Ngành giao thông chống tham nhũng thế nào?
Đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Đinh La Thăng về hiệu quả chống tham nhũng
Công tác phòng, chống tham nhũng, chống thất thoát lãng phí của ngành trong thời gian qua đã thực sự hiệu quả chưa, sẽ lựa chọn vấn đề nào để đột phá trong thời gian tới?
Đây là chất vấn của một nữ đại biểu đoàn Tp.HCM gửi tới Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng. Và câu trả lời được Bộ trưởng gửi tới tất cả các vị đại biểu.
Bộ trưởng viết, công tác phòng, chống tham nhũng là một công cuộc rất khó khăn và phức tạp vì nó liên quan đến các đối tượng có chức, có quyền. Để thực hiện có hiệu quả công tác này, đòi hỏi không chỉ có sự nỗ lực, cố gắng của ngành giao thông vận tải mà còn là sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành và các địa phương.
Người đứng đầu ngành giao thông cũng cho biết, Bộ đã xây dựng và đang quyết liệt triển khai thực hiện đề án “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng, chống tham nhũng” trong toàn ngành.
Theo đó tập trung phòng, chống tham nhũng, chống thất thoát lãng phí trong quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông; quản lý thu - chi ngân sách; quản lý hoạt động kinh doanh vận tải; quản lý phương tiện và người lái; sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; tuyển dụng công chức, bổ nhiệm cán bộ.
Đó là toàn bộ câu trả lời của Bộ trưởng, so với phần trả lời các nội dung khác thì phần này ông khá kiệm lời.
Chất vấn nói trên khiến người viết nhớ lại một cuộc tranh cãi nho nhỏ ngay từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13, khi Bộ trưởng Thăng “xin” thêm vốn cho ngành, đại biểu Trần Du Lịch đã đưa ngay ba điều kiện đi kèm sau khi thể hiện sự ủng hộ.
Trong đó, điều kiện thứ nhất là ngành giao thông phải chống cho được tiêu cực trong xây dựng, đừng để xảy ra vụ việc như PMU, PCI… đang gây bức xúc xã hội.
Và, một vị đại biểu bình luận rằng: với điều kiện đó nếu đưa cho riêng Bộ trưởng Thăng thì rất khó, “vì chống tiêu cực là vấn đề của cả hệ thống, mình anh Thăng khó có thể làm được”.
Việc chính của Bộ trưởng là làm quản lý chứ không phải chỉ có đi phát hiện tham nhũng là quan điểm của một vị đại biểu khác.
Từ bấy đến nay, việc Bộ trưởng Thăng chống tham nhũng ra sao cũng ít khi được đem ra bàn luận. Chỉ biết là hàng năm báo cáo công tác phòng chống tham nhũng của Chính phủ đều cho thấy tham nhũng diễn biến rất phức tạp. Và tội phạm kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tín dụng, chứng khoán tiếp tục diễn biến phức tạp, gây thất thoát lớn tài sản của Nhà nước.
Soi vào đây thì giao thông không được liệt vào điểm “nóng”của tham nhũng. Thời gian gần đây, ngành này còn được nhắc đến khá nhiều với thành tích tiết kiệm hàng ngàn tỷ đồng qua công tác quản lý.
Dù vậy, cũng không phải không có những tai tiếng ít nhiều liên quan đến sự không minh bạch trong quản lý, điều hành đã lên mặt báo, khiến dư luận quan tâm và đặt câu hỏi về công tác phòng chống tham nhũng của ngành giao thông.
Kết quả kiểm toán năm 2014 mới được gửi đến Quốc hội cũng cho thấy nhiều hạn chế trong quản lý của ngành. Chẳng hạn, “Bộ Giao thông Vận tải chưa tổng hợp và xây dựng kế hoạch cho 102 dự án đã ứng trước vốn từ năm 2009 - 2012 là 13.547,6 tỷ đồng”.
Trong danh sách các bộ, ngành, địa phương phân bổ vốn cho các dự án khi chưa có quyết định đầu tư thì Bộ Giao thông vận tải cũng đứng đầu với 4 dự án.
Rồi nợ đọng xây dựng cơ bản của bộ này cũng lên tới 3.889,9 tỷ đồng. Tiếp đó là hàng loạt dự án xác định chi phí dự phòng chưa đúng quy định….
Tất nhiên, không thể khẳng định chắc chắn sự liên quan của những hạn chế trong quản lý nêu trên với hiệu quả phòng chống tham nhũng của ngành giao thông. Nhưng dù sao, sự xuất hiện dày đặc tên Bộ Giao thông Vận tải trong kết quả kiểm toán cũng cho thấy chất vấn của đại biểu với Bộ trưởng vẫn là vấn đề còn nguyên tính thời sự.
Đây là chất vấn của một nữ đại biểu đoàn Tp.HCM gửi tới Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng. Và câu trả lời được Bộ trưởng gửi tới tất cả các vị đại biểu.
Bộ trưởng viết, công tác phòng, chống tham nhũng là một công cuộc rất khó khăn và phức tạp vì nó liên quan đến các đối tượng có chức, có quyền. Để thực hiện có hiệu quả công tác này, đòi hỏi không chỉ có sự nỗ lực, cố gắng của ngành giao thông vận tải mà còn là sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành và các địa phương.
Người đứng đầu ngành giao thông cũng cho biết, Bộ đã xây dựng và đang quyết liệt triển khai thực hiện đề án “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng, chống tham nhũng” trong toàn ngành.
Theo đó tập trung phòng, chống tham nhũng, chống thất thoát lãng phí trong quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông; quản lý thu - chi ngân sách; quản lý hoạt động kinh doanh vận tải; quản lý phương tiện và người lái; sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; tuyển dụng công chức, bổ nhiệm cán bộ.
Đó là toàn bộ câu trả lời của Bộ trưởng, so với phần trả lời các nội dung khác thì phần này ông khá kiệm lời.
Chất vấn nói trên khiến người viết nhớ lại một cuộc tranh cãi nho nhỏ ngay từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13, khi Bộ trưởng Thăng “xin” thêm vốn cho ngành, đại biểu Trần Du Lịch đã đưa ngay ba điều kiện đi kèm sau khi thể hiện sự ủng hộ.
Trong đó, điều kiện thứ nhất là ngành giao thông phải chống cho được tiêu cực trong xây dựng, đừng để xảy ra vụ việc như PMU, PCI… đang gây bức xúc xã hội.
Và, một vị đại biểu bình luận rằng: với điều kiện đó nếu đưa cho riêng Bộ trưởng Thăng thì rất khó, “vì chống tiêu cực là vấn đề của cả hệ thống, mình anh Thăng khó có thể làm được”.
Việc chính của Bộ trưởng là làm quản lý chứ không phải chỉ có đi phát hiện tham nhũng là quan điểm của một vị đại biểu khác.
Từ bấy đến nay, việc Bộ trưởng Thăng chống tham nhũng ra sao cũng ít khi được đem ra bàn luận. Chỉ biết là hàng năm báo cáo công tác phòng chống tham nhũng của Chính phủ đều cho thấy tham nhũng diễn biến rất phức tạp. Và tội phạm kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tín dụng, chứng khoán tiếp tục diễn biến phức tạp, gây thất thoát lớn tài sản của Nhà nước.
Soi vào đây thì giao thông không được liệt vào điểm “nóng”của tham nhũng. Thời gian gần đây, ngành này còn được nhắc đến khá nhiều với thành tích tiết kiệm hàng ngàn tỷ đồng qua công tác quản lý.
Dù vậy, cũng không phải không có những tai tiếng ít nhiều liên quan đến sự không minh bạch trong quản lý, điều hành đã lên mặt báo, khiến dư luận quan tâm và đặt câu hỏi về công tác phòng chống tham nhũng của ngành giao thông.
Kết quả kiểm toán năm 2014 mới được gửi đến Quốc hội cũng cho thấy nhiều hạn chế trong quản lý của ngành. Chẳng hạn, “Bộ Giao thông Vận tải chưa tổng hợp và xây dựng kế hoạch cho 102 dự án đã ứng trước vốn từ năm 2009 - 2012 là 13.547,6 tỷ đồng”.
Trong danh sách các bộ, ngành, địa phương phân bổ vốn cho các dự án khi chưa có quyết định đầu tư thì Bộ Giao thông vận tải cũng đứng đầu với 4 dự án.
Rồi nợ đọng xây dựng cơ bản của bộ này cũng lên tới 3.889,9 tỷ đồng. Tiếp đó là hàng loạt dự án xác định chi phí dự phòng chưa đúng quy định….
Tất nhiên, không thể khẳng định chắc chắn sự liên quan của những hạn chế trong quản lý nêu trên với hiệu quả phòng chống tham nhũng của ngành giao thông. Nhưng dù sao, sự xuất hiện dày đặc tên Bộ Giao thông Vận tải trong kết quả kiểm toán cũng cho thấy chất vấn của đại biểu với Bộ trưởng vẫn là vấn đề còn nguyên tính thời sự.