“Ngân sách cho giáo dục ở nhiều địa phương dễ dàng bị cắt xén”
Nhiều biểu hiện dễ dãi, thiếu nghiêm túc, ngân sách phân bổ cho giáo dục đào tạo ở nhiều địa phương cũng dễ dàng bị cắt xén
Nhiều biểu hiện dễ dãi, thiếu nghiêm túc, thậm chí ngân sách phân bổ cho giáo dục đào tạo ở nhiều địa phương cũng dễ dàng bị cắt xén…chỉ là một số hạn chế đã được nêu tại dự thảo Báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học”.
Chiều 16/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo giám sát nội dung này, trước khi Quốc hội thực hiện giám sát tối cao tại kỳ họp thứ bảy được khai mạc ngày 20/5 tới đây.
Cơ bản nhất trí với đánh giá của đoàn giám sát là “giáo dục đại học nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng”, song nhiều ý kiến còn băn khoăn khi phần đánh giá chất lượng đào tạo còn mờ nhạt.
“Quốc sách” không nên chỉ trông vào ngân sách
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đặt câu hỏi, giáo dục đã là quốc sách hàng đầu hay chưa?. Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, thanh niên thiếu niên và nhi đồng Đào Trọng Thi, trên cương vị Phó đoàn giám sát trả lời : “ Giáo dục và đào tạo chưa trở thành mối quan tâm hàng ngày, được sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của các cấp lãnh đạo. Thậm chí, ngân sách Nhà nước phân bổ cho giáo dục và đào tạo ở nhiều địa phương cũng dễ dàng bị cắt xén, điều chuyển cho công việc khác”.
Một con số liên quan đến nhận định này hơn một lần được nhấn mạnh khi thảo luận, đó là năm 2008 có tới 27 tỉnh, thành trong cả nước không bố trí đủ ngân sách cho giáo dục và đào tạo theo chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cũng nêu con số hơn 20% tổng chi ngân sách Nhà nước hiện nay đã dành cho giáo dục. Nhưng không nên quan niệm “là quốc sách thì phải chi nhiều ngân sách” vì “gói ngân sách hiện nay rất bé” mà nên đẩy mạnh xã hội hóa để đầu tư cho giáo dục và đào tạo.
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bình quân trong 10 năm qua, tổng chi cho giáo dục đại học đạt khoảng 10% tổng ngân sách nhà nước dành cho giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, đoàn giám sát đánh giá, phương thức phân bổ kinh phí cho giáo dục đại học mang tính bình quân, dàn trải và có nhiều bất hợp lý, không gắn với chất lượng đào tạo.
Thành lập trường dễ dãi
Kết quả giám sát cho thấy, từ 1998 - 2009, đã có 312 trường đại học, cao đẳng được thành lập, trong đó có 64 trường được thành lập mới hoàn toàn, còn lại là nâng cấp từ bậc học thấp hơn. Nhờ đó, 35/63 tỉnh, thành phố có thêm trường đại học, cao đẳng mới.
Tuy nhiên, việc thành lập trường, nhất là các trường công lập tại nhiều địa phương còn dễ dãi khiến cho việc đầu tư cho giáo dục đại học bị dàn trải, manh mún, không đáp ứng yêu cầu và điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo. Quy trình, thủ tục và điều kiện thành lập trường chưa được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.
“Nhiều cơ sở giáo dục đại học vừa mới thành lập, chưa có đất đai, địa điểm, chưa xây dựng cơ sở vật chất và tuyển giáo viên nhưng đã tuyển sinh và tổ chức đào tạo mà Bộ Giáo dục và Đào tạo không xử lý nghiêm khắc”, bản báo cáo nêu rõ.
Bên cạnh đó, việc lập trường cũng chưa căn cứ đầy đủ vào nhu cầu về nhân lực cũng như khả năng đầu tư của cả nước và từng địa phương, chưa gắn với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền đề nghị, địa phương không nên thành lập trường từ ngân sách Nhà nước nữa.
Quy mô vượt xa năng lực
Hạn chế đầu tiên được chỉ ra trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về đảm bảo chất lượng đào tạo là quy mô đào tạo vượt xa năng lực đào tạo
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm 1987 đến năm 2009, số sinh viên cả nước tăng 13 lần, nhưng số giáo viên chỉ tăng 3 lần, do đó tỷ lệ sinh viên/giáo viên quá cao so với quy định. Một số trường tỷ lệ này lên đến 40 sinh viên/giáo viên. Nếu tính cả sinh viên hệ tại chức, từ xa, liên kết, liên thông, văn bằng 2 thì số sinh viên không chính quy của cả nước trong năm học 2008 – 2009 khoảng 900.000, chiếm hơn 50% tổng số sinh viên các trường đại học, cao đẳng.
“Nhiều giáo viên dạy tới 1000 tiết/năm trong khi quy định là 260 tiết. Thậm chí, có những trường ngoài công lập trả lương giáo viên cơ hữu theo giờ giảng và quan niệm giáo viên dạy càng nhiều giờ càng tốt”, Chủ nhiệm Đào Trọng Thi cho biết.
Cũng do chú trọng phát triển quy mô đào tạo nên giáo dục đại học chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng đầu vào của sinh viên các trường. Việc giao chỉ tiêu tuyển sinh nhiều trường hợp tỏ ra không nghiêm. Một số trường đại học mở nhiều cấp học, vi phạm Luật Giáo dục nhưng Bộ chưa xử lý trường hợp nào.
Việc mở ngành cũng được đánh giá là còn có biểu hiện dễ dãi. Có trường tự tuyển thêm hàng trăm sinh viên vào những ngành Bộ chưa cho phép mở nhưng chế tài xử lý vi phạm quá nhẹ, không đủ sức răn đe.
Một thực tế đáng lo ngại nữa là trong lĩnh vực đào tạo sau đại học, việc tuyển sinh còn ít tính sàng lọc hơn so với đào tạo đại học. Một số trường chỉ tiêu đào tạo tiến sỹ cao hơn thí sinh dự tuyển. Có trường hợp khi Bộ thẩm định lại 17 bài thi môn tiếng anh của thí sinh nghiên cứu sinh, chỉ có 2 bài đạt yêu cầu.
Chiều 16/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo giám sát nội dung này, trước khi Quốc hội thực hiện giám sát tối cao tại kỳ họp thứ bảy được khai mạc ngày 20/5 tới đây.
Cơ bản nhất trí với đánh giá của đoàn giám sát là “giáo dục đại học nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng”, song nhiều ý kiến còn băn khoăn khi phần đánh giá chất lượng đào tạo còn mờ nhạt.
“Quốc sách” không nên chỉ trông vào ngân sách
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đặt câu hỏi, giáo dục đã là quốc sách hàng đầu hay chưa?. Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, thanh niên thiếu niên và nhi đồng Đào Trọng Thi, trên cương vị Phó đoàn giám sát trả lời : “ Giáo dục và đào tạo chưa trở thành mối quan tâm hàng ngày, được sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của các cấp lãnh đạo. Thậm chí, ngân sách Nhà nước phân bổ cho giáo dục và đào tạo ở nhiều địa phương cũng dễ dàng bị cắt xén, điều chuyển cho công việc khác”.
Một con số liên quan đến nhận định này hơn một lần được nhấn mạnh khi thảo luận, đó là năm 2008 có tới 27 tỉnh, thành trong cả nước không bố trí đủ ngân sách cho giáo dục và đào tạo theo chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cũng nêu con số hơn 20% tổng chi ngân sách Nhà nước hiện nay đã dành cho giáo dục. Nhưng không nên quan niệm “là quốc sách thì phải chi nhiều ngân sách” vì “gói ngân sách hiện nay rất bé” mà nên đẩy mạnh xã hội hóa để đầu tư cho giáo dục và đào tạo.
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bình quân trong 10 năm qua, tổng chi cho giáo dục đại học đạt khoảng 10% tổng ngân sách nhà nước dành cho giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, đoàn giám sát đánh giá, phương thức phân bổ kinh phí cho giáo dục đại học mang tính bình quân, dàn trải và có nhiều bất hợp lý, không gắn với chất lượng đào tạo.
Thành lập trường dễ dãi
Kết quả giám sát cho thấy, từ 1998 - 2009, đã có 312 trường đại học, cao đẳng được thành lập, trong đó có 64 trường được thành lập mới hoàn toàn, còn lại là nâng cấp từ bậc học thấp hơn. Nhờ đó, 35/63 tỉnh, thành phố có thêm trường đại học, cao đẳng mới.
Tuy nhiên, việc thành lập trường, nhất là các trường công lập tại nhiều địa phương còn dễ dãi khiến cho việc đầu tư cho giáo dục đại học bị dàn trải, manh mún, không đáp ứng yêu cầu và điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo. Quy trình, thủ tục và điều kiện thành lập trường chưa được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.
“Nhiều cơ sở giáo dục đại học vừa mới thành lập, chưa có đất đai, địa điểm, chưa xây dựng cơ sở vật chất và tuyển giáo viên nhưng đã tuyển sinh và tổ chức đào tạo mà Bộ Giáo dục và Đào tạo không xử lý nghiêm khắc”, bản báo cáo nêu rõ.
Bên cạnh đó, việc lập trường cũng chưa căn cứ đầy đủ vào nhu cầu về nhân lực cũng như khả năng đầu tư của cả nước và từng địa phương, chưa gắn với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền đề nghị, địa phương không nên thành lập trường từ ngân sách Nhà nước nữa.
Quy mô vượt xa năng lực
Hạn chế đầu tiên được chỉ ra trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về đảm bảo chất lượng đào tạo là quy mô đào tạo vượt xa năng lực đào tạo
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm 1987 đến năm 2009, số sinh viên cả nước tăng 13 lần, nhưng số giáo viên chỉ tăng 3 lần, do đó tỷ lệ sinh viên/giáo viên quá cao so với quy định. Một số trường tỷ lệ này lên đến 40 sinh viên/giáo viên. Nếu tính cả sinh viên hệ tại chức, từ xa, liên kết, liên thông, văn bằng 2 thì số sinh viên không chính quy của cả nước trong năm học 2008 – 2009 khoảng 900.000, chiếm hơn 50% tổng số sinh viên các trường đại học, cao đẳng.
“Nhiều giáo viên dạy tới 1000 tiết/năm trong khi quy định là 260 tiết. Thậm chí, có những trường ngoài công lập trả lương giáo viên cơ hữu theo giờ giảng và quan niệm giáo viên dạy càng nhiều giờ càng tốt”, Chủ nhiệm Đào Trọng Thi cho biết.
Cũng do chú trọng phát triển quy mô đào tạo nên giáo dục đại học chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng đầu vào của sinh viên các trường. Việc giao chỉ tiêu tuyển sinh nhiều trường hợp tỏ ra không nghiêm. Một số trường đại học mở nhiều cấp học, vi phạm Luật Giáo dục nhưng Bộ chưa xử lý trường hợp nào.
Việc mở ngành cũng được đánh giá là còn có biểu hiện dễ dãi. Có trường tự tuyển thêm hàng trăm sinh viên vào những ngành Bộ chưa cho phép mở nhưng chế tài xử lý vi phạm quá nhẹ, không đủ sức răn đe.
Một thực tế đáng lo ngại nữa là trong lĩnh vực đào tạo sau đại học, việc tuyển sinh còn ít tính sàng lọc hơn so với đào tạo đại học. Một số trường chỉ tiêu đào tạo tiến sỹ cao hơn thí sinh dự tuyển. Có trường hợp khi Bộ thẩm định lại 17 bài thi môn tiếng anh của thí sinh nghiên cứu sinh, chỉ có 2 bài đạt yêu cầu.