Ngân hàng bắt đầu báo lãi
Một số ngân hàng thương mại lớn bắt đầu có thông tin về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013
Còn sớm để định hình bức tranh lợi nhuận ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 theo lộ trình công bố, song một số thành viên lớn đã có thông tin gợi mở với mức độ thực hiện kế hoạch năm khả quan.
Đến thời điểm này mới chỉ có duy nhất Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chính thức công bố kết quả kinh doanh cơ bản trong nửa đầu năm 2013.
Cụ thể, tính đến hết ngày 30/6/2013, Sacombank đã đạt 1.448 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tương đương gần 52% kế hoạch năm; tổng tài sản đạt trên 159.660 tỷ đồng, tăng 5,5% so với đầu năm; tổng huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 126.870 tỷ đồng, trong đó huy động VND tăng hơn 17% so với đầu năm.
Đáng chú ý là trong bối cảnh tín dụng toàn ngành tăng trưởng thấp (khoảng 4,5% đến cuối tháng 6/2013), dư nợ cho vay của ngân hàng này vẫn đạt gần 109.580 tỷ đồng, tăng tới 12,9% so với đầu năm.
Sacombank hiện là một trong số ít ngân hàng thương mại đã được Ngân hàng Nhà nước nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng lên tới 20% cho cả năm nay.
Tín dụng tăng trưởng khả quan là điểm được nhận thấy ở một số ngân hàng cổ phần lớn. Cùng với Sacombank, thông tin cập nhật ở Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cho biết, tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 6 đã đạt trên 7%. Hay tại Ngân hàng Quân đội (MB), tỷ lệ tương ứng bước đầu dự tính có thể đạt từ 8 - 9%.
Hiện MB chưa công bố thông tin chính thức, tuy nhiên, tham khảo từ Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC), kết quả cơ bản cũng đã định hình.
HSC cho biết đã làm việc với MB để ước tính kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013, cập nhật thông tin tới nhà đầu tư. Và công ty này ước tính lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm của MB đạt khoảng 1.750 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ, hoàn thành 50% kế hoạch năm; tăng trưởng tín dụng có thể đạt 8 - 9%; tăng trưởng huy động khoảng 13 - 15%; tỷ lệ cho vay so với huy động (LDR) ở mức thấp với khoảng 68%; tỷ lệ nợ xấu nhiều khả năng lên 2,5%.
Ngược lại, đến cuối tháng 6/2013 vẫn có ngân hàng thương mại tăng trưởng tín dụng âm. Kết quả này rơi vào thành viên có thị phần lớn, góp phần giải thích cho tăng trưởng tín dụng chung của hệ thống đến nửa năm vẫn ở mức thấp (khoảng 4,5%).
Như tại Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), tham khảo thông tin từ HSC trên cơ sở làm việc với ngân hàng này, có thể định hình kết quả kinh doanh 6 tháng đầu 2013 với tăng trưởng tín dụng âm 1%, trong đó tín dụng tiền đồng tăng 5% trong khi tín dụng ngoại tệ giảm 16 - 17%; tăng trưởng huy động đạt 3,4%, trong đó tăng trưởng huy động tiền đồng đạt 2,2% và huy động ngoại tệ đạt 6,4%.
Một số chỉ số cơ bản khác của Vietcombank khá tốt, theo như tham khảo ở nguồn cập nhật bước đầu nói trên. Cụ thể, đến cuối tháng 6/2013, ngân hàng này có tỷ lệ cho vay so với huy động (LDR) ở khoảng 75%, thấp nhất trong vòng ba năm qua; tỷ lệ an toàn vốn (CAR) ở mức cao với với 14,72%.
Về lợi nhuận, ước tính trong 6 tháng đầu năm Vietcombank đã đạt được khoảng 2.700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất (giảm 7,5% so với cùng kỳ), tương đương 46% kế hoạch cả năm; tỷ lệ nợ xấu ở khoảng 2,8%.
Hiện những dữ liệu trên đang chờ các ngân hàng công bố báo cáo tài chính cụ thể để “khớp”. Song bước đầu có thể dự tính một số ngân hàng thương mại lớn vẫn giữ được sự ổn định trong hoạt động kinh doanh; tiến độ thực hiện lợi nhuận bám sát với chỉ tiêu kế hoạch năm; nợ xấu có vẻ vẫn được kiểm soát trong những giới hạn tự xác định theo yêu cầu quản trị của các thành viên; riêng tăng trưởng tín dụng có những khác biệt, thậm chí trái ngược.
Về lợi nhuận, ở tình hình chung, kết quả 6 tháng đầu năm 2013 vẫn tiếp tục có sự “hỗ trợ” lớn của Quyết định 780 (cho phép cơ cấu lại nợ). Nếu không có quyết định này, hoặc thực hiện ngay Thông tư 02 về phân loại nợ và trích lập dự phòng một cách chặt chẽ hơn từ 1/6/2013 thay vì được lùi lại 1 năm, lợi nhuận của nhiều ngân hàng sẽ bị co hẹp đáng kể so với những con số đang dần được công bố.
Một tham khảo là, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước hồi đầu tháng 6/2013 cho hay, việc thực hiện Quyết định 780 đã giúp các tổ chức tín dụng giảm đáng kể mức độ trích lập dự phòng rủi ro. Cập nhật 4 tháng đầu năm 2013, nếu không thực hiện Quyết định 780, họ đã phải trích lập thêm 14,4 nghìn tỷ đồng, khi đó toàn hệ thống sẽ có chênh lệch thu - chi âm 1,3 nghìn tỷ đồng.
Theo đó, trong tương lai, khi Quyết định 780 kết thúc vai trò, Thông tư 02 được áp dụng, những con số lợi nhuận của các ngân hàng thương mại sẽ có “chất” hơn.
Đến thời điểm này mới chỉ có duy nhất Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chính thức công bố kết quả kinh doanh cơ bản trong nửa đầu năm 2013.
Cụ thể, tính đến hết ngày 30/6/2013, Sacombank đã đạt 1.448 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tương đương gần 52% kế hoạch năm; tổng tài sản đạt trên 159.660 tỷ đồng, tăng 5,5% so với đầu năm; tổng huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 126.870 tỷ đồng, trong đó huy động VND tăng hơn 17% so với đầu năm.
Đáng chú ý là trong bối cảnh tín dụng toàn ngành tăng trưởng thấp (khoảng 4,5% đến cuối tháng 6/2013), dư nợ cho vay của ngân hàng này vẫn đạt gần 109.580 tỷ đồng, tăng tới 12,9% so với đầu năm.
Sacombank hiện là một trong số ít ngân hàng thương mại đã được Ngân hàng Nhà nước nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng lên tới 20% cho cả năm nay.
Tín dụng tăng trưởng khả quan là điểm được nhận thấy ở một số ngân hàng cổ phần lớn. Cùng với Sacombank, thông tin cập nhật ở Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cho biết, tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 6 đã đạt trên 7%. Hay tại Ngân hàng Quân đội (MB), tỷ lệ tương ứng bước đầu dự tính có thể đạt từ 8 - 9%.
Hiện MB chưa công bố thông tin chính thức, tuy nhiên, tham khảo từ Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC), kết quả cơ bản cũng đã định hình.
HSC cho biết đã làm việc với MB để ước tính kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013, cập nhật thông tin tới nhà đầu tư. Và công ty này ước tính lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm của MB đạt khoảng 1.750 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ, hoàn thành 50% kế hoạch năm; tăng trưởng tín dụng có thể đạt 8 - 9%; tăng trưởng huy động khoảng 13 - 15%; tỷ lệ cho vay so với huy động (LDR) ở mức thấp với khoảng 68%; tỷ lệ nợ xấu nhiều khả năng lên 2,5%.
Ngược lại, đến cuối tháng 6/2013 vẫn có ngân hàng thương mại tăng trưởng tín dụng âm. Kết quả này rơi vào thành viên có thị phần lớn, góp phần giải thích cho tăng trưởng tín dụng chung của hệ thống đến nửa năm vẫn ở mức thấp (khoảng 4,5%).
Như tại Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), tham khảo thông tin từ HSC trên cơ sở làm việc với ngân hàng này, có thể định hình kết quả kinh doanh 6 tháng đầu 2013 với tăng trưởng tín dụng âm 1%, trong đó tín dụng tiền đồng tăng 5% trong khi tín dụng ngoại tệ giảm 16 - 17%; tăng trưởng huy động đạt 3,4%, trong đó tăng trưởng huy động tiền đồng đạt 2,2% và huy động ngoại tệ đạt 6,4%.
Một số chỉ số cơ bản khác của Vietcombank khá tốt, theo như tham khảo ở nguồn cập nhật bước đầu nói trên. Cụ thể, đến cuối tháng 6/2013, ngân hàng này có tỷ lệ cho vay so với huy động (LDR) ở khoảng 75%, thấp nhất trong vòng ba năm qua; tỷ lệ an toàn vốn (CAR) ở mức cao với với 14,72%.
Về lợi nhuận, ước tính trong 6 tháng đầu năm Vietcombank đã đạt được khoảng 2.700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất (giảm 7,5% so với cùng kỳ), tương đương 46% kế hoạch cả năm; tỷ lệ nợ xấu ở khoảng 2,8%.
Hiện những dữ liệu trên đang chờ các ngân hàng công bố báo cáo tài chính cụ thể để “khớp”. Song bước đầu có thể dự tính một số ngân hàng thương mại lớn vẫn giữ được sự ổn định trong hoạt động kinh doanh; tiến độ thực hiện lợi nhuận bám sát với chỉ tiêu kế hoạch năm; nợ xấu có vẻ vẫn được kiểm soát trong những giới hạn tự xác định theo yêu cầu quản trị của các thành viên; riêng tăng trưởng tín dụng có những khác biệt, thậm chí trái ngược.
Về lợi nhuận, ở tình hình chung, kết quả 6 tháng đầu năm 2013 vẫn tiếp tục có sự “hỗ trợ” lớn của Quyết định 780 (cho phép cơ cấu lại nợ). Nếu không có quyết định này, hoặc thực hiện ngay Thông tư 02 về phân loại nợ và trích lập dự phòng một cách chặt chẽ hơn từ 1/6/2013 thay vì được lùi lại 1 năm, lợi nhuận của nhiều ngân hàng sẽ bị co hẹp đáng kể so với những con số đang dần được công bố.
Một tham khảo là, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước hồi đầu tháng 6/2013 cho hay, việc thực hiện Quyết định 780 đã giúp các tổ chức tín dụng giảm đáng kể mức độ trích lập dự phòng rủi ro. Cập nhật 4 tháng đầu năm 2013, nếu không thực hiện Quyết định 780, họ đã phải trích lập thêm 14,4 nghìn tỷ đồng, khi đó toàn hệ thống sẽ có chênh lệch thu - chi âm 1,3 nghìn tỷ đồng.
Theo đó, trong tương lai, khi Quyết định 780 kết thúc vai trò, Thông tư 02 được áp dụng, những con số lợi nhuận của các ngân hàng thương mại sẽ có “chất” hơn.