Ngân hàng quốc doanh trước “sóng lớn” cổ phần
Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng cổ phần đang buộc khối ngân hàng quốc doanh phải đổi mới để cạnh tranh
Trong thời gian qua, tất cả các khối ngân hàng đều phát triển về quy mô. Ngay cả các ngân hàng thương mại Nhà nước đang phải lo cổ phần hoá song cũng tiếp tục mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch.
Song phát triển mạnh nhất vẫn là hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần. Khối ngân hàng này tiếp tục phát triển mạnh màng lưới và thành lập thêm ngân hàng mới.
Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng nước ngoài đang đẩy nhanh tiến độ thành lập chi nhánh hay ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Tình hình đó đang thu hút sự quan tâm lớn của dư luận.
Nhiều ngân hàng đã đủ điều kiện thành lập
Ước tính đến hết năm 2007, tổng số phòng giao dịch chi nhánh của các ngân hàng thương mại cổ phần tăng gấp gần 2 lần so với đầu năm 2006.
Đặc biệt, kể từ sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 24/2007/QĐ - NHNN ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định số 22 của Chính phủ về điều kiện thành lập ngân hàng mới, tính đến hết tháng 12/2007, có 6 ngân hàng nước ngoài có nguyện vọng thành lập ngân hàng con 100% vốn điều lệ tại Việt Nam. Đồng thời cũng tính đến hết tháng 12/2007 đã có 13 bộ hồ sơ xin thành lập ngân hàng thương mại cổ phần mới, được gửi lên ngân hàng Nhà nước.
Trong số các bộ hồ sơ nói trên thì đến nay có 4 ngân hàng thương mại cổ phần: Bảo Việt, Tài chính Dầu khí, Liên Việt, FPT được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận về mặt nguyên tắc cho thành lập mới, có tổng số vốn điều lệ lên tới 10.500 tỷ đồng, gần bằng số vốn điều lệ của 8 ngân hàng thương mại cổ phần hiện đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tài chính dầu khí có số vốn tới 5.000 tỷ đồng, đứng đầu khối ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay, với cổ đông lớn nhất là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nắm giữ 20% cổ phần. Tiếp đến là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt có số vốn tới 3.000 tỷ đồng. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bảo Việt có số vốn 1.000 tỷ đồng, với cổ đông lớn nhất là Tập đoàn Bảo Việt nắm giữ 40% cổ phần.
Theo kế hoạch, đầu năm 2008 sẽ có 2 ngân hàng thương mại cổ phần khác là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công nghiệp Việt Nam và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương châu Á cũng được Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận về mặt nguyên tắc cấp phép thành lập.
Hồ sơ của các tỉnh, thành phố xin thành lập ngân hàng thương mại cổ phần, với cổ đông sáng lập là các doanh nghiệp trực thuộc địa phương, ngoài 3 tỉnh là Bắc Ninh, Đồng Nai và Hậu Giang còn chủ yếu là Hà Nội và Tp.HCM. Trong số các cổ đông sáng lập thì có nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn như: Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam - Bảo Việt, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông mà nòng cốt là chuyển đổi Công ty Dịch vụ tiết kiệm bưu điện; Tập đoàn Dệt may; Tập đoàn Dầu khí, Tổng công ty thép, Tổng công ty Sông Đà, Vietel và SSI, FPT, Bia Hà Nội,... và một số ngân hàng thương mại cổ phần khác có quy mô lớn, đang hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Cũng tính đến cuối năm 2007, Ngân hàng Nhà nước đã nhận được 19 hồ sơ xin cấp phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 5 bộ hồ sơ xin thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam. Trong số 19 hồ sơ xin thành lập chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, thì có 3 hồ sơ đã được chấp thuận về nguyên tắc là Commonwealth Bank của Australia, IBK Hàn Quốc, Fubon của Đài Loan. Hồ sơ của Sumitomo Mitsui Bank còn thiếu bản ghi nhớ về thanh tra giám sát giữa Ngân hàng Nhà nước và cơ quan giám sát nước sở tại.
Phát triển và đào thải theo quy luật cung cầu
Một là, sự phát triển ngân hàng thương mại cổ phần đã thúc đẩy cạnh tranh, buộc các ngân hàng thương mại Nhà nước phải đổi mới mạnh mẽ, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa. Mạng lưới giao dịch ngân hàng gần dân, gần doanh nghiệp, tiện lợi hơn trong giao dịch với khách hàng.
Hai là, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường dịch vụ tài chính ngân hàng. Trong tổng số hơn 86 triệu dân, nhưng mới có khoảng 10% số người có tài khoản tại Ngân hàng. Số lượng thẻ ATM mới đạt khoảng 5 triệu thẻ, chỉ chiếm khoảng 6% số dân.
Thu nhập người dân đang cải thiện và nâng lên. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh, đạt 4,2 triệu người năm 2007, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng nhanh, chỉ riêng trong năm 2007 cả nước có 54.000 doanh nghiệp mới được thành lập, nâng tổng số doanh nghiệp trong cả nước lên con số hơn 300.000.
Thị trường chứng khoán phát triển mạnh, chỉ riêng năm 2007, đã huy động được hơn 90.000 tỷ đồng cho các doanh nghiệp, tổng số vốn hoá cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán chiếm 39,4% GDP, nếu kể cả vốn hoá trái phiếu thì chiếm trên 50% GDP.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 48 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm 2006; kim ngạch nhập khẩu đạt 60,33 tỷ USD, tăng 33,1% so với năm trước, nâng mức nhập siêu lên mức kỷ lục, tới 12,4 tỷ USD...
Điều đó cho thấy nhu cầu dịch vụ ngân hàng tài chính ở Việt Nam còn rất lớn, là một tiềm năng còn rất dồi dào, các ngân hàng nước ngoài cũng nhận thấy điều đó cho nên họ tiếp tục mở rộng hoạt động tại Việt Nam.
Ba là, tiềm năng phát triển của các ngân hàng thương mại cổ phần cũng còn rất lớn. Trong 3 năm 2005 - 2007, các chỉ tiêu về quy mô: vốn điều lệ, tổng tài sản, tổng nguồn vốn huy động, tổng dư nợ cho vay, lợi nhuận trước thuế,... của các ngân hàng thương mại cổ phần bình quân tăng 50% mỗi năm. Tại Hà Nội, chỉ riêng năm 2007 khối ngân hàng thương mại cổ phần có mức tăng trưởng dư nợ cho vay cao nhất, đạt tới 82,6%. Một số ngân hàng thương mại cổ phần sẽ có mức tăng trưởng dư nợ tới 90% đến trên 100%.
Bốn là, nhiều chủng loại sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới được đưa ra thị trường và đông đảo khách hàng chấp nhận rất nhanh các dịch vụ đó. Trong năm 2007 có thể chứng kiến sự phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ của tín dụng tiêu dùng, kể cả thấu chi tài khoản, kể cả phát hành và làm đại lý thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế, như: VISA, Master Card, Amex,... cho vay vốn tiêu dùng: mua xe ô tô, mua nhà đất, đi du học, sửa chữa nhà ở.
Các dịch vụ thanh toán tiện ích khác, như chuyển tiền qua hệ thống ATM, nộp tiền điện, nước, mua vé máy bay qua dịch vụ ATM... cũng phát triển mạnh. Đông đảo người dân và các doanh nghiệp cũng nhận thấy tiện ích của các dịch vụ đó nên nhanh chóng chấp nhận.
Thị trường có thể chấp nhận sự chọn lọc và đào thải. Nếu ngân hàng thương mại cổ phần nào cạnh tranh không hiệu quả, làm ăn thua lỗ chắc chắn sẽ phải sáp nhập, bán lại. Thực tế có một số ngân hàng thương mại cổ phần mở chi nhánh mới, phòng giao dịch mới, nhưng 2-3 năm hoạt động không có hiệu quả, đã phải thay đổi địa điểm, chuyển địa điểm khác. Sự điều chỉnh đó là tất yếu trong quá trình phát triển.
Song phát triển mạnh nhất vẫn là hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần. Khối ngân hàng này tiếp tục phát triển mạnh màng lưới và thành lập thêm ngân hàng mới.
Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng nước ngoài đang đẩy nhanh tiến độ thành lập chi nhánh hay ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Tình hình đó đang thu hút sự quan tâm lớn của dư luận.
Nhiều ngân hàng đã đủ điều kiện thành lập
Ước tính đến hết năm 2007, tổng số phòng giao dịch chi nhánh của các ngân hàng thương mại cổ phần tăng gấp gần 2 lần so với đầu năm 2006.
Đặc biệt, kể từ sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 24/2007/QĐ - NHNN ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định số 22 của Chính phủ về điều kiện thành lập ngân hàng mới, tính đến hết tháng 12/2007, có 6 ngân hàng nước ngoài có nguyện vọng thành lập ngân hàng con 100% vốn điều lệ tại Việt Nam. Đồng thời cũng tính đến hết tháng 12/2007 đã có 13 bộ hồ sơ xin thành lập ngân hàng thương mại cổ phần mới, được gửi lên ngân hàng Nhà nước.
Trong số các bộ hồ sơ nói trên thì đến nay có 4 ngân hàng thương mại cổ phần: Bảo Việt, Tài chính Dầu khí, Liên Việt, FPT được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận về mặt nguyên tắc cho thành lập mới, có tổng số vốn điều lệ lên tới 10.500 tỷ đồng, gần bằng số vốn điều lệ của 8 ngân hàng thương mại cổ phần hiện đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tài chính dầu khí có số vốn tới 5.000 tỷ đồng, đứng đầu khối ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay, với cổ đông lớn nhất là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nắm giữ 20% cổ phần. Tiếp đến là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt có số vốn tới 3.000 tỷ đồng. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bảo Việt có số vốn 1.000 tỷ đồng, với cổ đông lớn nhất là Tập đoàn Bảo Việt nắm giữ 40% cổ phần.
Theo kế hoạch, đầu năm 2008 sẽ có 2 ngân hàng thương mại cổ phần khác là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công nghiệp Việt Nam và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương châu Á cũng được Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận về mặt nguyên tắc cấp phép thành lập.
Hồ sơ của các tỉnh, thành phố xin thành lập ngân hàng thương mại cổ phần, với cổ đông sáng lập là các doanh nghiệp trực thuộc địa phương, ngoài 3 tỉnh là Bắc Ninh, Đồng Nai và Hậu Giang còn chủ yếu là Hà Nội và Tp.HCM. Trong số các cổ đông sáng lập thì có nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn như: Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam - Bảo Việt, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông mà nòng cốt là chuyển đổi Công ty Dịch vụ tiết kiệm bưu điện; Tập đoàn Dệt may; Tập đoàn Dầu khí, Tổng công ty thép, Tổng công ty Sông Đà, Vietel và SSI, FPT, Bia Hà Nội,... và một số ngân hàng thương mại cổ phần khác có quy mô lớn, đang hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Cũng tính đến cuối năm 2007, Ngân hàng Nhà nước đã nhận được 19 hồ sơ xin cấp phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 5 bộ hồ sơ xin thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam. Trong số 19 hồ sơ xin thành lập chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, thì có 3 hồ sơ đã được chấp thuận về nguyên tắc là Commonwealth Bank của Australia, IBK Hàn Quốc, Fubon của Đài Loan. Hồ sơ của Sumitomo Mitsui Bank còn thiếu bản ghi nhớ về thanh tra giám sát giữa Ngân hàng Nhà nước và cơ quan giám sát nước sở tại.
Phát triển và đào thải theo quy luật cung cầu
Một là, sự phát triển ngân hàng thương mại cổ phần đã thúc đẩy cạnh tranh, buộc các ngân hàng thương mại Nhà nước phải đổi mới mạnh mẽ, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa. Mạng lưới giao dịch ngân hàng gần dân, gần doanh nghiệp, tiện lợi hơn trong giao dịch với khách hàng.
Hai là, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường dịch vụ tài chính ngân hàng. Trong tổng số hơn 86 triệu dân, nhưng mới có khoảng 10% số người có tài khoản tại Ngân hàng. Số lượng thẻ ATM mới đạt khoảng 5 triệu thẻ, chỉ chiếm khoảng 6% số dân.
Thu nhập người dân đang cải thiện và nâng lên. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh, đạt 4,2 triệu người năm 2007, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng nhanh, chỉ riêng trong năm 2007 cả nước có 54.000 doanh nghiệp mới được thành lập, nâng tổng số doanh nghiệp trong cả nước lên con số hơn 300.000.
Thị trường chứng khoán phát triển mạnh, chỉ riêng năm 2007, đã huy động được hơn 90.000 tỷ đồng cho các doanh nghiệp, tổng số vốn hoá cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán chiếm 39,4% GDP, nếu kể cả vốn hoá trái phiếu thì chiếm trên 50% GDP.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 48 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm 2006; kim ngạch nhập khẩu đạt 60,33 tỷ USD, tăng 33,1% so với năm trước, nâng mức nhập siêu lên mức kỷ lục, tới 12,4 tỷ USD...
Điều đó cho thấy nhu cầu dịch vụ ngân hàng tài chính ở Việt Nam còn rất lớn, là một tiềm năng còn rất dồi dào, các ngân hàng nước ngoài cũng nhận thấy điều đó cho nên họ tiếp tục mở rộng hoạt động tại Việt Nam.
Ba là, tiềm năng phát triển của các ngân hàng thương mại cổ phần cũng còn rất lớn. Trong 3 năm 2005 - 2007, các chỉ tiêu về quy mô: vốn điều lệ, tổng tài sản, tổng nguồn vốn huy động, tổng dư nợ cho vay, lợi nhuận trước thuế,... của các ngân hàng thương mại cổ phần bình quân tăng 50% mỗi năm. Tại Hà Nội, chỉ riêng năm 2007 khối ngân hàng thương mại cổ phần có mức tăng trưởng dư nợ cho vay cao nhất, đạt tới 82,6%. Một số ngân hàng thương mại cổ phần sẽ có mức tăng trưởng dư nợ tới 90% đến trên 100%.
Bốn là, nhiều chủng loại sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới được đưa ra thị trường và đông đảo khách hàng chấp nhận rất nhanh các dịch vụ đó. Trong năm 2007 có thể chứng kiến sự phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ của tín dụng tiêu dùng, kể cả thấu chi tài khoản, kể cả phát hành và làm đại lý thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế, như: VISA, Master Card, Amex,... cho vay vốn tiêu dùng: mua xe ô tô, mua nhà đất, đi du học, sửa chữa nhà ở.
Các dịch vụ thanh toán tiện ích khác, như chuyển tiền qua hệ thống ATM, nộp tiền điện, nước, mua vé máy bay qua dịch vụ ATM... cũng phát triển mạnh. Đông đảo người dân và các doanh nghiệp cũng nhận thấy tiện ích của các dịch vụ đó nên nhanh chóng chấp nhận.
Thị trường có thể chấp nhận sự chọn lọc và đào thải. Nếu ngân hàng thương mại cổ phần nào cạnh tranh không hiệu quả, làm ăn thua lỗ chắc chắn sẽ phải sáp nhập, bán lại. Thực tế có một số ngân hàng thương mại cổ phần mở chi nhánh mới, phòng giao dịch mới, nhưng 2-3 năm hoạt động không có hiệu quả, đã phải thay đổi địa điểm, chuyển địa điểm khác. Sự điều chỉnh đó là tất yếu trong quá trình phát triển.