Nga đành hy sinh tăng trưởng để cứu Rúp?
Nếu giá dầu tiếp tục giảm, thì sự ổn định hiện thời của đồng Rúp có thể sẽ không tồn tại lâu
Theo hãng tin Bloomberg, các nhà hoạch định chính sách Nga đang phát tín hiệu sẵn sàng hy sinh tăng trưởng kinh tế để ổn định tỷ giá đồng Rúp.
Tuần trước, Ngân hàng Trung ương Nga tăng lãi suất thêm 6,5 điểm phần trăm, mạnh nhất trong 16 năm, đồng thời hút mạnh tiền từ lưu thông, giúp đồng Rúp phục hồi 45% từ mức thấp kỷ lục thiết lập hôm 16/12.
Ngân hàng Danske Bank hôm 19/12 nói rằng, hệ quả của các biện pháp quyết liệt để cứu tỷ giá này là nền kinh tế Nga có thể suy giảm 7,9% trong năm 2015. Trước đó, ngân hàng này dự báo kinh tế Nga suy giảm 1,8% trong năm 2015.
“Chúng ta sẽ chứng kiến một cú sốc tiền tệ lớn, nhất là vào năm tới. Những gì đã làm [để ổn định tỷ giá] có ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế hơn là giá dầu giảm. Đó là một nhân tố tiêu cực lớn”, ông Vladimir Miklashevsky, chiến lược gia của Danske, nhận xét.
Đến thời điểm hiện tại, đồng Rúp đã tạm thời được “hãm phanh”. Tuy vậy, các thách thức càng trở nên trầm trọng hơn đối với nền kinh tế Nga vốn dĩ đã suy yếu bởi giá dầu rơi sâu và các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Tuần trước, Tổng thống Vladimir Putin đã cảnh báo người dân Nga sẵn sàng đón một cuộc suy thoái trong năm tới.
Theo ông Vladimir Vedeneev, Giám đốc đầu tư công ty Raiffeisen Capital ở Moscow, nếu giá dầu tiếp tục giảm, thì sự ổn định hiện thời của đồng Rúp có thể sẽ không tồn tại lâu. Từ đầu năm tới nay, dầu đã mất giá 45%.
Cuối giờ chiều qua theo giờ Moscow, tỷ giá đồng Rúp so với USD tăng 6,3% lên mức hơn 55 Rúp đổi 1 USD. Phiên tăng giá này của đồng Rúp diễn ra sau khi Trung Quốc ngỏ ý muốn giúp Nga vượt khủng hoảng bằng cách mở rộng thỏa thuận hoán đổi tiền tệ giữa hai nước. Trước đó, hôm 16/12, có lúc phải hơn 80 Rúp mới đổi được 1 USD.
Mặc dù vậy, nếu so với thời điểm đầu năm, giá trị đồng Rúp so với USD hiện vẫn giảm 45%.
Lãi suất cao và đồng tiền mất giá đang trở thành gọng kìm siết chặt các công ty và người tiêu dùng của Nga. Ông Vedeneev cho rằng, trong trung hạn, giá dầu có thể giảm về 50 USD/thùng, kéo đồng Rúp xuống mức 70-75 Rúp đổi 1 USD.
Phiên hôm qua, giá dầu thô Brent tại London đã phục hồi lên ngưỡng 60 USD/thùng sau khi giảm xuống mức đáy của 5 năm rưỡi là 58,5 USD/thùng hôm 16/12.
Ông Bernd Berg, chiến lược gia của ngân hàng Societe Generale, cho rằng, ngân hàng Trung ương Nga đã có những biện pháp quyết liệt và phù hợp để ổn định tỷ giá đồng Rúp. “Nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm và tỷ giá sẽ còn biến động trong ngắn hạn. Dần dần, mức độ biến động sẽ chậm lại và đồng Rúp sẽ dần tăng giá nếu giá dầu đi vào ổn định”, ông Berg nhận định.
Tuần trước, Ngân hàng Trung ương Nga tăng lãi suất thêm 6,5 điểm phần trăm, mạnh nhất trong 16 năm, đồng thời hút mạnh tiền từ lưu thông, giúp đồng Rúp phục hồi 45% từ mức thấp kỷ lục thiết lập hôm 16/12.
Ngân hàng Danske Bank hôm 19/12 nói rằng, hệ quả của các biện pháp quyết liệt để cứu tỷ giá này là nền kinh tế Nga có thể suy giảm 7,9% trong năm 2015. Trước đó, ngân hàng này dự báo kinh tế Nga suy giảm 1,8% trong năm 2015.
“Chúng ta sẽ chứng kiến một cú sốc tiền tệ lớn, nhất là vào năm tới. Những gì đã làm [để ổn định tỷ giá] có ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế hơn là giá dầu giảm. Đó là một nhân tố tiêu cực lớn”, ông Vladimir Miklashevsky, chiến lược gia của Danske, nhận xét.
Đến thời điểm hiện tại, đồng Rúp đã tạm thời được “hãm phanh”. Tuy vậy, các thách thức càng trở nên trầm trọng hơn đối với nền kinh tế Nga vốn dĩ đã suy yếu bởi giá dầu rơi sâu và các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Tuần trước, Tổng thống Vladimir Putin đã cảnh báo người dân Nga sẵn sàng đón một cuộc suy thoái trong năm tới.
Theo ông Vladimir Vedeneev, Giám đốc đầu tư công ty Raiffeisen Capital ở Moscow, nếu giá dầu tiếp tục giảm, thì sự ổn định hiện thời của đồng Rúp có thể sẽ không tồn tại lâu. Từ đầu năm tới nay, dầu đã mất giá 45%.
Cuối giờ chiều qua theo giờ Moscow, tỷ giá đồng Rúp so với USD tăng 6,3% lên mức hơn 55 Rúp đổi 1 USD. Phiên tăng giá này của đồng Rúp diễn ra sau khi Trung Quốc ngỏ ý muốn giúp Nga vượt khủng hoảng bằng cách mở rộng thỏa thuận hoán đổi tiền tệ giữa hai nước. Trước đó, hôm 16/12, có lúc phải hơn 80 Rúp mới đổi được 1 USD.
Mặc dù vậy, nếu so với thời điểm đầu năm, giá trị đồng Rúp so với USD hiện vẫn giảm 45%.
Lãi suất cao và đồng tiền mất giá đang trở thành gọng kìm siết chặt các công ty và người tiêu dùng của Nga. Ông Vedeneev cho rằng, trong trung hạn, giá dầu có thể giảm về 50 USD/thùng, kéo đồng Rúp xuống mức 70-75 Rúp đổi 1 USD.
Phiên hôm qua, giá dầu thô Brent tại London đã phục hồi lên ngưỡng 60 USD/thùng sau khi giảm xuống mức đáy của 5 năm rưỡi là 58,5 USD/thùng hôm 16/12.
Ông Bernd Berg, chiến lược gia của ngân hàng Societe Generale, cho rằng, ngân hàng Trung ương Nga đã có những biện pháp quyết liệt và phù hợp để ổn định tỷ giá đồng Rúp. “Nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm và tỷ giá sẽ còn biến động trong ngắn hạn. Dần dần, mức độ biến động sẽ chậm lại và đồng Rúp sẽ dần tăng giá nếu giá dầu đi vào ổn định”, ông Berg nhận định.