Ngành thuế đối thoại doanh nghiệp: Sự “cởi mở” nửa vời
Ghi nhận trong lần thứ 9 Bộ Tài chính và ngành thuế, hải quan tổ chức gặp gỡ trực tiếp các doanh nghiệp
Buổi đối thoại giữa lãnh đạo ngành thuế và hải quan sáng 30/10 được kỳ vọng là một cuộc gặp gỡ để hóa giải phần nào những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
Và theo lời Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn - người chủ trì cuộc đối thoại, thì đây là lần thứ 9, Bộ Tài chính và ngành thuế, hải quan tổ chức gặp gỡ trực tiếp các doanh nghiệp để giải đáp mọi thắc mắc trong việc thực hiện các thủ tục hành chính của ngành, sau lần thứ nhất tổ chức vào năm 2004.
Điều này, như ông Tuấn nói, cho thấy ngành tài chính, thuế luôn cởi mở và thẳng thắn với doanh nghiệp chứ không hề né tránh như một số phản ánh.
Thế nhưng, với những gì diễn ra tại hội nghị nói trên, mới thấy rằng, kỳ vọng về một cuộc đối thoại để có thể gỡ bỏ được hàng loạt các rào cản hiện nay trong thủ tục hành chính của ngành thuế dường như không làm thoả mãn những mong muốn của các doanh nghiệp.
Không được như kỳ vọng bởi lẽ, ngoại trừ lần “ghi điểm” duy nhất với lời hứa sẽ kiểm điểm cán bộ Cục Thuế Hải Phòng vì đã làm sai quy định của ngành khi bắt bẻ, làm phiền một doanh nghiệp xuất khẩu lao động trên địa bàn và hứa sẽ trả lời riêng một vài doanh nghiệp khác, còn lại hầu hết các phản ánh của doanh nghiệp tại buổi đối thoại đều bị lãnh đạo Bộ Tài chính phản biện với chung một lý do, hoặc cán bộ ngành thuế đã làm đúng hoặc luật định như vậy.
Sự tắc trách trong thực thi của cán bộ hay những bất cập của hệ thống các quy định, chính sách ngành thuế đã liên tiếp được các doanh nghiệp nêu ra, trong đó có những doanh nghiệp tỏ ra quá bức xúc, không còn giữ được bình tĩnh khi trình bày những vướng, nỗi khổ của mình.
Theo ông Nguyễn Hồng Khoái, Giám đốc Công ty Tư vấn và Phát triển doanh nghiệp, đành rằng những thay đổi, cải tiến các quy định, cách thức làm việc của ngành thuế, hải quan trong những năm qua có thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, không ít những quy định, chính sách mới đã làm khó doanh nghiệp, điển hình là việc in hóa đơn và chữ ký điện tử.
“Một quyển hóa đơn chúng tôi tính toán chỉ mất khoảng 18.000 đồng chi phí, trong khi ngành thuế bắt doanh nghiệp phải mua tới 370.000/quyển. Khi thực hiện các giao dịch chứng từ số, chữ kỹ số…lại bắt doanh nghiệp bỏ thêm tiền mua USB. Như vậy, hiện đại hóa liệu có lợi cho doanh nghiệp”.
Đáng chú ý, theo vị này, trong thời gian qua, việc liên hệ để gặp được một cán bộ của Bộ Tài chính là việc “vô cùng khó”. Không những thế, khi gửi email để hỏi các thủ tục, quy định với mong muốn được giải đáp, thì ông lại nhận được một e-mail trả lời theo kiểu “cảnh cáo”, buộc lòng doanh nghiệp này phải cầu cứu lên Văn phòng Chính phủ.
Sự hình thức và áp đặt của ngành thuế trong buổi đối thoại còn thể hiện khi một vị chủ tọa yêu cầu doanh nghiệp phải “nghiêm túc” trong khi họ đang nói về những khó khăn, vướng mắc thực tế. Thậm chí, vị chủ trì còn nhắc nhở cả hội trường rằng “không phải doanh nghiệp nói gì cũng vỗ tay, phải tùy nội dung”.
Thậm chí, trước đó, trong phần thảo luận, cả hai lãnh đạo chủ trì hội nghị đã không dưới vài lần nhắc nhở báo chí khi phản ánh hội nghị phải viết “thật khách quan”, hai chiều, tránh cổ xúy, kích động.
Thế nhưng, sự cởi mở của ngành thuế, hải quan càng bị nghi ngờ hơn khi trong giờ giải lao, vị lãnh đạo của Bộ Tài chính liên tục khước từ các câu hỏi của báo giới về các vấn đề liên quan đến thủ tục thuế. Phải nhờ đến sự “nài nỉ” không dưới vài lần của Tổng thư ký VCCI, vị Thứ trưởng mới chấp nhận trả lời báo giới về một số giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp nhưng cũng chỉ ở tầm “lý luận”.
Ngay cả một lãnh đạo Tổng cục thuế cũng đã ‘cấm” phóng viên ghi âm khi vị này đang trao đổi với báo giới về một vài vụ việc nổi cộm liên quan đến ngành thuế. Những câu hỏi của báo giới về một vụ trốn thuế của một doanh nghiệp lớn đang được dư luận quan tâm gần đây và xuất hiện trên nhiều tờ báo, song câu trả lời chỉ là cái xua tay “không biết” từ vị thứ trưởng phụ trách về thuế này.
Theo một giám đốc doanh nghiệp, dù mang tiếng là đối thoại, tháo gỡ khó khăn nhưng những câu trả lời của lãnh đạo ngành tài chính, thuế vụ hầu hết vẫn chỉ dừng lại ở mức độ chung chung, nhiều vướng mắc 2- 3 năm nay vẫn không thể được giải đáp cụ thể.
Đại diện của tập đoàn Hanaka, ông Nguyễn Ngọc Anh đã phải dùng đến từ “không phù hợp với đạo lý dân tộc” khi phản ánh việc Cục Thuế Đồng Nai vẫn áp thuế thu nhập đối với công ty này khi họ thực hiện mua lại một doanh nghiệp bao bì đã bị thua lỗ, phá sản.
Thừa nhận việc này là “chưa phù hợp với thực tế”, song Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn vẫn khẳng định “ngành thuế đã làm đúng”. Có chăng chỉ là chưa “thấu tình” mà thôi.
Còn theo ông Đoàn Trọng Lý, Tổng giám đốc Aprocimex, bất cập nhất của ngành thuế, hải quan hiện nay là việc áp mã hải quan, mã thuế, bởi việc này hiện được thực hiện chưa được công khai minh bạch và bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Thậm chí, có nhiều chính sách, quy định của ngành thuế dường như làm cho cộng đồng doanh nghiệp đã khó lại càng khó hơn. Trong khi đó, nhiều nơi, cán bộ thực thi công vụ đến 8h30 vẫn chưa làm việc, khiến nhiều doanh nghiệp bức xúc.
Theo giới thiệu của Bộ Tài chính, một cuộc đối thoại tương tự với các doanh nghiệp phía Nam sẽ được tổ chức tại Tp.HMC vào đầu tháng 11 tới. Tuy nhiên, với sự cởi mở nửa vời, ít nhất là đối với báo chí, và sự hồi đáp có phần cứng nhắc, không thoả mãn các thắc mắc của doanh nghiệp thì liệu hoạt động thường niên này của ngành thuế có còn ý nghĩa?
Và theo lời Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn - người chủ trì cuộc đối thoại, thì đây là lần thứ 9, Bộ Tài chính và ngành thuế, hải quan tổ chức gặp gỡ trực tiếp các doanh nghiệp để giải đáp mọi thắc mắc trong việc thực hiện các thủ tục hành chính của ngành, sau lần thứ nhất tổ chức vào năm 2004.
Điều này, như ông Tuấn nói, cho thấy ngành tài chính, thuế luôn cởi mở và thẳng thắn với doanh nghiệp chứ không hề né tránh như một số phản ánh.
Thế nhưng, với những gì diễn ra tại hội nghị nói trên, mới thấy rằng, kỳ vọng về một cuộc đối thoại để có thể gỡ bỏ được hàng loạt các rào cản hiện nay trong thủ tục hành chính của ngành thuế dường như không làm thoả mãn những mong muốn của các doanh nghiệp.
Không được như kỳ vọng bởi lẽ, ngoại trừ lần “ghi điểm” duy nhất với lời hứa sẽ kiểm điểm cán bộ Cục Thuế Hải Phòng vì đã làm sai quy định của ngành khi bắt bẻ, làm phiền một doanh nghiệp xuất khẩu lao động trên địa bàn và hứa sẽ trả lời riêng một vài doanh nghiệp khác, còn lại hầu hết các phản ánh của doanh nghiệp tại buổi đối thoại đều bị lãnh đạo Bộ Tài chính phản biện với chung một lý do, hoặc cán bộ ngành thuế đã làm đúng hoặc luật định như vậy.
Sự tắc trách trong thực thi của cán bộ hay những bất cập của hệ thống các quy định, chính sách ngành thuế đã liên tiếp được các doanh nghiệp nêu ra, trong đó có những doanh nghiệp tỏ ra quá bức xúc, không còn giữ được bình tĩnh khi trình bày những vướng, nỗi khổ của mình.
Theo ông Nguyễn Hồng Khoái, Giám đốc Công ty Tư vấn và Phát triển doanh nghiệp, đành rằng những thay đổi, cải tiến các quy định, cách thức làm việc của ngành thuế, hải quan trong những năm qua có thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, không ít những quy định, chính sách mới đã làm khó doanh nghiệp, điển hình là việc in hóa đơn và chữ ký điện tử.
“Một quyển hóa đơn chúng tôi tính toán chỉ mất khoảng 18.000 đồng chi phí, trong khi ngành thuế bắt doanh nghiệp phải mua tới 370.000/quyển. Khi thực hiện các giao dịch chứng từ số, chữ kỹ số…lại bắt doanh nghiệp bỏ thêm tiền mua USB. Như vậy, hiện đại hóa liệu có lợi cho doanh nghiệp”.
Đáng chú ý, theo vị này, trong thời gian qua, việc liên hệ để gặp được một cán bộ của Bộ Tài chính là việc “vô cùng khó”. Không những thế, khi gửi email để hỏi các thủ tục, quy định với mong muốn được giải đáp, thì ông lại nhận được một e-mail trả lời theo kiểu “cảnh cáo”, buộc lòng doanh nghiệp này phải cầu cứu lên Văn phòng Chính phủ.
Sự hình thức và áp đặt của ngành thuế trong buổi đối thoại còn thể hiện khi một vị chủ tọa yêu cầu doanh nghiệp phải “nghiêm túc” trong khi họ đang nói về những khó khăn, vướng mắc thực tế. Thậm chí, vị chủ trì còn nhắc nhở cả hội trường rằng “không phải doanh nghiệp nói gì cũng vỗ tay, phải tùy nội dung”.
Thậm chí, trước đó, trong phần thảo luận, cả hai lãnh đạo chủ trì hội nghị đã không dưới vài lần nhắc nhở báo chí khi phản ánh hội nghị phải viết “thật khách quan”, hai chiều, tránh cổ xúy, kích động.
Thế nhưng, sự cởi mở của ngành thuế, hải quan càng bị nghi ngờ hơn khi trong giờ giải lao, vị lãnh đạo của Bộ Tài chính liên tục khước từ các câu hỏi của báo giới về các vấn đề liên quan đến thủ tục thuế. Phải nhờ đến sự “nài nỉ” không dưới vài lần của Tổng thư ký VCCI, vị Thứ trưởng mới chấp nhận trả lời báo giới về một số giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp nhưng cũng chỉ ở tầm “lý luận”.
Ngay cả một lãnh đạo Tổng cục thuế cũng đã ‘cấm” phóng viên ghi âm khi vị này đang trao đổi với báo giới về một vài vụ việc nổi cộm liên quan đến ngành thuế. Những câu hỏi của báo giới về một vụ trốn thuế của một doanh nghiệp lớn đang được dư luận quan tâm gần đây và xuất hiện trên nhiều tờ báo, song câu trả lời chỉ là cái xua tay “không biết” từ vị thứ trưởng phụ trách về thuế này.
Theo một giám đốc doanh nghiệp, dù mang tiếng là đối thoại, tháo gỡ khó khăn nhưng những câu trả lời của lãnh đạo ngành tài chính, thuế vụ hầu hết vẫn chỉ dừng lại ở mức độ chung chung, nhiều vướng mắc 2- 3 năm nay vẫn không thể được giải đáp cụ thể.
Đại diện của tập đoàn Hanaka, ông Nguyễn Ngọc Anh đã phải dùng đến từ “không phù hợp với đạo lý dân tộc” khi phản ánh việc Cục Thuế Đồng Nai vẫn áp thuế thu nhập đối với công ty này khi họ thực hiện mua lại một doanh nghiệp bao bì đã bị thua lỗ, phá sản.
Thừa nhận việc này là “chưa phù hợp với thực tế”, song Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn vẫn khẳng định “ngành thuế đã làm đúng”. Có chăng chỉ là chưa “thấu tình” mà thôi.
Còn theo ông Đoàn Trọng Lý, Tổng giám đốc Aprocimex, bất cập nhất của ngành thuế, hải quan hiện nay là việc áp mã hải quan, mã thuế, bởi việc này hiện được thực hiện chưa được công khai minh bạch và bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Thậm chí, có nhiều chính sách, quy định của ngành thuế dường như làm cho cộng đồng doanh nghiệp đã khó lại càng khó hơn. Trong khi đó, nhiều nơi, cán bộ thực thi công vụ đến 8h30 vẫn chưa làm việc, khiến nhiều doanh nghiệp bức xúc.
Theo giới thiệu của Bộ Tài chính, một cuộc đối thoại tương tự với các doanh nghiệp phía Nam sẽ được tổ chức tại Tp.HMC vào đầu tháng 11 tới. Tuy nhiên, với sự cởi mở nửa vời, ít nhất là đối với báo chí, và sự hồi đáp có phần cứng nhắc, không thoả mãn các thắc mắc của doanh nghiệp thì liệu hoạt động thường niên này của ngành thuế có còn ý nghĩa?