Ngành bảo hiểm: “Năm 2009 không dễ dự báo”
Ông Jamie Rains, Tổng giám đốc AIG Life Vietnam, nhận xét về ngành bảo hiểm năm qua và dự báo cho năm tới
"Với cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra và mức lãi suất không
ổn định, mọi người sẽ tìm kiếm sự đảm bảo chắc chắn".
Ông Jamie Rains, Tổng giám đốc AIG Life Vietnam, đưa ra lý do trên để minh họa cho vai trò của bảo hiểm nhân thọ trong giai đoạn hiện nay, với khả năng đem đến sự bảo vệ và an toàn tài chính. "Đó chính là kinh nghiệm của cá nhân tôi qua hơn 30 năm làm việc trong ngành này", ông nói.
Năm 2008 đang dần khép lại, ông đánh giá thế nào về sự phát triển của ngành bảo hiểm trong năm này?
Tôi nghĩ tại Việt Nam, bảo hiểm vẫn là một thị trường giàu tiềm năng bởi hiện tại chỉ có 5% người dân có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Nhìn chung, thị trường bảo hiểm duy trì phát triển mạnh, tính đến hết quý 3/2008 đã tăng 20,29%/năm về phí bảo hiểm khai thác mới so với năm 2007.
Nhưng năm 2008 cũng được xem là năm có nhiều khó khăn, thách thức nhất cho ngành tài chính, trong đó có ngành bảo hiểm...
Đối với những thị trường đang phát triển, tất cả các ngành đều có những thách thức khác nhau. Riêng với ngành bảo hiểm, thách thức đối với chúng tôi là phải củng cố vị thế cạnh tranh của mình sao cho chúng tôi có thể đa dạng hóa sản phẩm nhằm bảo vệ khách hàng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu bảo hiểm của họ. Khi việc này được tiến hành đúng cách và đúng thời điểm, chúng tôi có thể chuyển những thách thức này thành cơ hội.
Vậy dự báo năm 2009 của ông sẽ là gì?
Tôi nghĩ nền kinh tế toàn cầu sẽ cần thời gian để hồi phục hoàn toàn, và không dễ dự báo chính xác khi nào chúng ta có thể thấy được tín hiệu lạc quan trong hoàn cảnh này.
Khi chúng ta không thể kiểm soát những gì đang xảy ra bên ngoài, chúng ta nên tiếp tục tập trung vào những gì mình có thể làm được tốt nhất và góp phần vào việc phát triển thị trường bảo hiểm.
Một cái nhìn tổng quát về thị trường bảo hiểm Việt Nam trong năm 2009, ông sẽ nói gì?
Khi toàn thế giới đang trải qua thời kỳ khó khăn nhất, Chính phủ Việt Nam đã thành công trong việc kìm chế lạm phát; và thực hiện các chiến lược nhằm đáp ứng các mục tiêu dài hạn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển mạnh tại Việt Nam và hoạt động rất hiệu quả. Hơn nữa, việc phát triển các mặt hàng xuất khẩu thiết yếu như gạo và hàng may mặc là tín hiệu lạc quan cho một môi trường kinh tế tốt hơn.
Tôi hoàn toàn tin rằng thị trường bảo hiểm cũng sẽ được hưởng lợi và đi cùng xu hướng phát triển tích cực đó. Là một người nước ngoài, tôi nhận thấy Việt Nam đang phát triển, và tôi nghĩ rằng về lâu dài người dân sẽ được hưởng lợi từ sự phát triển này.
WTO sẽ tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ và sôi động hơn cho thị trường bảo hiểm trong năm 2009. Như vậy, sẽ có nhiều thách thức hơn cho các công ty bảo hiểm trong quá trình tăng cường vị thế cạnh tranh. Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, cung cấp các sản phẩm toàn diện nhằm đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng và xây dựng thêm kênh phân phối sẽ được các công ty bảo hiểm chú trọng.
Vì thế, tôi nghĩ các nhà hoạch định chính sách sẽ tiếp tục hỗ trợ ngành bảo hiểm để đem đến sự bảo vệ cho người dân Việt Nam và góp phần tăng trưởng kinh tế cho đất nước.
Ông Jamie Rains, Tổng giám đốc AIG Life Vietnam, đưa ra lý do trên để minh họa cho vai trò của bảo hiểm nhân thọ trong giai đoạn hiện nay, với khả năng đem đến sự bảo vệ và an toàn tài chính. "Đó chính là kinh nghiệm của cá nhân tôi qua hơn 30 năm làm việc trong ngành này", ông nói.
Năm 2008 đang dần khép lại, ông đánh giá thế nào về sự phát triển của ngành bảo hiểm trong năm này?
Tôi nghĩ tại Việt Nam, bảo hiểm vẫn là một thị trường giàu tiềm năng bởi hiện tại chỉ có 5% người dân có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Nhìn chung, thị trường bảo hiểm duy trì phát triển mạnh, tính đến hết quý 3/2008 đã tăng 20,29%/năm về phí bảo hiểm khai thác mới so với năm 2007.
Nhưng năm 2008 cũng được xem là năm có nhiều khó khăn, thách thức nhất cho ngành tài chính, trong đó có ngành bảo hiểm...
Đối với những thị trường đang phát triển, tất cả các ngành đều có những thách thức khác nhau. Riêng với ngành bảo hiểm, thách thức đối với chúng tôi là phải củng cố vị thế cạnh tranh của mình sao cho chúng tôi có thể đa dạng hóa sản phẩm nhằm bảo vệ khách hàng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu bảo hiểm của họ. Khi việc này được tiến hành đúng cách và đúng thời điểm, chúng tôi có thể chuyển những thách thức này thành cơ hội.
Vậy dự báo năm 2009 của ông sẽ là gì?
Tôi nghĩ nền kinh tế toàn cầu sẽ cần thời gian để hồi phục hoàn toàn, và không dễ dự báo chính xác khi nào chúng ta có thể thấy được tín hiệu lạc quan trong hoàn cảnh này.
Khi chúng ta không thể kiểm soát những gì đang xảy ra bên ngoài, chúng ta nên tiếp tục tập trung vào những gì mình có thể làm được tốt nhất và góp phần vào việc phát triển thị trường bảo hiểm.
Một cái nhìn tổng quát về thị trường bảo hiểm Việt Nam trong năm 2009, ông sẽ nói gì?
Khi toàn thế giới đang trải qua thời kỳ khó khăn nhất, Chính phủ Việt Nam đã thành công trong việc kìm chế lạm phát; và thực hiện các chiến lược nhằm đáp ứng các mục tiêu dài hạn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển mạnh tại Việt Nam và hoạt động rất hiệu quả. Hơn nữa, việc phát triển các mặt hàng xuất khẩu thiết yếu như gạo và hàng may mặc là tín hiệu lạc quan cho một môi trường kinh tế tốt hơn.
Tôi hoàn toàn tin rằng thị trường bảo hiểm cũng sẽ được hưởng lợi và đi cùng xu hướng phát triển tích cực đó. Là một người nước ngoài, tôi nhận thấy Việt Nam đang phát triển, và tôi nghĩ rằng về lâu dài người dân sẽ được hưởng lợi từ sự phát triển này.
WTO sẽ tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ và sôi động hơn cho thị trường bảo hiểm trong năm 2009. Như vậy, sẽ có nhiều thách thức hơn cho các công ty bảo hiểm trong quá trình tăng cường vị thế cạnh tranh. Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, cung cấp các sản phẩm toàn diện nhằm đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng và xây dựng thêm kênh phân phối sẽ được các công ty bảo hiểm chú trọng.
Vì thế, tôi nghĩ các nhà hoạch định chính sách sẽ tiếp tục hỗ trợ ngành bảo hiểm để đem đến sự bảo vệ cho người dân Việt Nam và góp phần tăng trưởng kinh tế cho đất nước.