Ngân hàng ngoại khó vẽ lại thị phần huy động vốn?
Việc mở cửa theo cam kết WTO là điều kiện mới để khối ngân hàng ngoại có thể vẽ lại bức tranh thị phần huy động vốn VND từ 2011
Việc mở cửa theo cam kết WTO là điều kiện mới để khối ngân hàng ngoại có thể vẽ lại bức tranh thị phần huy động vốn VND từ 2011.
Theo biểu có hiệu lực từ ngày 12/1/2011, lãi suất huy động VND của HSBC Việt Nam khá hấp dẫn. Mức cao nhất 13,7%/năm được ngân hàng này trải dài cho các kỳ hạn từ 3 - 12 tháng, một sự cạnh tranh sòng phẳng với các ngân hàng nội địa.
HSBC là một trong 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam (cùng với Standard Chartered, ANZ, Shinhan và Hong Leong). Sự hiện diện và phạm vi hoạt động đã được mở rộng qua việc chuyển đổi từ chi nhánh sang ngân hàng 100% vốn. Cạnh tranh lãi suất chỉ là một trong nhiều mũi nhọn mà ngân hàng này đang triển khai.
Năm 2011, sẽ không bất ngờ nếu thị trường đón thêm những biểu lãi suất huy động VND như thế từ khối ngoại. Bởi đây là năm bản lề.
Cửa bắt đầu mở…
Trước khi thực hiện cam kết WTO, có nhiều giới hạn kỹ thuật đặt ra đối với các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Ở lĩnh vực huy động vốn, các ngân hàng nước ngoài không được nhận tiền gửi tiết kiệm dưới bất kỳ hình thức nào, chỉ được nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước là nhận tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của các thể nhân và pháp nhân không có quan hệ tín dụng tối đa 25%, đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng bằng 100% so với mức vốn của ngân hàng nguyên xứ; nhận tiền gửi có kỳ hạn từ những tổ chức có quan hệ tín dụng không quá 50% vốn điều lệ.
Nhưng theo lộ trình thực hiện cam kết WTO, các tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được cung cấp hầu hết các loại hình dịch vụ ngân hàng như cho vay, nhận tiền gửi, cho thuê tài chính, kinh doanh ngoại tệ, các công cụ thị trường tiền tệ, các công cụ phái sinh, môi giới tiền tệ, quản lý tài sản, cung cấp dịch vụ thanh toán, tư vấn và thông tin tài chính.
Đặc biệt, riêng về hoạt động nhận tiền gửi, năm 2011 bắt đầu có thay đổi lớn. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi VND không giới hạn từ các pháp nhân, lộ trình huy động tiền gửi từ cá thể nhân Việt Nam sẽ được nới lỏng trong vòng 5 năm kể từ ngày 1/1/2007 ở mức tối đa 650% vốn pháp định của ngân hàng, tiến tới đối xử quốc gia đầy đủ vào năm 2011.
Bên cạnh 5 ngân hàng 100% vốn ngoại, số chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam hiện đã lên tới con số 40; nhiều thành viên trong đó đã đồng loạt tăng mạnh vốn được cấp vào cuối năm 2010. Lộ trình mở cửa đã đến, năm 2011 dự báo hoạt động huy động vốn VND trong hệ thống ngân hàng sẽ có thêm yếu tố cạnh tranh mới.
Khó vẽ lại bức tranh thị phần?
Trong báo cáo phân tích của một số tổ chức đầu tư, hay trong nhận định của người trong cuộc, yếu tố cạnh tranh mới đó được lưu ý “cần dè chừng” đối với các ngân hàng nội từ năm 2011 này. Tuy nhiên, một sự lấn sân mạnh trong cơ cấu thị phần sẽ khó diễn ra trước mắt.
Khối ngoại khó lấn sân nhanh ở mảng huy động vốn VND bởi thực tế vẫn còn nhiều hạn chế và rào cản. Điển hình như HSBC Việt Nam, khá nhanh, trong năm 2010 đã có 12 điểm giao dịch từ 2 chi nhánh một năm trước đó, nhưng vẫn còn rất nhỏ so với quy mô mạng lưới của các ngân hàng nội. Với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hạn chế lớn là không được phép mở các điểm giao dịch ngoài trụ sở chi nhánh (ngoài lắp đặt và vận hành các máy ATM và được phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở đối xử quốc gia kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO).
Tại một cuộc họp báo trong năm 2010, ông Ashok Sud, Tổng giám đốc Standard Chartered Việt Nam, cũng nhấn mạnh rằng ông không hài lòng khi nhận được các câu hỏi đánh giá về sự cạnh tranh giữa “hai phe” ngân hàng nội và ngoại. Và nhận định mà ông đưa ra là 90% thị phần nói chung hiện đang thuộc về các ngân hàng nội và khó thay đổi trong 10 - 15 năm tới.
Mặt khác, nếu một đặc trưng cạnh tranh của các ngân hàng trong nước những năm gần đây là các cuộc đua lãi suất huy động, thì chiến lược khối ngoại dường như chỉ thực sự tập trung ở các nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, các dịch vụ tài chính toàn cầu, ngoại hối và thanh toán quốc tế…
Theo số liệu thống kê khoảng bốn năm trở lại đây, thị phần huy động vốn bằng VND tính cả khối ngân hàng liên doanh, 100% vốn nước ngoài và chi nhánh nước ngoài cũng chưa có lúc nào vượt quá 6% trong tổng cơ cấu của hệ thống; thậm chí nếu so với cuối năm 2007, miếng bánh cuối quý 1/2010 còn bị thu hẹp (khoảng 4,3% so với 5,5%).
Có lẽ, một sự thay đổi rõ ràng vẫn còn cần nhiều thời gian.
Theo biểu có hiệu lực từ ngày 12/1/2011, lãi suất huy động VND của HSBC Việt Nam khá hấp dẫn. Mức cao nhất 13,7%/năm được ngân hàng này trải dài cho các kỳ hạn từ 3 - 12 tháng, một sự cạnh tranh sòng phẳng với các ngân hàng nội địa.
HSBC là một trong 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam (cùng với Standard Chartered, ANZ, Shinhan và Hong Leong). Sự hiện diện và phạm vi hoạt động đã được mở rộng qua việc chuyển đổi từ chi nhánh sang ngân hàng 100% vốn. Cạnh tranh lãi suất chỉ là một trong nhiều mũi nhọn mà ngân hàng này đang triển khai.
Năm 2011, sẽ không bất ngờ nếu thị trường đón thêm những biểu lãi suất huy động VND như thế từ khối ngoại. Bởi đây là năm bản lề.
Cửa bắt đầu mở…
Trước khi thực hiện cam kết WTO, có nhiều giới hạn kỹ thuật đặt ra đối với các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Ở lĩnh vực huy động vốn, các ngân hàng nước ngoài không được nhận tiền gửi tiết kiệm dưới bất kỳ hình thức nào, chỉ được nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước là nhận tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của các thể nhân và pháp nhân không có quan hệ tín dụng tối đa 25%, đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng bằng 100% so với mức vốn của ngân hàng nguyên xứ; nhận tiền gửi có kỳ hạn từ những tổ chức có quan hệ tín dụng không quá 50% vốn điều lệ.
Nhưng theo lộ trình thực hiện cam kết WTO, các tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được cung cấp hầu hết các loại hình dịch vụ ngân hàng như cho vay, nhận tiền gửi, cho thuê tài chính, kinh doanh ngoại tệ, các công cụ thị trường tiền tệ, các công cụ phái sinh, môi giới tiền tệ, quản lý tài sản, cung cấp dịch vụ thanh toán, tư vấn và thông tin tài chính.
Đặc biệt, riêng về hoạt động nhận tiền gửi, năm 2011 bắt đầu có thay đổi lớn. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi VND không giới hạn từ các pháp nhân, lộ trình huy động tiền gửi từ cá thể nhân Việt Nam sẽ được nới lỏng trong vòng 5 năm kể từ ngày 1/1/2007 ở mức tối đa 650% vốn pháp định của ngân hàng, tiến tới đối xử quốc gia đầy đủ vào năm 2011.
Bên cạnh 5 ngân hàng 100% vốn ngoại, số chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam hiện đã lên tới con số 40; nhiều thành viên trong đó đã đồng loạt tăng mạnh vốn được cấp vào cuối năm 2010. Lộ trình mở cửa đã đến, năm 2011 dự báo hoạt động huy động vốn VND trong hệ thống ngân hàng sẽ có thêm yếu tố cạnh tranh mới.
Khó vẽ lại bức tranh thị phần?
Trong báo cáo phân tích của một số tổ chức đầu tư, hay trong nhận định của người trong cuộc, yếu tố cạnh tranh mới đó được lưu ý “cần dè chừng” đối với các ngân hàng nội từ năm 2011 này. Tuy nhiên, một sự lấn sân mạnh trong cơ cấu thị phần sẽ khó diễn ra trước mắt.
Khối ngoại khó lấn sân nhanh ở mảng huy động vốn VND bởi thực tế vẫn còn nhiều hạn chế và rào cản. Điển hình như HSBC Việt Nam, khá nhanh, trong năm 2010 đã có 12 điểm giao dịch từ 2 chi nhánh một năm trước đó, nhưng vẫn còn rất nhỏ so với quy mô mạng lưới của các ngân hàng nội. Với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hạn chế lớn là không được phép mở các điểm giao dịch ngoài trụ sở chi nhánh (ngoài lắp đặt và vận hành các máy ATM và được phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở đối xử quốc gia kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO).
Tại một cuộc họp báo trong năm 2010, ông Ashok Sud, Tổng giám đốc Standard Chartered Việt Nam, cũng nhấn mạnh rằng ông không hài lòng khi nhận được các câu hỏi đánh giá về sự cạnh tranh giữa “hai phe” ngân hàng nội và ngoại. Và nhận định mà ông đưa ra là 90% thị phần nói chung hiện đang thuộc về các ngân hàng nội và khó thay đổi trong 10 - 15 năm tới.
Mặt khác, nếu một đặc trưng cạnh tranh của các ngân hàng trong nước những năm gần đây là các cuộc đua lãi suất huy động, thì chiến lược khối ngoại dường như chỉ thực sự tập trung ở các nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, các dịch vụ tài chính toàn cầu, ngoại hối và thanh toán quốc tế…
Theo số liệu thống kê khoảng bốn năm trở lại đây, thị phần huy động vốn bằng VND tính cả khối ngân hàng liên doanh, 100% vốn nước ngoài và chi nhánh nước ngoài cũng chưa có lúc nào vượt quá 6% trong tổng cơ cấu của hệ thống; thậm chí nếu so với cuối năm 2007, miếng bánh cuối quý 1/2010 còn bị thu hẹp (khoảng 4,3% so với 5,5%).
Có lẽ, một sự thay đổi rõ ràng vẫn còn cần nhiều thời gian.