Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” vàng ra thị trường
Đã qua 30/6 nhưng một số ngân hàng vẫn chưa tất toán xong trạng thái vàng và vẫn có nhu cầu mua vàng với khối lượng lớn
Ngày mai (9/7), Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên của tuần này, với khối lượng chào thầu là hơn 1,5 tấn vàng. Đã qua 30/6 nhưng một số ngân hàng vẫn chưa tất toán xong trạng thái vàng và vẫn có nhu cầu mua vàng với khối lượng lớn.
Theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước, sáng thứ Ba (9/7), cơ quan này sẽ chào thầu 40.000 lượng vàng SJC, tương đương khoảng 1,54 tấn vàng. Đây là phiên đấu thầu vàng miếng thứ 41 từ trước đến nay, đồng thời là phiên đầu tiên diễn ra trong tuần này.
Từ sau ngày 30/6, hạn chót để các tổ chức tín dụng tất toán xong trạng thái vàng, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì hoạt động đấu thầu vàng miếng với tần suất 3 phiên mỗi tuần. Khối lượng chào thầu mỗi phiên được đẩy lên 40.000 lượng, cao hơn gấp rưỡi so với mức 26.000 lượng thường thấy trong các phiên trước thời điểm 30/6.
Tuy nhiên, thực tế trong những phiên đấu thầu vàng vừa qua cho thấy, Ngân hàng Nhà nước chào thầu bao nhiêu vàng thì đều bán hết bấy nhiêu. Thị trường đang chứng tỏ một lực cầu mạnh, bất chấp giá trúng thầu trong các phiên đều cao hơn giá vàng do các doanh nghiệp niêm yết.
Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới từ sau 30/6 đến nay vẫn phổ biến ở mức 5-6 triệu đồng mỗi lượng và chưa có dấu hiệu giảm như kỳ vọng của nhiều người trước đó.
Ngoài ra, khoảng cách giữa giá mua và bán vàng cũng ở mức khá cao. Ở những thời điểm giá vàng ít biến động gần đây, giá vàng SJC mua vào thường thấp hơn giá bán ra từ 200.000-400.000. Khi giá biến động mạnh hoặc khi có đấu thầu vàng, khoảng cách giá lại bị kéo giãn, lên mức 500.000-700.000 đồng/lượng, thậm chí là cả triệu đồng mỗi lượng.
Phần nào giải thích về nguyên nhân dẫn tới lực cầu vàng miếng cao sau hạn tất toán, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM cho biết, các ngân hàng hiện vẫn chưa tất toán xong trạng thái huy động và cho vay vàng. Trong khi trạng thái huy động vàng chỉ còn 490 lượng, thì trạng thái cho vay vàng vẫn còn tới 9 tấn.
VTV dẫn lời ông Nguyễn Hoàng Minh cho hay, thời gian qua, những ngân hàng triển khai cho vay vàng đã đàm phán chuyển đổi các hợp đồng cho vay vàng sang tiền đồng, nhưng vấn đề này không đơn giản. Vì thế, những những ngân hàng này sẽ phải mua vàng để cân đối.
Mức giá tham chiếu cho phiên ngày mai là 37,3 triệu đồng/lượng, xấp xỉ giá vàng các doanh nghiệp niêm yết thu mua trên thị trường vào chiều nay.
Lúc gần 16h chiều nay, Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý niêm yết giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 37,35 triệu đồng/lượng (mua vào) và 37,63 triệu đồng/lượng (bán ra). Tại thị trường Tp.HCM, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) báo giá vàng SJC ở các mức tương ứng lần lượt là 37,25 triệu đồng/lượng và 37,7 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và giá bán.
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, sau 40 phiên đấu thầu vàng đã tổ chức đến thời điểm hiện tại, cơ quan này đã chào thầu 45,3 tấn vàng và bán được 41,4 tấn vàng. Riêng sau ngày 30/6, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra hơn 4,6 tấn vàng. Với trạng thái cho vay vàng còn chưa tất toán xong của các ngân hàng, thì lượng vàng này nhiều khả năng đã được mua để đóng trạng thái.
Theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước, sáng thứ Ba (9/7), cơ quan này sẽ chào thầu 40.000 lượng vàng SJC, tương đương khoảng 1,54 tấn vàng. Đây là phiên đấu thầu vàng miếng thứ 41 từ trước đến nay, đồng thời là phiên đầu tiên diễn ra trong tuần này.
Từ sau ngày 30/6, hạn chót để các tổ chức tín dụng tất toán xong trạng thái vàng, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì hoạt động đấu thầu vàng miếng với tần suất 3 phiên mỗi tuần. Khối lượng chào thầu mỗi phiên được đẩy lên 40.000 lượng, cao hơn gấp rưỡi so với mức 26.000 lượng thường thấy trong các phiên trước thời điểm 30/6.
Tuy nhiên, thực tế trong những phiên đấu thầu vàng vừa qua cho thấy, Ngân hàng Nhà nước chào thầu bao nhiêu vàng thì đều bán hết bấy nhiêu. Thị trường đang chứng tỏ một lực cầu mạnh, bất chấp giá trúng thầu trong các phiên đều cao hơn giá vàng do các doanh nghiệp niêm yết.
Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới từ sau 30/6 đến nay vẫn phổ biến ở mức 5-6 triệu đồng mỗi lượng và chưa có dấu hiệu giảm như kỳ vọng của nhiều người trước đó.
Ngoài ra, khoảng cách giữa giá mua và bán vàng cũng ở mức khá cao. Ở những thời điểm giá vàng ít biến động gần đây, giá vàng SJC mua vào thường thấp hơn giá bán ra từ 200.000-400.000. Khi giá biến động mạnh hoặc khi có đấu thầu vàng, khoảng cách giá lại bị kéo giãn, lên mức 500.000-700.000 đồng/lượng, thậm chí là cả triệu đồng mỗi lượng.
Phần nào giải thích về nguyên nhân dẫn tới lực cầu vàng miếng cao sau hạn tất toán, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM cho biết, các ngân hàng hiện vẫn chưa tất toán xong trạng thái huy động và cho vay vàng. Trong khi trạng thái huy động vàng chỉ còn 490 lượng, thì trạng thái cho vay vàng vẫn còn tới 9 tấn.
VTV dẫn lời ông Nguyễn Hoàng Minh cho hay, thời gian qua, những ngân hàng triển khai cho vay vàng đã đàm phán chuyển đổi các hợp đồng cho vay vàng sang tiền đồng, nhưng vấn đề này không đơn giản. Vì thế, những những ngân hàng này sẽ phải mua vàng để cân đối.
Mức giá tham chiếu cho phiên ngày mai là 37,3 triệu đồng/lượng, xấp xỉ giá vàng các doanh nghiệp niêm yết thu mua trên thị trường vào chiều nay.
Lúc gần 16h chiều nay, Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý niêm yết giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 37,35 triệu đồng/lượng (mua vào) và 37,63 triệu đồng/lượng (bán ra). Tại thị trường Tp.HCM, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) báo giá vàng SJC ở các mức tương ứng lần lượt là 37,25 triệu đồng/lượng và 37,7 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và giá bán.
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, sau 40 phiên đấu thầu vàng đã tổ chức đến thời điểm hiện tại, cơ quan này đã chào thầu 45,3 tấn vàng và bán được 41,4 tấn vàng. Riêng sau ngày 30/6, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra hơn 4,6 tấn vàng. Với trạng thái cho vay vàng còn chưa tất toán xong của các ngân hàng, thì lượng vàng này nhiều khả năng đã được mua để đóng trạng thái.