Nga tố Tổng thống Thổ hưởng lợi từ dầu lậu IS
Đáp trả cáo buộc của Nga, ông Erdogan nói không ai có quyền “vu khống” Thổ Nhĩ Kỳ
Bộ Quốc phòng Nga ngày 2/12 tuyên bố có bằng chứng cho thấy Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan và gia đình hưởng lợi từ giao dịch bất hợp pháp dầu lậu đến từ những khu vực do nhóm khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) kiểm soát ở Syria và Iraq.
Kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay chiến đấu Su-24 của Nga vào tuần trước, giữa Moscow và Ankara đã nổ ra một cuộc đấu khẩu gay gắt. Cáo buộc nói trên của Bộ Quốc phòng Nga là diễn biến “lời qua tiếng lại” mới nhất giữa hai bên.
Đáp trả cáo buộc của Nga, ông Erdogan nói không ai có quyền “vu khống” Thổ Nhĩ Kỳ, bằng cách đổ tội cho nước này mua dầu của IS. Nhà lãnh đạo còn tuyên bố sẽ từ chức nếu những cáo buộc của Nga được chứng minh là có thật.
Tuy nhiên, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng nói không muốn mối quan hệ với Moscow tiếp tục xấu đi.
Trong một cuộc họp báo tại Moscow, giới chức Bộ Quốc phòng Nga công bố những bức ảnh chụp từ vệ tinh mà họ nói là cho thấy những đoàn xe chở dầu đang lấy dầu tại các cơ sở do IS kiểm soát ở Syria và Iraq, sau đó vượt qua biên giới để sang nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ.
“Thổ Nhĩ Kỳ là thị trường tiêu thụ chính số dầu bị IS cướp khỏi Syria và Iraq. Theo thông tin mà chúng tôi nhận được, lãnh đạo chính trị cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Erdogan và gia đình ông ta, có liên quan tới hoạt động kinh doanh tội lỗi này”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Anatoly Antonov phát biểu.
Mặc dù vậy, các quan chức Nga không nói cụ thể họ có trong tay bằng chứng trực tiếp nào cho thấy ông Erdogan và gia đình giao dịch dầu với IS.
“Phương Tây chưa bao giờ đặt ra câu hỏi về việc con trai của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ là người đứng đầu một trong những công ty năng lượng lớn nhất của nước này, hay con rể của ông ta được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Năng lượng. Đúng là một doanh nghiệp gia đình tuyệt vời”, ông Antonov nói.
Washington phủ nhận những cáo buộc của Nga cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ giao dịch dầu lậu với IS. “Thực sự là chúng tôi chưa thấy có bằng chứng nào ủng hộ cáo buộc như vậy”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner nói.
Không chỉ cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ giao dịch dầu lậu với IS, Bộ Quốc phòng Nga còn cáo buộc cùng mạng lưới buôn lậu dầu này cung cấp vũ khí, trang thiết bị và đào tạo cho IS và các nhóm Hồi giáo cực đoan khác.
“Theo các dữ liệu tình báo đáng tin cậy của chúng tôi, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành các hoạt động như vậy một cách thường xuyên trong một thời gian dài. Và điều quan trọng nhất là họ không hề có kế hoạch ngăn IS”, ông Sergei Rudskoy, Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga, tuyên bố.
Giới chức Nga cho hay chiến dịch không kích của nước này ở Syria đã khiến khả năng sản xuất, lọc và bán dầu của IS giảm mạnh.
Trong khi đó, giới chức Mỹ nói các cuộc không kích của liên quân do nước này đứng đầu đã phá hủy hàng trăm xe chở dầu của IS, còn chiến dịch của Nga chủ yếu nhằm vào các nhóm chống đối Chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad thay vì IS.
“Điều nực cười khi Nga đưa ra mối quan ngại này là có nhiều bằng chứng cho thấy đối tượng tiêu thụ nhiều dầu nhất từ IS chính là Bashar al-Assad và chính quyền của ông ta, một chính quyền chỉ có thể tồn tại nhờ sự hậu thuẫn của Nga”, phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest nói.
Vào hôm 1/12, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói Thổ Nhĩ Kỳ đã có những bước tiến trong việc đóng cửa biên giới giữa nước này với Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng IS vẫn tận dụng một số khe hở để đưa chiến binh từ nước ngoài vào Iraq và Syria, cũng như để bán dầu.
Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Toner, Washington nắm được thông tin về việc IS bán dầu tại chỗ cho các tay trung gian, sau đó những người trung gian này đưa lậu dầu qua biên giới để vào Thổ Nhĩ Kỳ.
Kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay chiến đấu Su-24 của Nga vào tuần trước, giữa Moscow và Ankara đã nổ ra một cuộc đấu khẩu gay gắt. Cáo buộc nói trên của Bộ Quốc phòng Nga là diễn biến “lời qua tiếng lại” mới nhất giữa hai bên.
Đáp trả cáo buộc của Nga, ông Erdogan nói không ai có quyền “vu khống” Thổ Nhĩ Kỳ, bằng cách đổ tội cho nước này mua dầu của IS. Nhà lãnh đạo còn tuyên bố sẽ từ chức nếu những cáo buộc của Nga được chứng minh là có thật.
Tuy nhiên, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng nói không muốn mối quan hệ với Moscow tiếp tục xấu đi.
Trong một cuộc họp báo tại Moscow, giới chức Bộ Quốc phòng Nga công bố những bức ảnh chụp từ vệ tinh mà họ nói là cho thấy những đoàn xe chở dầu đang lấy dầu tại các cơ sở do IS kiểm soát ở Syria và Iraq, sau đó vượt qua biên giới để sang nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ.
“Thổ Nhĩ Kỳ là thị trường tiêu thụ chính số dầu bị IS cướp khỏi Syria và Iraq. Theo thông tin mà chúng tôi nhận được, lãnh đạo chính trị cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Erdogan và gia đình ông ta, có liên quan tới hoạt động kinh doanh tội lỗi này”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Anatoly Antonov phát biểu.
Mặc dù vậy, các quan chức Nga không nói cụ thể họ có trong tay bằng chứng trực tiếp nào cho thấy ông Erdogan và gia đình giao dịch dầu với IS.
“Phương Tây chưa bao giờ đặt ra câu hỏi về việc con trai của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ là người đứng đầu một trong những công ty năng lượng lớn nhất của nước này, hay con rể của ông ta được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Năng lượng. Đúng là một doanh nghiệp gia đình tuyệt vời”, ông Antonov nói.
Washington phủ nhận những cáo buộc của Nga cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ giao dịch dầu lậu với IS. “Thực sự là chúng tôi chưa thấy có bằng chứng nào ủng hộ cáo buộc như vậy”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner nói.
Không chỉ cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ giao dịch dầu lậu với IS, Bộ Quốc phòng Nga còn cáo buộc cùng mạng lưới buôn lậu dầu này cung cấp vũ khí, trang thiết bị và đào tạo cho IS và các nhóm Hồi giáo cực đoan khác.
“Theo các dữ liệu tình báo đáng tin cậy của chúng tôi, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành các hoạt động như vậy một cách thường xuyên trong một thời gian dài. Và điều quan trọng nhất là họ không hề có kế hoạch ngăn IS”, ông Sergei Rudskoy, Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga, tuyên bố.
Giới chức Nga cho hay chiến dịch không kích của nước này ở Syria đã khiến khả năng sản xuất, lọc và bán dầu của IS giảm mạnh.
Trong khi đó, giới chức Mỹ nói các cuộc không kích của liên quân do nước này đứng đầu đã phá hủy hàng trăm xe chở dầu của IS, còn chiến dịch của Nga chủ yếu nhằm vào các nhóm chống đối Chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad thay vì IS.
“Điều nực cười khi Nga đưa ra mối quan ngại này là có nhiều bằng chứng cho thấy đối tượng tiêu thụ nhiều dầu nhất từ IS chính là Bashar al-Assad và chính quyền của ông ta, một chính quyền chỉ có thể tồn tại nhờ sự hậu thuẫn của Nga”, phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest nói.
Vào hôm 1/12, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói Thổ Nhĩ Kỳ đã có những bước tiến trong việc đóng cửa biên giới giữa nước này với Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng IS vẫn tận dụng một số khe hở để đưa chiến binh từ nước ngoài vào Iraq và Syria, cũng như để bán dầu.
Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Toner, Washington nắm được thông tin về việc IS bán dầu tại chỗ cho các tay trung gian, sau đó những người trung gian này đưa lậu dầu qua biên giới để vào Thổ Nhĩ Kỳ.