Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng của Việt Nam
Kinh tế Việt Nam có khả năng đạt mức tăng trưởng GDP 6,5% trong hai năm 2008, 2009 và sẽ tăng lên 7,5% vào năm 2010
Kinh tế Việt Nam có khả năng đạt mức tăng trưởng GDP 6,5% trong hai năm 2008, 2009 và sẽ tăng lên 7,5% vào năm 2010.
Dự báo này nằm trong báo cáo mới nhất về kinh tế Việt Nam và khu vực, vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 10/12.
Nguyên nhân của nhận định lạc quan này, theo ông Martin Rama, quyền Giám đốc WB tại Việt Nam, là do Việt Nam đã “khởi động” sẵn những cải cách cơ cấu trước đó nên có điều kiện ứng phó tốt hơn trước những ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới.
Tuy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam gần đây có giảm do tác động từ khủng hoảng, nhưng sẽ “không đến nỗi đưa Việt Nam vào suy giảm kinh tế”, ông Rama nói. Hơn nữa, tuy nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ giảm do khủng hoảng nhưng Việt Nam vẫn có thể nhận được số vốn tương đối, đủ để đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất.
Về thâm hụt tài khoản vãng lai, báo cáo của WB cho rằng sự thay đổi chính sách của Chính phủ tác động mạnh đến hoạt động xuất, nhập khẩu, khiến cho thâm hụt tài khoản vãng lai có thể tăng lên trong năm nay, khoảng 13% GDP (năm 2007 là 10%), trước khi sút giảm vào năm 2009.
“Ở trường hợp Việt Nam, theo tôi quan trọng nhất lúc này là cần nhân khủng hoảng để tiến hành cải cách, cải tiến hoạt động quản lý tài chính” ông Martin Rama khuyến cáo.
Dự báo này nằm trong báo cáo mới nhất về kinh tế Việt Nam và khu vực, vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 10/12.
Nguyên nhân của nhận định lạc quan này, theo ông Martin Rama, quyền Giám đốc WB tại Việt Nam, là do Việt Nam đã “khởi động” sẵn những cải cách cơ cấu trước đó nên có điều kiện ứng phó tốt hơn trước những ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới.
Tuy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam gần đây có giảm do tác động từ khủng hoảng, nhưng sẽ “không đến nỗi đưa Việt Nam vào suy giảm kinh tế”, ông Rama nói. Hơn nữa, tuy nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ giảm do khủng hoảng nhưng Việt Nam vẫn có thể nhận được số vốn tương đối, đủ để đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất.
Về thâm hụt tài khoản vãng lai, báo cáo của WB cho rằng sự thay đổi chính sách của Chính phủ tác động mạnh đến hoạt động xuất, nhập khẩu, khiến cho thâm hụt tài khoản vãng lai có thể tăng lên trong năm nay, khoảng 13% GDP (năm 2007 là 10%), trước khi sút giảm vào năm 2009.
“Ở trường hợp Việt Nam, theo tôi quan trọng nhất lúc này là cần nhân khủng hoảng để tiến hành cải cách, cải tiến hoạt động quản lý tài chính” ông Martin Rama khuyến cáo.