Nghị định đất lúa: Điều kiện chuyển đổi được giảm nhẹ
Điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa đã được “giảm nhẹ” đáng kể so với đề xuất trước đây
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 42/2012/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, theo đó điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa đã được “giảm nhẹ” đáng kể so với dự thảo trước đây.
Cụ thể, theo nghị định 42, nhà nước hạn chế tối đa việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp; đồng thời khuyến khích việc khai hoang mở rộng diện tích đất trồng lúa, cải tạo đất lúa khác thành đất chuyên trồng lúa nước.
Trường hợp muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa nước, tổ chức, cá nhân sẽ phải chứng minh diện tích đất lúa được chuyển đổi phải phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng. Đồng thời, phải có phương án sử dụng đất tiết kiệm tối đa, thể hiện trong thuyết minh tổng thể của dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Theo đánh giá của VnEconomy, các quy định về chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa trong nghị định này mang tính nguyên tắc chung và có phần “nhẹ” hơn so với dự thảo trước đây.
Cụ thể, trong dự thảo nghị định về đất lúa được công bố rộng rãi vào cuối năm 2010, việc chuyển mục đích sử dụng đối với đất lúa được quy định hết sức chặt chẽ. Theo đó, dự thảo quy định “không được phép chuyển đất chuyên canh lúa hai vụ để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư nông thôn, khu dịch vụ vui chơi giải trí, nếu tại địa phương còn quỹ đất khác để bố trí cho các mục đích sử dụng này”.
Một điều khoản khác trong dự thảo nghị định cũng quy định rằng khi Nhà nước giao, cho thuê đất để thực hiện các dự án khu đô thị và các dự án sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp khác thì sẽ “thực hiện phương thức đấu giá quyền sử dụng đất theo cơ chế sát giá thị trường”.
Tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất sau khi trừ các chi phí hợp lý cho việc tổ chức đấu giá, được chi trả 70% cho người có đất bị thu hồi và 30% thu vào ngân sách các cấp để phục vụ phát triển kết cấu hạ tầng và các mục đích kinh tế - xã hội khác.
Đây là quy định mà tại thời điểm công bố dự thảo, nhiều ý kiến cho rằng khá “nặng tay” và sẽ là rào cản đáng kể đối với các chủ đầu tư bất động sản khi tiến hành các dự án “đụng” đất lúa.
Cụ thể, theo nghị định 42, nhà nước hạn chế tối đa việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp; đồng thời khuyến khích việc khai hoang mở rộng diện tích đất trồng lúa, cải tạo đất lúa khác thành đất chuyên trồng lúa nước.
Trường hợp muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa nước, tổ chức, cá nhân sẽ phải chứng minh diện tích đất lúa được chuyển đổi phải phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng. Đồng thời, phải có phương án sử dụng đất tiết kiệm tối đa, thể hiện trong thuyết minh tổng thể của dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Theo đánh giá của VnEconomy, các quy định về chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa trong nghị định này mang tính nguyên tắc chung và có phần “nhẹ” hơn so với dự thảo trước đây.
Cụ thể, trong dự thảo nghị định về đất lúa được công bố rộng rãi vào cuối năm 2010, việc chuyển mục đích sử dụng đối với đất lúa được quy định hết sức chặt chẽ. Theo đó, dự thảo quy định “không được phép chuyển đất chuyên canh lúa hai vụ để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư nông thôn, khu dịch vụ vui chơi giải trí, nếu tại địa phương còn quỹ đất khác để bố trí cho các mục đích sử dụng này”.
Một điều khoản khác trong dự thảo nghị định cũng quy định rằng khi Nhà nước giao, cho thuê đất để thực hiện các dự án khu đô thị và các dự án sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp khác thì sẽ “thực hiện phương thức đấu giá quyền sử dụng đất theo cơ chế sát giá thị trường”.
Tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất sau khi trừ các chi phí hợp lý cho việc tổ chức đấu giá, được chi trả 70% cho người có đất bị thu hồi và 30% thu vào ngân sách các cấp để phục vụ phát triển kết cấu hạ tầng và các mục đích kinh tế - xã hội khác.
Đây là quy định mà tại thời điểm công bố dự thảo, nhiều ý kiến cho rằng khá “nặng tay” và sẽ là rào cản đáng kể đối với các chủ đầu tư bất động sản khi tiến hành các dự án “đụng” đất lúa.