Nga, Hàn và tham vọng “đường sắt tơ lụa”
Khi hoàn thành, tuyến đường sắt này sẽ mở ra một cung đường vận tải thông suốt từ châu Âu cho tới bờ biển phía nam Hàn Quốc
Hôm 13/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã chứng kiến lễ ký biên bản ghi nhớ về hợp tác xây dựng tuyến đường sắt nối liền châu Âu, Á và đi xuyên qua Triều Tiên.
Theo hãng tin AFP, dự án “đường sắt tơ lụa” này (ví von từ hình ảnh “con đường tơ lụa” cổ xưa, một hệ thống các con đường buôn bán nổi tiếng kết nối châu Á với châu Âu trong nhiều nghìn năm) là một ưu tiên chính sách lớn về hạ tầng của người đứng đầu nước Nga trong nhiều năm qua. Khi hoàn thành, tuyến đường sắt này sẽ mở ra một cung đường vận tải thông suốt từ châu Âu cho tới bờ biển phía nam Hàn Quốc, với nền tảng là hệ thống đường sắt xuyên Siberia (TSR) của Nga.
Trong tuyên bố của mình, hai nhà lãnh đạo Nga, Hàn Quốc nói rằng, việc kết nối tuyến đường sắt này sẽ đóng góp vào hòa bình và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên và ở khu vực Đông Bắc Á, cũng như thúc đẩy hợp tác phát triển Á-Âu.
"Hàn Quốc và Nga sẽ cùng nhau xây dựng kỷ nguyên Á-Âu cho tương lai mới", bà Park tuyên bố.
Theo Mạng tin Châu Á, bà Park đang thúc đẩy "Sáng kiến Á-Âu", trong đó kêu gọi mở rộng mối liên kết giữa các quốc gia hai châu lục với nhau, thông qua việc kết nối các tuyến đường bộ và đường sắt để tạo nên con đường tơ lụa mới từ Hàn Quốc tới châu Âu thông qua Triều Tiên, Nga và Trung Quốc.
Phát biểu tại lễ bế mạc Diễn đàn Đối thoại Nga-Hàn Quốc lần thứ 3, bà Park cũng nói, "lãnh đạo hai nước sẵn sàng chia sẻ nguyện vọng nhằm cùng nhau hướng tới một kỷ nguyên Á-Âu mới. Theo đó, Hàn Quốc sẽ tập trung chính sách vào việc thúc đẩy hợp tác Á-Âu, trong khi Nga sẽ hướng chính sách vào châu Á-Thái Bình Dương".
Do đó, thỏa thuận trên giữa Nga và Hàn Quốc là bước đi đầu tiên hướng đến tầm nhìn đầy tham vọng này. Hiện tại, Nga đã có được bước tiến đầu tiên của dự án trong tháng 9 khi hoàn thành 54 km đường ray từ biên giới phía đông của thị trấn Khasan (Nga) đến cảng Rajin ở đông bắc Triều Tiên.
Với sự tham gia của Seoul, tuyến đường sắt tơ lụa sẽ được nối thông tới tận khu vực cảng Busan ở miền nam Hàn Quốc, tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa qua lại giữa quốc gia này với châu Âu, cũng như mở thêm một con đường mới cho hoạt động đầu tư gián tiếp vào Bình Nhưỡng.
Mạng tin châu Á cho hay, theo biên bản ghi nhớ, một nhóm công ty Hàn Quốc, bao gồm Tập đoàn thép Posco, Công ty Đường sắt Hàn Quốc và Công ty Hyundai Merchant Marine, sẽ tham gia mua cổ phần trong RasonKonTrans, liên doanh giữa Nga và Triều Tiên đang thực hiện dự án cải tạo đường sắt và cảng biển.
Theo một số nguồn tin, nhiều khả năng Nga sẽ góp 36% cổ phần trong dự án này, trong khi Hàn Quốc góp 34% và Bình Nhưỡng có 30%.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia phân tích, kế hoạch đầy tham vọng trên muốn tiến hành thuận buồm xuôi gió, thì phải giải quyết được những trở ngại lớn về mặt chính trị, mà trước hết là mối quan hệ liên Triều đầy sóng gió cũng như chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Triều Tiên.
Andrei Lankov, một chuyên gia về các vấn đề Triều Tiên của Nga đang giảng dạy tại Đại học Kookmin tại Seoul cho biết, ông vẫn "rất hoài nghi" về thành công của dự án trên vì mối quan hệ không mấy tốt đẹp giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, cũng như những phản ứng của cộng đồng quốc tế đối với tham vọng hạt nhân của Triều Tiên.
"Ý tưởng có vẻ hoàn hảo xét từ góc độ kinh tế và thương mại. Nhưng dự án sẽ tiêu tốn hàng tỷ USD và các công ty sẽ mạo hiểm với sự đầu tư lớn đó với Triều Tiên trong tình hình hiện nay", ông Lankov nói.
Đó là chưa kể giữa hai miền Triều Tiên chưa có sự tin tưởng đủ để Hàn Quốc kết nối những cơ sở hạ tầng quan trọng như vậy với miền Bắc. Theo ông Lankov, Triều Tiên sẽ rất hoan nghênh vì ngoài lợi ích kinh tế, nước này sẽ có thêm “con tin” trong quan hệ với các bên khác.
Các nhà quan sát đã liên hệ dự án đường sắt trên với khu công nghiệp liên Triều Kaesong mà Triều Tiên và Hàn Quốc cùng vận hành. Hồi tháng 4 vừa qua, Bình Nhưỡng đã đơn phương đóng cửa khu công nghiệp này trong bối cảnh các căng thẳng quân sự leo thang. Điều này đã gây khó khăn không ít cho các doanh nghiệp và công nhân làm việc tại Kaesong.
Phát biểu tại một hội nghị kinh doanh Hàn Quốc - Nga, Tổng thống Putin cũng thừa nhận sự tồn tại của những khó khăn như trên, song ông cho rằng các ưu điểm tiềm năng của dự án này chiếm ưu thế lớn hơn.
"Tôi hy vọng rằng, những vấn đề chính trị sẽ được giải quyết sớm vì cả Hàn Quốc, Triều Tiên và Nga đều có những lợi ích kinh tế to lớn khi dự án này hoàn thành", ông Putin tuyên bố. Theo ông, "dự án này một khi được hoàn thành sẽ có đóng góp to lớn vào việc thiết lập hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên".
Theo hãng tin AFP, dự án “đường sắt tơ lụa” này (ví von từ hình ảnh “con đường tơ lụa” cổ xưa, một hệ thống các con đường buôn bán nổi tiếng kết nối châu Á với châu Âu trong nhiều nghìn năm) là một ưu tiên chính sách lớn về hạ tầng của người đứng đầu nước Nga trong nhiều năm qua. Khi hoàn thành, tuyến đường sắt này sẽ mở ra một cung đường vận tải thông suốt từ châu Âu cho tới bờ biển phía nam Hàn Quốc, với nền tảng là hệ thống đường sắt xuyên Siberia (TSR) của Nga.
Trong tuyên bố của mình, hai nhà lãnh đạo Nga, Hàn Quốc nói rằng, việc kết nối tuyến đường sắt này sẽ đóng góp vào hòa bình và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên và ở khu vực Đông Bắc Á, cũng như thúc đẩy hợp tác phát triển Á-Âu.
"Hàn Quốc và Nga sẽ cùng nhau xây dựng kỷ nguyên Á-Âu cho tương lai mới", bà Park tuyên bố.
Theo Mạng tin Châu Á, bà Park đang thúc đẩy "Sáng kiến Á-Âu", trong đó kêu gọi mở rộng mối liên kết giữa các quốc gia hai châu lục với nhau, thông qua việc kết nối các tuyến đường bộ và đường sắt để tạo nên con đường tơ lụa mới từ Hàn Quốc tới châu Âu thông qua Triều Tiên, Nga và Trung Quốc.
Phát biểu tại lễ bế mạc Diễn đàn Đối thoại Nga-Hàn Quốc lần thứ 3, bà Park cũng nói, "lãnh đạo hai nước sẵn sàng chia sẻ nguyện vọng nhằm cùng nhau hướng tới một kỷ nguyên Á-Âu mới. Theo đó, Hàn Quốc sẽ tập trung chính sách vào việc thúc đẩy hợp tác Á-Âu, trong khi Nga sẽ hướng chính sách vào châu Á-Thái Bình Dương".
Do đó, thỏa thuận trên giữa Nga và Hàn Quốc là bước đi đầu tiên hướng đến tầm nhìn đầy tham vọng này. Hiện tại, Nga đã có được bước tiến đầu tiên của dự án trong tháng 9 khi hoàn thành 54 km đường ray từ biên giới phía đông của thị trấn Khasan (Nga) đến cảng Rajin ở đông bắc Triều Tiên.
Với sự tham gia của Seoul, tuyến đường sắt tơ lụa sẽ được nối thông tới tận khu vực cảng Busan ở miền nam Hàn Quốc, tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa qua lại giữa quốc gia này với châu Âu, cũng như mở thêm một con đường mới cho hoạt động đầu tư gián tiếp vào Bình Nhưỡng.
Mạng tin châu Á cho hay, theo biên bản ghi nhớ, một nhóm công ty Hàn Quốc, bao gồm Tập đoàn thép Posco, Công ty Đường sắt Hàn Quốc và Công ty Hyundai Merchant Marine, sẽ tham gia mua cổ phần trong RasonKonTrans, liên doanh giữa Nga và Triều Tiên đang thực hiện dự án cải tạo đường sắt và cảng biển.
Theo một số nguồn tin, nhiều khả năng Nga sẽ góp 36% cổ phần trong dự án này, trong khi Hàn Quốc góp 34% và Bình Nhưỡng có 30%.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia phân tích, kế hoạch đầy tham vọng trên muốn tiến hành thuận buồm xuôi gió, thì phải giải quyết được những trở ngại lớn về mặt chính trị, mà trước hết là mối quan hệ liên Triều đầy sóng gió cũng như chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Triều Tiên.
Andrei Lankov, một chuyên gia về các vấn đề Triều Tiên của Nga đang giảng dạy tại Đại học Kookmin tại Seoul cho biết, ông vẫn "rất hoài nghi" về thành công của dự án trên vì mối quan hệ không mấy tốt đẹp giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, cũng như những phản ứng của cộng đồng quốc tế đối với tham vọng hạt nhân của Triều Tiên.
"Ý tưởng có vẻ hoàn hảo xét từ góc độ kinh tế và thương mại. Nhưng dự án sẽ tiêu tốn hàng tỷ USD và các công ty sẽ mạo hiểm với sự đầu tư lớn đó với Triều Tiên trong tình hình hiện nay", ông Lankov nói.
Đó là chưa kể giữa hai miền Triều Tiên chưa có sự tin tưởng đủ để Hàn Quốc kết nối những cơ sở hạ tầng quan trọng như vậy với miền Bắc. Theo ông Lankov, Triều Tiên sẽ rất hoan nghênh vì ngoài lợi ích kinh tế, nước này sẽ có thêm “con tin” trong quan hệ với các bên khác.
Các nhà quan sát đã liên hệ dự án đường sắt trên với khu công nghiệp liên Triều Kaesong mà Triều Tiên và Hàn Quốc cùng vận hành. Hồi tháng 4 vừa qua, Bình Nhưỡng đã đơn phương đóng cửa khu công nghiệp này trong bối cảnh các căng thẳng quân sự leo thang. Điều này đã gây khó khăn không ít cho các doanh nghiệp và công nhân làm việc tại Kaesong.
Phát biểu tại một hội nghị kinh doanh Hàn Quốc - Nga, Tổng thống Putin cũng thừa nhận sự tồn tại của những khó khăn như trên, song ông cho rằng các ưu điểm tiềm năng của dự án này chiếm ưu thế lớn hơn.
"Tôi hy vọng rằng, những vấn đề chính trị sẽ được giải quyết sớm vì cả Hàn Quốc, Triều Tiên và Nga đều có những lợi ích kinh tế to lớn khi dự án này hoàn thành", ông Putin tuyên bố. Theo ông, "dự án này một khi được hoàn thành sẽ có đóng góp to lớn vào việc thiết lập hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên".