Cũng trong ngày hôm qua, hãng tin Interfax dẫn lời một quan chức không rõ danh tính thuộc Bộ Quốc phòng Nga nói, trong cuộc tập trận trên, máy bay ném bom Tu-22M3 sẽ được triển khai ở Crimea. Vị này còn nói rằng, tên lửa đạn đạo tầm xa Iskander sẽ được di chuyển tới Kaliningrad, nơi tiếp giáp với 2 quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Lithuania và Ba Lan, để phục vụ tập trận.
Hồi tháng 1, tướng Valery Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng liên quân Nga, nói rằng Crimea, Kaliningrad và Bắc Cực sẽ là những khu vực ưu tiên trong năm nay khi quân đội Nga tăng cường năng lực chiến đấu.
Tướng Philip Breedlove, tư lệnh NATO, vẫn cho rằng việc Nga “quân sự hóa” Crimea có thể được sử dụng nhằm tăng cường quyền kiểm soát trên Biển Đen. Bất kỳ sự tập trung quân sự nào của Nga ở Kaliningrad, nơi cận kề cửa ngõ NATO, cũng là một mối quan ngại của phương Tây. Chưa kể, vùng Bắc Cực giàu tài nguyên khoáng sản và năng lượng cũng có nguy cơ rơi vào sự tranh giành ảnh hưởng của nhiều quốc gia.
Hôm thứ Hai tuần này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki tuyên bố Washington sẽ duy trì lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga chừng nào Crimea còn trong tay Nga. Cao ủy phụ trách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini cũng nói khối này sẽ duy trì chính sách không công nhận Crimea sáp nhập Nga và tiếp tục trừng phạt Moscow.
Bất chấp việc Mỹ tuyên bố duy trì lệnh trừng phạt đối với Nga liên quan tới việc sáp nhập Crimea, phát ngôn viên Dmitry Peskov của điện Kremlin hôm qua tuyên bố: “Crimea là một vùng của Liên bang Nga, và dĩ nhiên, chủ đề về các vùng của chúng tôi không thể đem ra bàn cãi được”.
Vào ngày 21/3 năm ngoái, Quốc hội Nga chính thức phê chuẩn việc sáp nhập Crimea sau khi quân đội giành quyền kiểm soát trên bán đảo nơi đặt hạm đội Biển Đen. Trước đó, Crimea đã tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý ly khai khỏi Ukraine và xin gia nhập Nga.
Hãng tin Reuters cho biết, cuộc tập trận bắt đầu hôm 17/3 - trong đó toàn bộ hạm đội Biển Bắc của Nga được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu - diễn ra trên khu vực kéo dài từ Bắc Cực tới Biển Đen nơi có bán đảo Crimea. Hạm đội Baltic và quân khu Nam của Nga cũng là những đơn vị tham gia tập trận lần này.
Cuộc tập trận này và một số cuộc tập trận khác có quy mô nhỏ hơn diễn ra ở những nơi khác của Nga có tổng số 45.000 binh sỹ và nhiều chiến đấu cơ và tàu ngầm tham gia. Đây có vẻ như là một cuộc phô diễn lực lượng của Nga nhân dịp 1 năm sáp nhập Crimea.
Cũng trong ngày hôm qua, hãng tin Interfax dẫn lời một quan chức không rõ danh tính thuộc Bộ Quốc phòng Nga nói, trong cuộc tập trận trên, máy bay ném bom Tu-22M3 sẽ được triển khai ở Crimea. Vị này còn nói rằng, tên lửa đạn đạo tầm xa Iskander sẽ được di chuyển tới Kaliningrad, nơi tiếp giáp với 2 quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Lithuania và Ba Lan, để phục vụ tập trận.
Hồi tháng 1, tướng Valery Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng liên quân Nga, nói rằng Crimea, Kaliningrad và Bắc Cực sẽ là những khu vực ưu tiên trong năm nay khi quân đội Nga tăng cường năng lực chiến đấu.
Tướng Philip Breedlove, tư lệnh NATO, vẫn cho rằng việc Nga “quân sự hóa” Crimea có thể được sử dụng nhằm tăng cường quyền kiểm soát trên Biển Đen. Bất kỳ sự tập trung quân sự nào của Nga ở Kaliningrad, nơi cận kề cửa ngõ NATO, cũng là một mối quan ngại của phương Tây. Chưa kể, vùng Bắc Cực giàu tài nguyên khoáng sản và năng lượng cũng có nguy cơ rơi vào sự tranh giành ảnh hưởng của nhiều quốc gia.
Hôm thứ Hai tuần này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki tuyên bố Washington sẽ duy trì lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga chừng nào Crimea còn trong tay Nga. Cao ủy phụ trách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini cũng nói khối này sẽ duy trì chính sách không công nhận Crimea sáp nhập Nga và tiếp tục trừng phạt Moscow.