Ngân hàng lớn đồng loạt tăng lãi suất
Các ngân hàng lớn tiếp tục tăng lãi suất huy động VND với bước khá mạnh
Từ đầu tuần này, các thành viên lớn nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam đồng loạt tăng lãi suất huy động VND. Bước tăng khá mạnh tập trung ở các kỳ hạn dài.
Như VnEconomy đề cập ở bản tin gần đây, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), sau một thời gian dài gần như đứng ngoài cuộc, đã tăng lãi suất huy động VND ở các kỳ hạn ngắn, thêm 0,3-0,5%/năm.
Theo biểu lãi suất trực tuyến cập nhật ngày 21/3, Vietcombank tiếp tục có điều chỉnh mới, tăng đáng kể lãi suất ở các kỳ hạn dài.
Cụ thể, mức lãi suất cao nhất tại Vietcombank 6,2%/năm tại các kỳ hạn 24-60 tháng đứng im trong khoảng một năm qua hiện đã có thay đổi, tăng lên 6,5%/năm.
Theo biểu mới áp dụng tại Sở Giao dịch Vietcombank, tại kỳ hạn 12 tháng, lãi suất huy động VND đã tăng lên 6,5%/năm, cũng như áp cho các kỳ hạn dài còn lại đến 60 tháng.
Tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), lãi suất huy động VND các kỳ hạn dài cũng vừa tăng khá mạnh. Mức cao nhất 6,8%/năm trước đó vừa được nâng lên là 7,2%/năm.
Biểu tham khảo của BIDV khu vực Hà Nội cho thấy, tại kỳ hạn 364 ngày và 12 tháng, mức áp dụng đã là 6,8%/năm, áp khá sát mức áp dụng tại nhiều ngân hàng thương mại cổ phần.
Đáng chú ý, như từng thể hiện đầu năm nay, tại các kỳ hạn ngắn, lãi suất của BIDV đã áp cao hơn hẳn so với nhiều ngân hàng thương mại cổ phần khác. Như tại kỳ hạn 3 tháng, BIDV áp 5,5%/năm, trong khi Sacombank hay Eximbank… chỉ áp từ 5-5,3%/năm.
Đặc điểm trên cũng thể hiện ở trần lãi suất huy động VND mà Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) áp dụng trong hệ thống. Như tại kỳ hạn từ 3-5 tháng đã là 5,5%/năm (cho khách hàng cá nhân), cao hơn hẳn nhiều ngân hàng cổ phần khác.
Mức cao nhất tham khảo trên biểu VietinBank công bố hiện là 7%/năm, còn mức 6,8%/năm áp cho các kỳ hạn từ 12-36 tháng.
Dù việc tăng lãi suất của các ngân hàng lớn trên chưa phá vỡ mặt bằng lãi suất chung trên thị trường hiện nay, nhưng với thị phần huy động lớn, sức ép cạnh tranh đối với khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân đã lớn hơn.
Chênh lệch lãi suất giữa hai khối này hiện đã thu hẹp chỉ còn trên dưới 0,5%/năm, thay vì doãng rộng từ 1-1,5%/năm khoảng một năm trước.
Như VnEconomy đề cập ở bản tin gần đây, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), sau một thời gian dài gần như đứng ngoài cuộc, đã tăng lãi suất huy động VND ở các kỳ hạn ngắn, thêm 0,3-0,5%/năm.
Theo biểu lãi suất trực tuyến cập nhật ngày 21/3, Vietcombank tiếp tục có điều chỉnh mới, tăng đáng kể lãi suất ở các kỳ hạn dài.
Cụ thể, mức lãi suất cao nhất tại Vietcombank 6,2%/năm tại các kỳ hạn 24-60 tháng đứng im trong khoảng một năm qua hiện đã có thay đổi, tăng lên 6,5%/năm.
Theo biểu mới áp dụng tại Sở Giao dịch Vietcombank, tại kỳ hạn 12 tháng, lãi suất huy động VND đã tăng lên 6,5%/năm, cũng như áp cho các kỳ hạn dài còn lại đến 60 tháng.
Tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), lãi suất huy động VND các kỳ hạn dài cũng vừa tăng khá mạnh. Mức cao nhất 6,8%/năm trước đó vừa được nâng lên là 7,2%/năm.
Biểu tham khảo của BIDV khu vực Hà Nội cho thấy, tại kỳ hạn 364 ngày và 12 tháng, mức áp dụng đã là 6,8%/năm, áp khá sát mức áp dụng tại nhiều ngân hàng thương mại cổ phần.
Đáng chú ý, như từng thể hiện đầu năm nay, tại các kỳ hạn ngắn, lãi suất của BIDV đã áp cao hơn hẳn so với nhiều ngân hàng thương mại cổ phần khác. Như tại kỳ hạn 3 tháng, BIDV áp 5,5%/năm, trong khi Sacombank hay Eximbank… chỉ áp từ 5-5,3%/năm.
Đặc điểm trên cũng thể hiện ở trần lãi suất huy động VND mà Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) áp dụng trong hệ thống. Như tại kỳ hạn từ 3-5 tháng đã là 5,5%/năm (cho khách hàng cá nhân), cao hơn hẳn nhiều ngân hàng cổ phần khác.
Mức cao nhất tham khảo trên biểu VietinBank công bố hiện là 7%/năm, còn mức 6,8%/năm áp cho các kỳ hạn từ 12-36 tháng.
Dù việc tăng lãi suất của các ngân hàng lớn trên chưa phá vỡ mặt bằng lãi suất chung trên thị trường hiện nay, nhưng với thị phần huy động lớn, sức ép cạnh tranh đối với khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân đã lớn hơn.
Chênh lệch lãi suất giữa hai khối này hiện đã thu hẹp chỉ còn trên dưới 0,5%/năm, thay vì doãng rộng từ 1-1,5%/năm khoảng một năm trước.