Nghe tin bị Trump sa thải, Giám đốc FBI tưởng chuyện đùa
Thời điểm Comey bị đuổi việc cũng đang là lúc FBI điều tra nghi vấn Nga can thiệp bầu cử Mỹ
Khi nghe tin bị Tổng thống Donald Trump sa thải, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) James Comey ban đầu tưởng đó là chuyện đùa, theo tờ New York Times.
Tờ báo này nói rằng, ngày 9/5, khi ông Comey đang nói chuyện với nhân viên FBI ở Los Angeles thì truyền hình đưa tin ông bị đuổi việc. Khi đó, ông Comey đã cười lớn vì nghĩ đây là một trò chơi khăm.
Sau đó, Comey đi sang một văn phòng bên cạnh và tại đây, ông xác nhận rằng mình đã bị sa thải.
“Việc quan trọng là chúng ta cần tìm một vị lãnh đạo mới cho FBI có thể lấy lại sự tin tưởng của công chúng vào sứ mệnh chấp pháp của cơ quan này”, ông Trump viết cho ông Comey, trong một lá thư được Nhà Trắng công bố.
Lá thư cũng nói rõ việc sa thải ông Comey dựa trên đánh giá của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ Jeff Sessions và Thứ trưởng bộ này Rod Rosenstein về hành vi của ông Comey trong cuộc điều tra nhằm vào vụ bê bối e-mail của bà Hillary Clinton khi còn giữ cương vị Ngoại trưởng Mỹ thời Tổng thống Barack Obama.
Ngay lập tức, một số nghị sỹ đã đặt dấu chấm hỏi xung quanh thời điểm ông Comey bị đuổi việc, vì đây đang là lúc diễn ra cuộc điều tra của FBI nhằm vào nghi vấn cho rằng người Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016, bao gồm những nghi vấn có mối liên hệ giữa Moscow với chiến dịch tranh cử của ông Trump.
Cố vấn của ông Trump, bà Kellyanne Conway, nói với kênh CNN ngày 9/5 rằng vụ sa thải ông Comey “không phải hành động che đậy” sự thật và không liên quan gì đến Nga.
Một số quan chức cấp cao của FBI và Bộ Tư pháp Mỹ nói họ không hề biết trước gì về việc ông Comey bị sa thải.
Phản ứng trước động thái này của chính quyền Trump, thượng nghị sỹ Dân chủ Chuck Schumer kêu gọi tổ chức một ủy ban công tốc đặc biệt trong cuộc điều tra về nghi vấn quan hệ giữa chiến dịch tranh cử của ông Trump với Nga.
Nhà Trắng cho biết sẽ ngay lập tức bắt tay vào việc tìm người kế nhiệm ông Comey.
Trong khi đó, một số nhà phân tích cho rằng việc ông Trump đột ngột sa thải Giám đốc FBI có thể sẽ gây trở ngại trong việc thực thi chương trình nghị sự kinh tế của ông.
“Tôi nghĩ đây lại là một câu chuyện nữa cản trở chương trình nghị sự của Trump”, ông Greg Valliere, chiến lược gia trưởng đầu tư toàn cầu của Horizon Investments, nhận định. “Sẽ diễn ra một cuộc đấu về ngân sách trong một vài tháng tới. Không ai biết Quốc hội Mỹ sẽ làm gì với dự luật y tế. Và giờ lại có thêm một chuyện lớn nữa gây mất thời gian. Chắc chắn vụ này sẽ gây xao nhãng”, ông Valliere nói.
Với quan điểm tương tự, ông Jack Ablin, Giám đốc thông tin (CIO) của BMO Private Bank, cho rằng vụ sa thải ông Comey sẽ làm gia tăng sự hoài nghi vốn có giữa Quốc hội Mỹ và Nhà Trắng, khiến các chính sách quan trọng của ông Trump, đặc biệt là chương trình cải cách thuế, khó được thông qua hơn.
Tờ báo này nói rằng, ngày 9/5, khi ông Comey đang nói chuyện với nhân viên FBI ở Los Angeles thì truyền hình đưa tin ông bị đuổi việc. Khi đó, ông Comey đã cười lớn vì nghĩ đây là một trò chơi khăm.
Sau đó, Comey đi sang một văn phòng bên cạnh và tại đây, ông xác nhận rằng mình đã bị sa thải.
“Việc quan trọng là chúng ta cần tìm một vị lãnh đạo mới cho FBI có thể lấy lại sự tin tưởng của công chúng vào sứ mệnh chấp pháp của cơ quan này”, ông Trump viết cho ông Comey, trong một lá thư được Nhà Trắng công bố.
Lá thư cũng nói rõ việc sa thải ông Comey dựa trên đánh giá của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ Jeff Sessions và Thứ trưởng bộ này Rod Rosenstein về hành vi của ông Comey trong cuộc điều tra nhằm vào vụ bê bối e-mail của bà Hillary Clinton khi còn giữ cương vị Ngoại trưởng Mỹ thời Tổng thống Barack Obama.
Ngay lập tức, một số nghị sỹ đã đặt dấu chấm hỏi xung quanh thời điểm ông Comey bị đuổi việc, vì đây đang là lúc diễn ra cuộc điều tra của FBI nhằm vào nghi vấn cho rằng người Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016, bao gồm những nghi vấn có mối liên hệ giữa Moscow với chiến dịch tranh cử của ông Trump.
Cố vấn của ông Trump, bà Kellyanne Conway, nói với kênh CNN ngày 9/5 rằng vụ sa thải ông Comey “không phải hành động che đậy” sự thật và không liên quan gì đến Nga.
Một số quan chức cấp cao của FBI và Bộ Tư pháp Mỹ nói họ không hề biết trước gì về việc ông Comey bị sa thải.
Phản ứng trước động thái này của chính quyền Trump, thượng nghị sỹ Dân chủ Chuck Schumer kêu gọi tổ chức một ủy ban công tốc đặc biệt trong cuộc điều tra về nghi vấn quan hệ giữa chiến dịch tranh cử của ông Trump với Nga.
Nhà Trắng cho biết sẽ ngay lập tức bắt tay vào việc tìm người kế nhiệm ông Comey.
Trong khi đó, một số nhà phân tích cho rằng việc ông Trump đột ngột sa thải Giám đốc FBI có thể sẽ gây trở ngại trong việc thực thi chương trình nghị sự kinh tế của ông.
“Tôi nghĩ đây lại là một câu chuyện nữa cản trở chương trình nghị sự của Trump”, ông Greg Valliere, chiến lược gia trưởng đầu tư toàn cầu của Horizon Investments, nhận định. “Sẽ diễn ra một cuộc đấu về ngân sách trong một vài tháng tới. Không ai biết Quốc hội Mỹ sẽ làm gì với dự luật y tế. Và giờ lại có thêm một chuyện lớn nữa gây mất thời gian. Chắc chắn vụ này sẽ gây xao nhãng”, ông Valliere nói.
Với quan điểm tương tự, ông Jack Ablin, Giám đốc thông tin (CIO) của BMO Private Bank, cho rằng vụ sa thải ông Comey sẽ làm gia tăng sự hoài nghi vốn có giữa Quốc hội Mỹ và Nhà Trắng, khiến các chính sách quan trọng của ông Trump, đặc biệt là chương trình cải cách thuế, khó được thông qua hơn.