Nga có thể sẽ bán vàng để cứu đồng Rúp
“Giá dầu đang không ủng hộ Nga, nên lựa chọn tiếp theo của nước này có thể là bán vàng lấy tiền"
Tăng lãi suất mạnh không giúp Nga hãm phanh được đà giảm của đồng Rúp. Theo hãng tin tài chính Bloomberg, còn một công cụ khác để Nga có thể cứu vãn tình thế căng thẳng do lệnh trừng phạt và giá dầu giảm sâu gây ra: bán vàng từ dự trữ ngoại hối.
Hãng tin này cho biết, tháng trước, Ngân hàng Trung ương Nga tuyên bố, nước này dự trữ khoảng 1.169,5 tấn vàng. Theo Hội đồng Vàng thế giới (WGC) có trụ sở ở London, khối lượng vàng này chiếm 10% dự trữ ngoại hối của Nga. Từ đầu năm đến ngày 18/11, Nga mua thêm 150 tấn vàng để bổ sung dự trữ - Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina mới đây cho biết.
Dự trữ ngoại hối của Nga đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm do Ngân hàng Trung ương nước này đã chi hơn 80 tỷ USD từ đầu năm đến nay để bảo vệ tỷ giá đồng nội tệ. Đồng Rúp rớt giá thảm cùng với việc giá dầu sụt 40% trong năm nay đang bào mòn dự trữ ngoại tệ của Nga giữa lúc nước này rất cần ngoại tệ mạnh để đương đầu với các lệnh trừng phạt mà phương Tây tung ra sau khi Nga sáp nhập Crimea.
Bloomberg nói rằng, xu hướng giảm của giá vàng gần đây là một tín hiệu cho thấy giới đầu tư tin rằng Nga sẽ phải bán vàng để có ngoại tệ mạnh.
“Nga đang ở trong tình trạng nghiêm trọng. Với lệnh trừng phạt và giá dầu giảm sâu, Nga có thể buộc phải sử dụng tới dự trữ vàng. Nếu điều này xảy ra, giá vàng sẽ giảm sâu hơn”, nhà quản lý quỹ Kevin Mahn thuộc quỹ Hennion & Walsh Management nhận xét.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/12, giá vàng giao ngay tại thị trường New York dừng ở mức 1.189,9 USD/oz, không thay đổi đáng kể so với thời điểm đầu năm.
Theo ước tính của Bloomberg, từ năm 2005 tới nay, Nga đã tăng dự trữ vàng gấp 3 lần. Khối lượng vàng trong dự trữ của nước này tương đương 70% dự trữ vàng của Mỹ hay của Đức, hai quốc gia dự trữ nhiều vàng nhất thế giới - theo số liệu của WGC.
“Nga đã mua thêm vàng trong thời kỳ bất ổn này. Đây là tài sản dự trữ của Nga nên đến lúc Nga sẽ phải dùng đến”, chiến lược gia kim loại Michael Widmer thuộc Bank of America ở London, nhận xét. Theo ông Widmer, Nga có thể bán vàng để lấy tiền mặt hoặc sử dụng làm tài sản thế chấp để vay vốn.
Trong quý 3 vừa qua, giá vàng quốc tế giảm 8,4% do lo ngại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm tăng lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế nước này khởi sắc.
WGC cho biết, Ngân hàng Trung ương Nga đã mua vàng từ thị trường trong nước và các ngân hàng có kinh doanh vàng của nước này để tăng dự trữ.
“Giá vàng có thể chịu áp lực giảm lớn hơn vì Nga”, ông James Cordier, nhà sáng lập công ty Optionsellers.com, nhận xét. “Giá dầu đang không ủng hộ Nga, nên lựa chọn tiếp theo của nước này có thể là bán vàng lấy tiền. Một số người cho rằng, Nga đã bắt đầu bán vàng rồi hoặc đang thu xếp để bán vàng”, ông Cordier nói.
Hãng tin này cho biết, tháng trước, Ngân hàng Trung ương Nga tuyên bố, nước này dự trữ khoảng 1.169,5 tấn vàng. Theo Hội đồng Vàng thế giới (WGC) có trụ sở ở London, khối lượng vàng này chiếm 10% dự trữ ngoại hối của Nga. Từ đầu năm đến ngày 18/11, Nga mua thêm 150 tấn vàng để bổ sung dự trữ - Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina mới đây cho biết.
Dự trữ ngoại hối của Nga đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm do Ngân hàng Trung ương nước này đã chi hơn 80 tỷ USD từ đầu năm đến nay để bảo vệ tỷ giá đồng nội tệ. Đồng Rúp rớt giá thảm cùng với việc giá dầu sụt 40% trong năm nay đang bào mòn dự trữ ngoại tệ của Nga giữa lúc nước này rất cần ngoại tệ mạnh để đương đầu với các lệnh trừng phạt mà phương Tây tung ra sau khi Nga sáp nhập Crimea.
Bloomberg nói rằng, xu hướng giảm của giá vàng gần đây là một tín hiệu cho thấy giới đầu tư tin rằng Nga sẽ phải bán vàng để có ngoại tệ mạnh.
“Nga đang ở trong tình trạng nghiêm trọng. Với lệnh trừng phạt và giá dầu giảm sâu, Nga có thể buộc phải sử dụng tới dự trữ vàng. Nếu điều này xảy ra, giá vàng sẽ giảm sâu hơn”, nhà quản lý quỹ Kevin Mahn thuộc quỹ Hennion & Walsh Management nhận xét.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/12, giá vàng giao ngay tại thị trường New York dừng ở mức 1.189,9 USD/oz, không thay đổi đáng kể so với thời điểm đầu năm.
Theo ước tính của Bloomberg, từ năm 2005 tới nay, Nga đã tăng dự trữ vàng gấp 3 lần. Khối lượng vàng trong dự trữ của nước này tương đương 70% dự trữ vàng của Mỹ hay của Đức, hai quốc gia dự trữ nhiều vàng nhất thế giới - theo số liệu của WGC.
“Nga đã mua thêm vàng trong thời kỳ bất ổn này. Đây là tài sản dự trữ của Nga nên đến lúc Nga sẽ phải dùng đến”, chiến lược gia kim loại Michael Widmer thuộc Bank of America ở London, nhận xét. Theo ông Widmer, Nga có thể bán vàng để lấy tiền mặt hoặc sử dụng làm tài sản thế chấp để vay vốn.
Trong quý 3 vừa qua, giá vàng quốc tế giảm 8,4% do lo ngại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm tăng lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế nước này khởi sắc.
WGC cho biết, Ngân hàng Trung ương Nga đã mua vàng từ thị trường trong nước và các ngân hàng có kinh doanh vàng của nước này để tăng dự trữ.
“Giá vàng có thể chịu áp lực giảm lớn hơn vì Nga”, ông James Cordier, nhà sáng lập công ty Optionsellers.com, nhận xét. “Giá dầu đang không ủng hộ Nga, nên lựa chọn tiếp theo của nước này có thể là bán vàng lấy tiền. Một số người cho rằng, Nga đã bắt đầu bán vàng rồi hoặc đang thu xếp để bán vàng”, ông Cordier nói.