Ngã ngũ ngân hàng có số lợi nhuận lớn nhất Việt Nam
Con số chính thức chốt lại chỉ chênh nhau vài chục tỷ đồng giữa VietinBank với Vietcombank
Các ngân hàng thương mại vừa công bố báo cáo tài chính quý 4/2016. Vị trí lợi nhuận lớn nhất hệ thống chính thức chốt lại, với mức độ chênh nhau chỉ vài chục tỷ đồng.
Cụ thể, báo cáo tài chính của Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) đã chốt lại con số lợi nhuận trước thuế riêng ngân hàng năm 2016 là 8.271,7 tỷ đồng. Đây cũng là con số lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam năm qua (khác với con số hiệu quả nhất).
Rất sát, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng chốt lại con số cuối cùng với 8.220 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế riêng lẻ, áp sát VietinBank.
Trước đó, vị trí lợi nhuận lớn nhất vẫn chưa thể ngã ngũ giữa hai thành viên này, do vẫn có so sánh và chờ đợi ở con số lợi nhuận hợp nhất.
Với báo cáo tài chính vừa công bố, VietinBank lại nhỉnh hơn Vietcombank ở kết quả hợp nhất chỉ khoảng vài chục tỷ đồng.
Cụ thể, lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm qua của VietinBank đạt 8.530 tỷ đồng, trong khi Vietcombank là 8.517 tỷ đồng. Nhưng về tốc độ tăng trưởng so với năm trước, Vietcombank vượt trội hơn với tốc độ 23,5%, còn VietinBank tăng 16,1%.
Ở con số tổng thể khác, nếu so sánh lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của riêng ngân hàng, Vietcombank lại đạt cao hơn trong năm qua, lên tới 14.612,3 tỷ đồng, trong khi VietinBank thấp hơn với 13.186,7 tỷ đồng.
Tương quan trên cũng cho thấy Vietcombank đã thực hiện trích lập dự phòng lớn hơn so với VietinBank, dẫn tới con số lợi nhuận trước thuế sau trích lập dự phòng thấp hơn và không chiếm được vị trí lợi nhuận lớn nhất, dù chỉ là về con số nhưng lại được thị trường chú ý về thứ hạng.
Mức độ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng giữa hai ngân hàng này cũng chênh lệch đáng kể. Nếu Vietcombank có tổng dư nợ riêng ngân hàng là 457.137,8 tỷ, dự phòng rủi ro cho vay khách hàng 8.068,3 tỷ, thì VietinBank có tổng cho vay khách hàng 649.342 tỷ với dự phòng 6.711 tỷ, tính đến cuối quý 4/2016.
Về con số tuyệt đối, Vietcombank đến cuối 2016 có 6.789,2 tỷ đồng nợ xấu; VietinBank ít hơn với 6.706,6 tỷ. Tuy nhiên, đến cuối 2016 Vietcombank là ngân hàng đầu tiên và duy nhất đưa toàn bộ nợ xấu về một sổ, không còn nợ xấu nằm tại Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), nên có sự khác biệt về chất lượng trong so sánh ở đây.
Cũng theo báo cáo vừa công bố, đến hết 2016, riêng ngân hàng, Vietcombank có 15.164 cán bộ nhân viên, còn VietinBank có 21.895 người; Vietcombank có tổng vốn chủ sở hữu 48.185,6 tỷ đồng, VietinBank có tới 61.655,8 tỷ đồng.
Cụ thể, báo cáo tài chính của Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) đã chốt lại con số lợi nhuận trước thuế riêng ngân hàng năm 2016 là 8.271,7 tỷ đồng. Đây cũng là con số lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam năm qua (khác với con số hiệu quả nhất).
Rất sát, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng chốt lại con số cuối cùng với 8.220 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế riêng lẻ, áp sát VietinBank.
Trước đó, vị trí lợi nhuận lớn nhất vẫn chưa thể ngã ngũ giữa hai thành viên này, do vẫn có so sánh và chờ đợi ở con số lợi nhuận hợp nhất.
Với báo cáo tài chính vừa công bố, VietinBank lại nhỉnh hơn Vietcombank ở kết quả hợp nhất chỉ khoảng vài chục tỷ đồng.
Cụ thể, lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm qua của VietinBank đạt 8.530 tỷ đồng, trong khi Vietcombank là 8.517 tỷ đồng. Nhưng về tốc độ tăng trưởng so với năm trước, Vietcombank vượt trội hơn với tốc độ 23,5%, còn VietinBank tăng 16,1%.
Ở con số tổng thể khác, nếu so sánh lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của riêng ngân hàng, Vietcombank lại đạt cao hơn trong năm qua, lên tới 14.612,3 tỷ đồng, trong khi VietinBank thấp hơn với 13.186,7 tỷ đồng.
Tương quan trên cũng cho thấy Vietcombank đã thực hiện trích lập dự phòng lớn hơn so với VietinBank, dẫn tới con số lợi nhuận trước thuế sau trích lập dự phòng thấp hơn và không chiếm được vị trí lợi nhuận lớn nhất, dù chỉ là về con số nhưng lại được thị trường chú ý về thứ hạng.
Mức độ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng giữa hai ngân hàng này cũng chênh lệch đáng kể. Nếu Vietcombank có tổng dư nợ riêng ngân hàng là 457.137,8 tỷ, dự phòng rủi ro cho vay khách hàng 8.068,3 tỷ, thì VietinBank có tổng cho vay khách hàng 649.342 tỷ với dự phòng 6.711 tỷ, tính đến cuối quý 4/2016.
Về con số tuyệt đối, Vietcombank đến cuối 2016 có 6.789,2 tỷ đồng nợ xấu; VietinBank ít hơn với 6.706,6 tỷ. Tuy nhiên, đến cuối 2016 Vietcombank là ngân hàng đầu tiên và duy nhất đưa toàn bộ nợ xấu về một sổ, không còn nợ xấu nằm tại Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), nên có sự khác biệt về chất lượng trong so sánh ở đây.
Cũng theo báo cáo vừa công bố, đến hết 2016, riêng ngân hàng, Vietcombank có 15.164 cán bộ nhân viên, còn VietinBank có 21.895 người; Vietcombank có tổng vốn chủ sở hữu 48.185,6 tỷ đồng, VietinBank có tới 61.655,8 tỷ đồng.