Ngân sách giáo dục, chiếc bánh nhỏ bé
Ngân sách Nhà nước cấp đã hạn hẹp, giờ đây lại bị giằng co vì trường nào cũng “khát” kinh phí
Ngân sách Nhà nước cấp đã hạn hẹp, giờ đây lại bị giằng co vì trường nào cũng “khát” kinh phí. Nguồn ngân sách Nhà nước chi cho các trường không đủ, ít có trường nào cảm thấy tạm hài lòng về kinh phí mà mình đã được cấp.
Về phần mình, Bộ Giáo dục và Đào tạo có nói sẽ tạo ra một bước đột phá về thực hiện đổi mới cơ chế tài chính cho giáo dục đào tạo.
Ông Nguyễn Văn Ngữ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, kinh phí năm 2008 được bố trí trên cơ sở đảm bảo chi thường xuyên từ nguồn tự chủ của các trường. Đối với các trường, đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, không ổn định, Bộ sẽ phân bổ mức kinh phí đảm bảo chi tiền lương, các khoản có tính chất lương và chi giảng dạy học tập của nhà trường với cơ cấu hợp lý. Các trường có nguồn thu sự nghiệp cao, tương đối ổn định Bộ sẽ hỗ trợ một phần chi thường xuyên.
Cụ thể: 7 trường đào tạo học sinh phổ thông dân tộc nội trú, dự bị đại học Bộ đảm bảo kinh phí hoạt động theo chế độ, chính sách nhà nước. Với các Trường đại học Tây Nguyên, đại học Tây Bắc, đại học Đà Lạt có tỷ lệ học sinh miễn giảm học phí cao, Bộ cấp kinh phí thường xuyên đảm bảo cơ cấu 60% chi lương, các khoản có tính chất lương và 40% chi khác.
Các trường khối sư phạm nghệ thuật, thể dục thể thao có nguồn thu học phí thấp, Bộ cấp kinh phí thường xuyên đảm bảo cho các trường đảm bảo cơ cấu 65% chi lương, các khoản có tính chất lương và 30% chi khác. Khối trường có nguồn thu học phí trung bình (11 trường SP, 3 đại học vùng và đại học Cần Thơ) Bộ cấp kinh phí thường xuyên đảm bảo cơ cấu 70% chi lương, các khoản có tính chất lương và 30% chi khác. Ba trường Nông - Lâm Ngư, Bộ cấp kinh phí thường xuyên đảm bảo cơ cấu 75% chi lương và 25% chi khác....
Chi đào tạo sau đại học 69 tỷ đồng (tăng 10% so với năm 2007), có ưu tiên để từng bước nâng cao chất lượng. Bình quân cho 1 học viên sau đại học, ngân sách Nhà nước chi 2,3 triệu đồng/năm (chưa kể chi từ nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học và nguồn thu học phí).
Theo Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, tới đây sẽ thí điểm Hiệu trưởng quyết định mức trả lương giáo viên, giáo viên giỏi có thể hưởng theo cơ chế khác. Đây có thể được xem là một hình thức giao quyền tự chủ mạnh hơn cho các trường và cũng là một cách mà Bộ “nới” hơn trong cơ chế quản lý tài chính.
Tuy nhiên, có quyền trả lương cao hơn cho giáo viên nhưng Hiệu trưởng sẽ lấy tiền ở đâu để trả thì rõ ràng đang là câu hỏi rất bế tắc. Theo báo cáo tài chính của hơn 200 trường đại học, cao đẳng thì nhiều năm nay, các trường đã phải dành phần lớn nguồn tự thu gồm học phí và một số khoản thu khác để bảo đảm cải cách tiền lương. Chính vì vậy, các trường phải dành đến 45% để chi cho lương cùng các khoản mang tính chất lương, học bổng và 35% chi cho nghiệp vụ quản lý.
Ông Bùi Văn Ga, Giám đốc đại học Đà Nẵng cho biết đã dành đến 80% học phí của sinh viên chính quy cho việc chi lương và học bổng, 20% (tương đương với 10 tỷ đồng) còn lại dành phần lo toan tất cả mọi mặt cho các trường.Tại đại học Đà Nẵng có tới 30% sinh viên thuộc diện chính sách được miễn giảm học phí.
Hàng năm, trường có tới 250.000 tiết dạy vượt giờ, nếu trường trả cho giảng viên với giá rất rẻ là 4.000 đồng/tiết dạy vượt giờ thì 10 tỷ đồng kia dành cho khoản này đã... hết veo! Ông Nguyễn Ngọc Hợi, Hiệu trưởng đại học Vinh thẳng thắn đề nghị Bộ nên giao cho các trường tự quyết định vấn đề học phí và các trường nên thoát khỏi tư tưởng bao cấp ngân sách Nhà nước.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang nghiên cứu để đổi mới cơ chế tài chính theo hướng công khai hóa; đánh giá cụ thể khâu nào có “tiềm năng” lãng phí, kém hiệu quả để khắc phục.
Trước mắt, Bộ sẽ phân cấp cho các trường trọng điểm theo hướng: với mức đầu tư từ 20 tỷ đồng trở xuống thì trường tự quyết... Với bức xúc từ những trường có nhiều học sinh diện miễn giảm cần có danh sách báo cáo Bộ trong tháng 1/2008 để cùng phối hợp xử lý. Còn với những trường cần “cấp cứu” ngay thì đề xuất với Bộ lý do để có giải pháp.
Trước mắt, trong học kỳ 2 này trường nào khó khăn quá không đảm bảo trả lương thì báo cáo Bộ để có giải pháp xử lý cấp bách...
Về phần mình, Bộ Giáo dục và Đào tạo có nói sẽ tạo ra một bước đột phá về thực hiện đổi mới cơ chế tài chính cho giáo dục đào tạo.
Ông Nguyễn Văn Ngữ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, kinh phí năm 2008 được bố trí trên cơ sở đảm bảo chi thường xuyên từ nguồn tự chủ của các trường. Đối với các trường, đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, không ổn định, Bộ sẽ phân bổ mức kinh phí đảm bảo chi tiền lương, các khoản có tính chất lương và chi giảng dạy học tập của nhà trường với cơ cấu hợp lý. Các trường có nguồn thu sự nghiệp cao, tương đối ổn định Bộ sẽ hỗ trợ một phần chi thường xuyên.
Cụ thể: 7 trường đào tạo học sinh phổ thông dân tộc nội trú, dự bị đại học Bộ đảm bảo kinh phí hoạt động theo chế độ, chính sách nhà nước. Với các Trường đại học Tây Nguyên, đại học Tây Bắc, đại học Đà Lạt có tỷ lệ học sinh miễn giảm học phí cao, Bộ cấp kinh phí thường xuyên đảm bảo cơ cấu 60% chi lương, các khoản có tính chất lương và 40% chi khác.
Các trường khối sư phạm nghệ thuật, thể dục thể thao có nguồn thu học phí thấp, Bộ cấp kinh phí thường xuyên đảm bảo cho các trường đảm bảo cơ cấu 65% chi lương, các khoản có tính chất lương và 30% chi khác. Khối trường có nguồn thu học phí trung bình (11 trường SP, 3 đại học vùng và đại học Cần Thơ) Bộ cấp kinh phí thường xuyên đảm bảo cơ cấu 70% chi lương, các khoản có tính chất lương và 30% chi khác. Ba trường Nông - Lâm Ngư, Bộ cấp kinh phí thường xuyên đảm bảo cơ cấu 75% chi lương và 25% chi khác....
Chi đào tạo sau đại học 69 tỷ đồng (tăng 10% so với năm 2007), có ưu tiên để từng bước nâng cao chất lượng. Bình quân cho 1 học viên sau đại học, ngân sách Nhà nước chi 2,3 triệu đồng/năm (chưa kể chi từ nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học và nguồn thu học phí).
Theo Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, tới đây sẽ thí điểm Hiệu trưởng quyết định mức trả lương giáo viên, giáo viên giỏi có thể hưởng theo cơ chế khác. Đây có thể được xem là một hình thức giao quyền tự chủ mạnh hơn cho các trường và cũng là một cách mà Bộ “nới” hơn trong cơ chế quản lý tài chính.
Tuy nhiên, có quyền trả lương cao hơn cho giáo viên nhưng Hiệu trưởng sẽ lấy tiền ở đâu để trả thì rõ ràng đang là câu hỏi rất bế tắc. Theo báo cáo tài chính của hơn 200 trường đại học, cao đẳng thì nhiều năm nay, các trường đã phải dành phần lớn nguồn tự thu gồm học phí và một số khoản thu khác để bảo đảm cải cách tiền lương. Chính vì vậy, các trường phải dành đến 45% để chi cho lương cùng các khoản mang tính chất lương, học bổng và 35% chi cho nghiệp vụ quản lý.
Ông Bùi Văn Ga, Giám đốc đại học Đà Nẵng cho biết đã dành đến 80% học phí của sinh viên chính quy cho việc chi lương và học bổng, 20% (tương đương với 10 tỷ đồng) còn lại dành phần lo toan tất cả mọi mặt cho các trường.Tại đại học Đà Nẵng có tới 30% sinh viên thuộc diện chính sách được miễn giảm học phí.
Hàng năm, trường có tới 250.000 tiết dạy vượt giờ, nếu trường trả cho giảng viên với giá rất rẻ là 4.000 đồng/tiết dạy vượt giờ thì 10 tỷ đồng kia dành cho khoản này đã... hết veo! Ông Nguyễn Ngọc Hợi, Hiệu trưởng đại học Vinh thẳng thắn đề nghị Bộ nên giao cho các trường tự quyết định vấn đề học phí và các trường nên thoát khỏi tư tưởng bao cấp ngân sách Nhà nước.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang nghiên cứu để đổi mới cơ chế tài chính theo hướng công khai hóa; đánh giá cụ thể khâu nào có “tiềm năng” lãng phí, kém hiệu quả để khắc phục.
Trước mắt, Bộ sẽ phân cấp cho các trường trọng điểm theo hướng: với mức đầu tư từ 20 tỷ đồng trở xuống thì trường tự quyết... Với bức xúc từ những trường có nhiều học sinh diện miễn giảm cần có danh sách báo cáo Bộ trong tháng 1/2008 để cùng phối hợp xử lý. Còn với những trường cần “cấp cứu” ngay thì đề xuất với Bộ lý do để có giải pháp.
Trước mắt, trong học kỳ 2 này trường nào khó khăn quá không đảm bảo trả lương thì báo cáo Bộ để có giải pháp xử lý cấp bách...