Nga công bố loạt biện pháp mới để bảo vệ đồng Rúp
Đồng Rúp và thị trường chứng khoán Nga đồng loạt tăng vọt
Ngân hàng Trung ương và Bộ Tài chính nước này hôm qua (17/12) đồng loạt đưa ra những biện pháp mới để hỗ trợ tỷ giá đồng nội tệ. Đồng Rúp và thị trường chứng khoán Nga đồng loạt tăng vọt.
Tờ Wall Street Journal cho biết, Ngân hàng Trung ương Nga tuyên bố sẽ nới lỏng các quy định cho phép các ngân hàng thương mại tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia. Đây được xem là một cách để thuyết phục người dân Nga không ồ ạt đem nội tệ đi đổi sang ngoại tệ.
Cùng với đó, Bộ Tài chính Nga tuyên bố bắt đầu bán số ngoại tệ mà cơ quan này nắm giữ ra thị trường để giảm bớt sức ép lên tỷ giá đồng Rúp. Bộ Tài chính Nga nói, đồng Rúp đang bị định giá ở mức quá thấp.
Chức năng can thiệp vào thị trường ngoại hối vốn thuộc Ngân hàng Trung ương Nga, nên việc Bộ Tài chính nước này vào cuộc đã khiến giới quan sát bất ngờ. Bộ Tài chính Nga nói đang nắm khoảng 7 tỷ USD ngoại tệ, nhưng không nói rõ sẽ bán ra bao nhiêu.
Sau khi các biện pháp trên được công bố, tỷ giá đồng Rúp tăng hơn 10%. Vào cuối ngày, 1 USD đổi khoảng 60 Rúp. Trong phiên giao dịch ngày 16/12, có thời điểm 1 USD đổi 80 Rúp.
Chỉ số RTS tính bằng đồng USD của thị trường chứng khoán Nga tăng 17,6% trong phiên hôm qua, mức tăng mạnh nhất trong 5 năm. Phiên trước đó, chỉ số này sụt 12%.
Sự phục hồi của đồng Rúp trong phiên này còn được hỗ trợ bởi giá dầu tăng. Tại thị trường London, giá dầu thô Brent đã tăng trở lại qua ngưỡng tâm lý 60 USD/thùng, lên mức 62,44 USD/thùng vào cuối buổi chiều theo giờ địa phương.
Tuy vậy, giới phân tích nói rằng, còn quá sớm để nói đồng Rúp đã thoát khỏi xu hướng mất giá. Các lệnh trừng phạt của phương Tây vẫn còn đó và giá dầu được dự báo còn tiếp tục giảm trong thời gian tới.
“Ngân hàng Trung ương, Bộ Tài chính và Chính phủ Nga sẽ đối mặt thách thức lớn. Và vài tuần tới, nếu không nói là vài ngày, có thể quyết định một cuộc khủng hoảng tài chính toàn diện sẽ diễn ra như thế nào ở nước này”, chiến lược gia Piotr Matys thuộc Rabobank nhận xét.
Cũng trong ngày hôm qua, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cảnh báo các nhà xuất khẩu lớn của nước này nên hành động “có trách nhiệm” và quản lý doanh thu theo cách không gây ảnh hưởng tới tỷ giá đồng Rúp.
Theo các nhà giao dịch tiền tệ, Ngân hàng Trung ương với dự trữ ngoại hối 416 tỷ USD không có dấu hiệu nào cho thấy can thiệp thị trường vào hôm qua. Mấy ngày gần đây, cơ quan này bán ra ngoại tệ với tốc độ nhỏ giọt, không đủ để ngăn đồng Rúp rớt giá mạnh. Hôm thứ Hai, Ngân hàng Trung ương Nga bán 1,96 tỷ USD và tăng lãi suất từ 10,5% lên 17%.
Đến nay, Tổng thống Vladimir Putin vẫn im lặng trước công chúng về sự mất giá “kinh hoàng” của đồng Rúp. Trao đổi với báo chí Nga, một phát ngôn viên của ông Putin cho biết, người đứng đầu điện Kremlin không có dự định đưa ra “tuyên bố đặc biệt” nào về tình hình hiện nay, nhưng có thể sẽ đề cập tới vấn đề này trong cuộc họp báo thường niên của ông vào hôm nay (18/12).
Tờ Wall Street Journal cho biết, Ngân hàng Trung ương Nga tuyên bố sẽ nới lỏng các quy định cho phép các ngân hàng thương mại tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia. Đây được xem là một cách để thuyết phục người dân Nga không ồ ạt đem nội tệ đi đổi sang ngoại tệ.
Cùng với đó, Bộ Tài chính Nga tuyên bố bắt đầu bán số ngoại tệ mà cơ quan này nắm giữ ra thị trường để giảm bớt sức ép lên tỷ giá đồng Rúp. Bộ Tài chính Nga nói, đồng Rúp đang bị định giá ở mức quá thấp.
Chức năng can thiệp vào thị trường ngoại hối vốn thuộc Ngân hàng Trung ương Nga, nên việc Bộ Tài chính nước này vào cuộc đã khiến giới quan sát bất ngờ. Bộ Tài chính Nga nói đang nắm khoảng 7 tỷ USD ngoại tệ, nhưng không nói rõ sẽ bán ra bao nhiêu.
Sau khi các biện pháp trên được công bố, tỷ giá đồng Rúp tăng hơn 10%. Vào cuối ngày, 1 USD đổi khoảng 60 Rúp. Trong phiên giao dịch ngày 16/12, có thời điểm 1 USD đổi 80 Rúp.
Chỉ số RTS tính bằng đồng USD của thị trường chứng khoán Nga tăng 17,6% trong phiên hôm qua, mức tăng mạnh nhất trong 5 năm. Phiên trước đó, chỉ số này sụt 12%.
Sự phục hồi của đồng Rúp trong phiên này còn được hỗ trợ bởi giá dầu tăng. Tại thị trường London, giá dầu thô Brent đã tăng trở lại qua ngưỡng tâm lý 60 USD/thùng, lên mức 62,44 USD/thùng vào cuối buổi chiều theo giờ địa phương.
Tuy vậy, giới phân tích nói rằng, còn quá sớm để nói đồng Rúp đã thoát khỏi xu hướng mất giá. Các lệnh trừng phạt của phương Tây vẫn còn đó và giá dầu được dự báo còn tiếp tục giảm trong thời gian tới.
“Ngân hàng Trung ương, Bộ Tài chính và Chính phủ Nga sẽ đối mặt thách thức lớn. Và vài tuần tới, nếu không nói là vài ngày, có thể quyết định một cuộc khủng hoảng tài chính toàn diện sẽ diễn ra như thế nào ở nước này”, chiến lược gia Piotr Matys thuộc Rabobank nhận xét.
Cũng trong ngày hôm qua, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cảnh báo các nhà xuất khẩu lớn của nước này nên hành động “có trách nhiệm” và quản lý doanh thu theo cách không gây ảnh hưởng tới tỷ giá đồng Rúp.
Theo các nhà giao dịch tiền tệ, Ngân hàng Trung ương với dự trữ ngoại hối 416 tỷ USD không có dấu hiệu nào cho thấy can thiệp thị trường vào hôm qua. Mấy ngày gần đây, cơ quan này bán ra ngoại tệ với tốc độ nhỏ giọt, không đủ để ngăn đồng Rúp rớt giá mạnh. Hôm thứ Hai, Ngân hàng Trung ương Nga bán 1,96 tỷ USD và tăng lãi suất từ 10,5% lên 17%.
Đến nay, Tổng thống Vladimir Putin vẫn im lặng trước công chúng về sự mất giá “kinh hoàng” của đồng Rúp. Trao đổi với báo chí Nga, một phát ngôn viên của ông Putin cho biết, người đứng đầu điện Kremlin không có dự định đưa ra “tuyên bố đặc biệt” nào về tình hình hiện nay, nhưng có thể sẽ đề cập tới vấn đề này trong cuộc họp báo thường niên của ông vào hôm nay (18/12).