Ngân sách trước nguy cơ hụt thu
Các khoản dự thu ngân sách năm nay khó đạt mục tiêu do kinh tế trong nước khó khăn, giá dầu thế giới trong xu thế giảm
Hai điểm cản lớn nhất trong kế hoạch ngân sách năm nay là thực trạng ốm yếu của doanh nghiệp và giá dầu thế giới ở mức thấp.
Báo cáo đánh giá bổ sung về kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2012 và tình hình triển khai thực hiện dự toán năm 2013 của Bộ Tài chính cho thấy thu ngân sách đang gặp khó khăn ở hầu hết các chỉ tiêu.
Theo đó, kết quả thu quý 1/2013 chỉ đạt 20,6% dự toán, chi ngân sách đạt 22,3% dự toán. Các địa phương trọng điểm như Hà Nội, Tp.HCM, Đồng Nai thu – chi ngân sách chỉ đạt từ 20 – 25% dự toán cả năm. Kết quả khảo sát tại một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty cũng phản ánh thực trạng rất khó khăn về thu ngân sách hiện nay.
Nguồn thu có đóng góp lớn cho ngân sách là thu thuế từ doanh nghiệp đang gặp nhiều bất ổn do sức khỏe của cộng đồng doanh nghiệp suy yếu trầm trọng. Con số doanh nghiệp thành lập mới và giải thể xấp xỉ bằng nhau trong 4 tháng đầu năm nay. Số liệu từ Cục Thuế Hà Nội cho thấy năm 2012 có 46/90 nghìn doanh nghiệp thua lỗ. Riêng ngành ngân hàng thương mại giảm nộp ngân sách 3.500 tỷ đồng trong năm 2012.
Đồng thời, việc thực hiện chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng làm giảm thu ngân sách dù mức giảm không nhiều.
Cụ thể, năm 2012 ngân sách chỉ giảm thu 13.300 tỷ đồng, còn 4 tháng đầu năm nay cũng chỉ giảm thu 9.070 tỷ đồng. Nguyên nhân chính của giảm thu ngân sách là hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước gặp khó khăn, doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng hoạt động tăng; số doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế chiếm tỷ trọng khá cao.
Tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế ngày 26/4 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết năm 2012, trong số 447 nghìn doanh nghiệp có 72 nghìn có doanh số chỉ bằng 30% năm trước trở xuống.
Nguồn thu có truyền thống đóng góp lớn cho ngân sách là dầu thô cũng đang đứng trước nguy cơ giảm thu. Thu ngân sách Nhà nước năm 2013 được xác định tiếp tục dựa vào tăng thu nội địa với tỷ trọng chiếm khoảng 2/3 tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước trong khi thu từ dầu thô dự kiến giảm gần về tỷ trọng 10% tổng thu.
Dự toán thu ngân sách Nhà nước từ dầu thô năm 2013 là 99 ngàn tỷ đồng, tương đương khoảng 88% so với thực hiện năm 2012 nhưng cao hơn 13,8% so với dự toán năm 2012. Sản lượng dầu thô khai thác năm 2012 dự toán ở mức 14,68 triệu tấn.
Con số này của năm 2013 dự tính dưới 10 triệu tấn. Tuy nhiên, diễn biến giá dầu thô thế giới từ đầu năm đến nay trong xu hướng đi xuống. Sản lượng khai thác giảm đồng thời giá dầu thô giảm là hai yếu tố gây áp lực lớn nhất đối với nguồn thu từ dầu thô trong năm nay.
Trước những khó khăn này, để thực hiện tốt công tác tổ chức, điều hành ngân sách Nhà nước quý 2/2013, Bộ Tài chính yêu cầu Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính về thuế, hải quan để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Bộ Tài chính yêu cầu Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, trên cơ sở tình hình thực hiện quý I/2013 và nhiệm vụ cả năm, tập trung quản lý để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, đúng quy định của pháp luật các khoản thu phát sinh của quý 2/2013, đôn đốc thu nộp kịp thời đối với số thu gia hạn, đến hạn phải nộp. Bên cạnh đó, tăng cường công tác quản lý thu, đẩy mạnh chống thất thu và thu hồi nợ đọng, nhất là các khoản thu lớn, địa bàn trọng điểm. Tổ chức thực hiện đầy đủ, thu kịp thời các khoản thu theo kết quả kiểm toán, thanh tra.
Để bù đắp phần giảm thu do thực hiện các chính sách miễn, giảm, giãn thời hạn nộp thuế, Bộ Tài chính yêu cầu thực hiện rà soát, nắm chắc các nguồn thu và đối tượng thu nộp ngân sách trên địa bàn; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc kê khai, quyết toán thuế của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Thanh tra hoàn thuế giá trị gia tăng, nhất là các trường hợp hoạt động sản xuất kinh doanh lỗ 3 tháng liên tục.
Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính) cho biết, sẽ rà soát tình hình triển khai phân bổ, giao dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013, báo cáo Bộ trình cấp có thẩm quyền kiên quyết xử lý cắt giảm phần kinh phí đã giao cho các bộ, cơ quan Trung ương nhưng sau ngày 31/3/2013 chưa phân bổ.
Tuy nhiên, trừ những nhiệm vụ đặc thù theo quy định được để lại phân bổ khi có nhiệm vụ phát sinh, hoặc phân bổ sử dụng không đúng quy định để bổ sung tăng dự phòng ngân sách Trung ương hoặc bổ sung cho các nhiệm vụ khác.
Vụ ngân sách Nhà nước yêu cầu các đơn vị không ban hành chính sách mới hoặc nâng định mức làm tăng chi ngân sách Nhà nước mà không có nguồn đảm bảo; hạn chế tối đa bổ sung ngoài dự toán; các bộ, ngành, địa phương chủ động sắp xếp, bố trí trong phạm vi dự toán được giao để xử lý các nhiệm vụ phát sinh đột xuất trong năm.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Báo cáo đánh giá bổ sung về kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2012 và tình hình triển khai thực hiện dự toán năm 2013 của Bộ Tài chính cho thấy thu ngân sách đang gặp khó khăn ở hầu hết các chỉ tiêu.
Theo đó, kết quả thu quý 1/2013 chỉ đạt 20,6% dự toán, chi ngân sách đạt 22,3% dự toán. Các địa phương trọng điểm như Hà Nội, Tp.HCM, Đồng Nai thu – chi ngân sách chỉ đạt từ 20 – 25% dự toán cả năm. Kết quả khảo sát tại một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty cũng phản ánh thực trạng rất khó khăn về thu ngân sách hiện nay.
Nguồn thu có đóng góp lớn cho ngân sách là thu thuế từ doanh nghiệp đang gặp nhiều bất ổn do sức khỏe của cộng đồng doanh nghiệp suy yếu trầm trọng. Con số doanh nghiệp thành lập mới và giải thể xấp xỉ bằng nhau trong 4 tháng đầu năm nay. Số liệu từ Cục Thuế Hà Nội cho thấy năm 2012 có 46/90 nghìn doanh nghiệp thua lỗ. Riêng ngành ngân hàng thương mại giảm nộp ngân sách 3.500 tỷ đồng trong năm 2012.
Đồng thời, việc thực hiện chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng làm giảm thu ngân sách dù mức giảm không nhiều.
Cụ thể, năm 2012 ngân sách chỉ giảm thu 13.300 tỷ đồng, còn 4 tháng đầu năm nay cũng chỉ giảm thu 9.070 tỷ đồng. Nguyên nhân chính của giảm thu ngân sách là hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước gặp khó khăn, doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng hoạt động tăng; số doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế chiếm tỷ trọng khá cao.
Tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế ngày 26/4 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết năm 2012, trong số 447 nghìn doanh nghiệp có 72 nghìn có doanh số chỉ bằng 30% năm trước trở xuống.
Nguồn thu có truyền thống đóng góp lớn cho ngân sách là dầu thô cũng đang đứng trước nguy cơ giảm thu. Thu ngân sách Nhà nước năm 2013 được xác định tiếp tục dựa vào tăng thu nội địa với tỷ trọng chiếm khoảng 2/3 tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước trong khi thu từ dầu thô dự kiến giảm gần về tỷ trọng 10% tổng thu.
Dự toán thu ngân sách Nhà nước từ dầu thô năm 2013 là 99 ngàn tỷ đồng, tương đương khoảng 88% so với thực hiện năm 2012 nhưng cao hơn 13,8% so với dự toán năm 2012. Sản lượng dầu thô khai thác năm 2012 dự toán ở mức 14,68 triệu tấn.
Con số này của năm 2013 dự tính dưới 10 triệu tấn. Tuy nhiên, diễn biến giá dầu thô thế giới từ đầu năm đến nay trong xu hướng đi xuống. Sản lượng khai thác giảm đồng thời giá dầu thô giảm là hai yếu tố gây áp lực lớn nhất đối với nguồn thu từ dầu thô trong năm nay.
Trước những khó khăn này, để thực hiện tốt công tác tổ chức, điều hành ngân sách Nhà nước quý 2/2013, Bộ Tài chính yêu cầu Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính về thuế, hải quan để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Bộ Tài chính yêu cầu Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, trên cơ sở tình hình thực hiện quý I/2013 và nhiệm vụ cả năm, tập trung quản lý để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, đúng quy định của pháp luật các khoản thu phát sinh của quý 2/2013, đôn đốc thu nộp kịp thời đối với số thu gia hạn, đến hạn phải nộp. Bên cạnh đó, tăng cường công tác quản lý thu, đẩy mạnh chống thất thu và thu hồi nợ đọng, nhất là các khoản thu lớn, địa bàn trọng điểm. Tổ chức thực hiện đầy đủ, thu kịp thời các khoản thu theo kết quả kiểm toán, thanh tra.
Để bù đắp phần giảm thu do thực hiện các chính sách miễn, giảm, giãn thời hạn nộp thuế, Bộ Tài chính yêu cầu thực hiện rà soát, nắm chắc các nguồn thu và đối tượng thu nộp ngân sách trên địa bàn; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc kê khai, quyết toán thuế của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Thanh tra hoàn thuế giá trị gia tăng, nhất là các trường hợp hoạt động sản xuất kinh doanh lỗ 3 tháng liên tục.
Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính) cho biết, sẽ rà soát tình hình triển khai phân bổ, giao dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013, báo cáo Bộ trình cấp có thẩm quyền kiên quyết xử lý cắt giảm phần kinh phí đã giao cho các bộ, cơ quan Trung ương nhưng sau ngày 31/3/2013 chưa phân bổ.
Tuy nhiên, trừ những nhiệm vụ đặc thù theo quy định được để lại phân bổ khi có nhiệm vụ phát sinh, hoặc phân bổ sử dụng không đúng quy định để bổ sung tăng dự phòng ngân sách Trung ương hoặc bổ sung cho các nhiệm vụ khác.
Vụ ngân sách Nhà nước yêu cầu các đơn vị không ban hành chính sách mới hoặc nâng định mức làm tăng chi ngân sách Nhà nước mà không có nguồn đảm bảo; hạn chế tối đa bổ sung ngoài dự toán; các bộ, ngành, địa phương chủ động sắp xếp, bố trí trong phạm vi dự toán được giao để xử lý các nhiệm vụ phát sinh đột xuất trong năm.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)