Nghị sĩ chỉ trích Putin bị tước quyền miễn truy tố
Duma Quốc gia Nga đã tiến hành bỏ phiếu tước quyền miễn truy tố của một nghị sĩ vì các cáo buộc tham ô
Duma Quốc gia Nga đã tiến hành bỏ phiếu tước quyền miễn truy tố của một nghị sĩ, người đã phản đối việc Nga sáp nhập Crimea.
Trước đó, các công tố viên nhà nước yêu cầu Duma Quốc gia Nga tước bỏ quyền miễn truy tố của nghị sĩ đối lập Ilya Ponomaryov, mở đường cho việc ông có thể phải đối mặt với các cáo buộc tham ô.
Ông Ponomaryov đang ở Mỹ và là một trong những người cuối cùng trong Duma Quốc gia chỉ trích Tổng thống Vladimir Putin. Ông cho rằng vụ án của ông có động cơ chính trị.
Ông Ponomaryov hiện đối mặt với một cuộc điều tra về thời gian ông làm việc tại một quỹ công nghệ do nhà nước tài trợ, đồng thời có nhiều sức ép đối với ông kể từ khi ông là người duy nhất trong 450 nghị sĩ Duma bỏ phiếu chống việc Nga sát nhập Crimea từ Ukraine hồi năm ngoái, theo hãng tin Reuters.
"Tôi đã trình bày với các nhà điều tra và không có gì để nói thêm cả", ông Ponomaryov nói với hãng tin RIA của Nga.
Ponomaryov là nghị sĩ Duma Quốc gia đại diện cho Novosibirsk, thành phố lớn thứ ba của Nga. Ông cũng là người hỗ trợ tổ chức các cuộc biểu tình chống Tổng thống Putin vào mùa đông năm 2011-2012.
Ông Ponomaryov, 39 tuổi, nói rằng từ tháng 8 năm ngoái đến nay, nhà chức trách Nga đã ngăn cản ông quay lại Nga sau chuyến công tác lần đầu tiên tới Hoa Kỳ.
Ông Ponomaryov là một nhà vật lý kiêm doanh nhân. Ông cho biết vợ ông cũng đang ở nước ngoài nhưng con cái ông hiện đang sống với ông bà ở Nga.
Trong khi có mặt tại Mỹ, ông Ponomaryov đã vận động Washington mở rộng lệnh trừng phạt đối với các quan chức Nga vì vai trò của Moscow trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Cuộc xung đột ở Ukraine đã đẩy mối quan hệ giữa Nga và phương Tây xuống mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh. Nhưng Tổng thống Putin đã thổi bùng niềm tự hào dân tộc của người Nga, và các cuộc thăm dò dư luận cho thấy tỷ lệ ủng hộ ông hiện ở mức cao nhất hoặc gần cao nhất từ trước đến nay.
Tổng thống Putin được cho là đã tăng cường kiểm soát quyền lực sau khi các cuộc biểu tình nổ ra năm 2011-2012 bằng cách hạn chế quyền lực của phe đối lập.
Trước đó, các công tố viên nhà nước yêu cầu Duma Quốc gia Nga tước bỏ quyền miễn truy tố của nghị sĩ đối lập Ilya Ponomaryov, mở đường cho việc ông có thể phải đối mặt với các cáo buộc tham ô.
Ông Ponomaryov đang ở Mỹ và là một trong những người cuối cùng trong Duma Quốc gia chỉ trích Tổng thống Vladimir Putin. Ông cho rằng vụ án của ông có động cơ chính trị.
Ông Ponomaryov hiện đối mặt với một cuộc điều tra về thời gian ông làm việc tại một quỹ công nghệ do nhà nước tài trợ, đồng thời có nhiều sức ép đối với ông kể từ khi ông là người duy nhất trong 450 nghị sĩ Duma bỏ phiếu chống việc Nga sát nhập Crimea từ Ukraine hồi năm ngoái, theo hãng tin Reuters.
"Tôi đã trình bày với các nhà điều tra và không có gì để nói thêm cả", ông Ponomaryov nói với hãng tin RIA của Nga.
Ponomaryov là nghị sĩ Duma Quốc gia đại diện cho Novosibirsk, thành phố lớn thứ ba của Nga. Ông cũng là người hỗ trợ tổ chức các cuộc biểu tình chống Tổng thống Putin vào mùa đông năm 2011-2012.
Ông Ponomaryov, 39 tuổi, nói rằng từ tháng 8 năm ngoái đến nay, nhà chức trách Nga đã ngăn cản ông quay lại Nga sau chuyến công tác lần đầu tiên tới Hoa Kỳ.
Ông Ponomaryov là một nhà vật lý kiêm doanh nhân. Ông cho biết vợ ông cũng đang ở nước ngoài nhưng con cái ông hiện đang sống với ông bà ở Nga.
Trong khi có mặt tại Mỹ, ông Ponomaryov đã vận động Washington mở rộng lệnh trừng phạt đối với các quan chức Nga vì vai trò của Moscow trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Cuộc xung đột ở Ukraine đã đẩy mối quan hệ giữa Nga và phương Tây xuống mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh. Nhưng Tổng thống Putin đã thổi bùng niềm tự hào dân tộc của người Nga, và các cuộc thăm dò dư luận cho thấy tỷ lệ ủng hộ ông hiện ở mức cao nhất hoặc gần cao nhất từ trước đến nay.
Tổng thống Putin được cho là đã tăng cường kiểm soát quyền lực sau khi các cuộc biểu tình nổ ra năm 2011-2012 bằng cách hạn chế quyền lực của phe đối lập.