Ngân hàng Nhà nước lý giải điểm đến của gần 60 tấn vàng
Những con số về nhu cầu vàng, quy mô đang nằm trong hệ thống ngân hàng và đã đi ra thị trường được nêu khá cụ thể
Vụ Quản lý Ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước) vừa có báo cáo một số nội dung liên quan đến công tác quản lý thị trường vàng thời gian qua. Quy mô vàng miếng đưa ra đấu thầu là một điểm đáng chú ý.
Từ ngày 28/3/2013 đến 25/9/2013, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 61 phiên đấu thầu bán vàng miếng, tổng khối lượng vàng miếng đã bán ra thị trường khoảng 59,87 tấn.
Thời gian qua, “vàng đấu thầu đã đi đâu?” là câu hỏi nổi bật trên thị trường. Và ở báo cáo trên, Vụ Quản lý Ngoại hối đã đưa ra câu trả lời với những con số cụ thể.
Vụ chức năng này cho biết, để ngăn chặn hiện tượng đầu cơ, làm giá trên thị trường, căn cứ quy định tại Thông tư 06/2013/TT-NHNN hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước, hàng ngày cơ quan này theo dõi, giám sát chặt chẽ báo cáo của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp về tình hình sử dụng vàng miếng mua từ đấu thầu, trong đó các đơn vị báo cáo chi tiết về mục đích sử dụng, các khoản đã bán cho từng đối tượng tại mức giá và khối lượng cụ thể.
Qua 61 phiên đấu thầu tính đến ngày 25/9, tổng khối lượng vàng miếng đã bán ra thị trường khoảng 59,87 tấn. Báo cáo trên cho biết, trong tổng số khối lượng vàng miếng trúng thầu, có gần 30 tấn được các tổ chức tín dụng sử dụng để tất toán số dư huy động vốn bằng vàng; phần còn lại các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp trúng thầu đã sử dụng để bán lại trên thị trường.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng đã yêu cầu các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hàng ngày phải báo cáo chi tiết về doanh số mua, doanh số bán vàng miếng (cụ thể về khối lượng, giá trị) cho từng đối tượng khách hàng là tổ chức, cá nhân. Trên cơ sở báo cáo của các đơn vị, kết quả cho thấy số lượng vàng các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp trúng thầu bán lại ra thị trường chủ yếu cho đối tượng là khách hàng cá nhân, số lượng bán lại cho các doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng là không đáng kể.
Bên cạnh đó, để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng, hàng ngày Ngân hàng Nhà nước quy định và theo dõi việc tổ chức tín dụng không được giữ trạng thái vàng vượt quá 2% so với vốn tự có và không được duy trì trạng thái âm vàng.
“Thực tế trong giai đoạn vừa qua, các tổ chức tín dụng đều nghiêm túc tuân thủ quy định này của Ngân hàng Nhà nước, toàn hệ thống duy trì trạng thái vàng ở mức trung bình khoảng 0,14% trên vốn tự có”, Vụ Quản lý Ngoại hối cho biết.
Nhằm hạn chế hoạt động đầu cơ vàng, theo báo cáo trên, Ngân hàng Nhà nước đang khẩn trương triển khai Quyết định số 20/2013/QĐ-TTg của Chính phủ về phòng chống rửa tiền, và dự kiến sẽ tăng cường theo dõi, giám sát báo cáo chi tiết các giao dịch của các doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng với khách hàng có giá trị lớn trên 300 triệu đồng.
Về nhu cầu trên thị trường vàng, Vụ Quản lý Ngoại hối đánh giá: trước đây, mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 50 - 100 tấn vàng, toàn bộ lượng ngoại tệ nhập khẩu được lấy từ nền kinh tế, do vậy, nhập khẩu vàng trên quy mô lớn đã ảnh hưởng lớn đến tỷ giá, lạm phát, sự ổn định kinh tế vĩ mô.
“Với việc triển khai Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng và các giải pháp áp dụng để can thiệp trong thời gian qua, thị trường vàng đã ổn định; nhu cầu về vàng miếng được đáp ứng, trong đó có nhu cầu mua vào trên 100 tấn vàng của các tổ chức tín dụng trong hơn một năm qua để có đủ lượng vàng trả lại cho người gửi vàng khi đến hạn (nếu trừ 30 tấn mua qua đấu thầu, khoảng 70 tấn mua được do người dân bán lại - PV); tình trạng đầu cơ vàng đã được ngăn chặn, cung cầu vàng miếng trên thị trường đã thu hẹp”, báo cáo đưa ra đánh giá.
Từ đầu năm 2012 đến nay, Ngân hàng Nhà nước không cấp phép cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Trong số lượng đã cung ra qua đấu thầu, có khoảng 30 tấn được các tổ chức tín dụng mua để chi trả cho khách hàng trước đây đã gửi vàng tại tổ chức tín dụng. Theo đó, Vụ Quản lý Ngoại hối tính toán, so với nhu cầu vàng trong những năm trước đây, khoảng 50 - 100 tấn, đến nay cung vàng miếng mới ra thị trường chỉ ở mức 29 tấn; và “điều này cho thấy nhu cầu vàng miếng trong nước vẫn còn nhưng đã giảm nhiều so với giai đoạn trước”.
Từ ngày 28/3/2013 đến 25/9/2013, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 61 phiên đấu thầu bán vàng miếng, tổng khối lượng vàng miếng đã bán ra thị trường khoảng 59,87 tấn.
Thời gian qua, “vàng đấu thầu đã đi đâu?” là câu hỏi nổi bật trên thị trường. Và ở báo cáo trên, Vụ Quản lý Ngoại hối đã đưa ra câu trả lời với những con số cụ thể.
Vụ chức năng này cho biết, để ngăn chặn hiện tượng đầu cơ, làm giá trên thị trường, căn cứ quy định tại Thông tư 06/2013/TT-NHNN hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước, hàng ngày cơ quan này theo dõi, giám sát chặt chẽ báo cáo của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp về tình hình sử dụng vàng miếng mua từ đấu thầu, trong đó các đơn vị báo cáo chi tiết về mục đích sử dụng, các khoản đã bán cho từng đối tượng tại mức giá và khối lượng cụ thể.
Qua 61 phiên đấu thầu tính đến ngày 25/9, tổng khối lượng vàng miếng đã bán ra thị trường khoảng 59,87 tấn. Báo cáo trên cho biết, trong tổng số khối lượng vàng miếng trúng thầu, có gần 30 tấn được các tổ chức tín dụng sử dụng để tất toán số dư huy động vốn bằng vàng; phần còn lại các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp trúng thầu đã sử dụng để bán lại trên thị trường.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng đã yêu cầu các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hàng ngày phải báo cáo chi tiết về doanh số mua, doanh số bán vàng miếng (cụ thể về khối lượng, giá trị) cho từng đối tượng khách hàng là tổ chức, cá nhân. Trên cơ sở báo cáo của các đơn vị, kết quả cho thấy số lượng vàng các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp trúng thầu bán lại ra thị trường chủ yếu cho đối tượng là khách hàng cá nhân, số lượng bán lại cho các doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng là không đáng kể.
Bên cạnh đó, để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng, hàng ngày Ngân hàng Nhà nước quy định và theo dõi việc tổ chức tín dụng không được giữ trạng thái vàng vượt quá 2% so với vốn tự có và không được duy trì trạng thái âm vàng.
“Thực tế trong giai đoạn vừa qua, các tổ chức tín dụng đều nghiêm túc tuân thủ quy định này của Ngân hàng Nhà nước, toàn hệ thống duy trì trạng thái vàng ở mức trung bình khoảng 0,14% trên vốn tự có”, Vụ Quản lý Ngoại hối cho biết.
Nhằm hạn chế hoạt động đầu cơ vàng, theo báo cáo trên, Ngân hàng Nhà nước đang khẩn trương triển khai Quyết định số 20/2013/QĐ-TTg của Chính phủ về phòng chống rửa tiền, và dự kiến sẽ tăng cường theo dõi, giám sát báo cáo chi tiết các giao dịch của các doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng với khách hàng có giá trị lớn trên 300 triệu đồng.
Về nhu cầu trên thị trường vàng, Vụ Quản lý Ngoại hối đánh giá: trước đây, mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 50 - 100 tấn vàng, toàn bộ lượng ngoại tệ nhập khẩu được lấy từ nền kinh tế, do vậy, nhập khẩu vàng trên quy mô lớn đã ảnh hưởng lớn đến tỷ giá, lạm phát, sự ổn định kinh tế vĩ mô.
“Với việc triển khai Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng và các giải pháp áp dụng để can thiệp trong thời gian qua, thị trường vàng đã ổn định; nhu cầu về vàng miếng được đáp ứng, trong đó có nhu cầu mua vào trên 100 tấn vàng của các tổ chức tín dụng trong hơn một năm qua để có đủ lượng vàng trả lại cho người gửi vàng khi đến hạn (nếu trừ 30 tấn mua qua đấu thầu, khoảng 70 tấn mua được do người dân bán lại - PV); tình trạng đầu cơ vàng đã được ngăn chặn, cung cầu vàng miếng trên thị trường đã thu hẹp”, báo cáo đưa ra đánh giá.
Từ đầu năm 2012 đến nay, Ngân hàng Nhà nước không cấp phép cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Trong số lượng đã cung ra qua đấu thầu, có khoảng 30 tấn được các tổ chức tín dụng mua để chi trả cho khách hàng trước đây đã gửi vàng tại tổ chức tín dụng. Theo đó, Vụ Quản lý Ngoại hối tính toán, so với nhu cầu vàng trong những năm trước đây, khoảng 50 - 100 tấn, đến nay cung vàng miếng mới ra thị trường chỉ ở mức 29 tấn; và “điều này cho thấy nhu cầu vàng miếng trong nước vẫn còn nhưng đã giảm nhiều so với giai đoạn trước”.