Nghị trường bàn cách bớt ghế trống hội trường
Ngay cả nội bộ các đoàn đại biểu Quốc hội cũng không bằng lòng việc có đại biểu lợi dụng bận việc riêng để vắng mặt
Chiều 24/9, thêm một lần cho ý kiến sửa nội quy kỳ họp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại thêm một lần bàn giải pháp để hội trường bớt đi ghế trống.
Trước thực tế nhiều phiên họp toàn thể và cả họp tổ, số lượng đại biểu vắng khá nhiều, tại phiên họp tháng 8/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến đã cho rằng cần quy định chặt chẽ hơn về trách nhiệm dự họp của đại biểu.
Vắng mặt phải có văn bản
Dự thảo nội quy kỳ họp mới nhất tại điều 5 quy định, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tham gia đầy đủ các kỳ họp Quốc hội, các phiên họp tại kỳ họp, góp ý kiến về nội dung của kỳ họp, biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.
Trong trường hợp không thể dự kỳ họp hoặc vắng mặt tại các phiên họp, đại biểu Quốc hội gửi văn bản nêu rõ lý do và thời gian vắng mặt đến trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, đồng thời gửi đến Tổng thư ký Quốc hội để báo cáo Chủ tịch Quốc hội xem xét, quyết định.
Danh sách đại biểu Quốc hội không thể dự kỳ họp Quốc hội được ghi vào biên bản kỳ họp Quốc hội, danh sách các đại biểu Quốc hội vắng mặt phiên họp được ghi vào biên bản phiên họp.
Cơ quan thẩm tra là Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã nhất trí với quy định về trách nhiệm của đại biểu Quốc hội như dự thảo nội quy.
Song, Chủ nhiệm Phan Trung Lý đề nghị cân nhắc quy định trường hợp cần thiết, đại biểu Quốc hội không thể dự kỳ họp hoặc vắng mặt tại các phiên họp Quốc hội thì phải gửi văn bản và nêu rõ lý do, thời gian vắng mặt đến Tổng Thư ký Quốc hội để báo cáo Chủ tịch Quốc hội xem xét, quyết định.
Quan điểm của cơ quan thẩm tra là cần nghiên cứu phân loại cụ thể các trường hợp đại biếu Quốc hội vắng mặt, từ đó quy định trách nhiệm báo cáo của đại biểu Quốc hội cho phù họp với từng trường hợp.
Chẳng hạn, quy định theo hướng trường hợp đại biểu Quốc hội vắng mặt dài ngày thì cần gửi văn bản đến Tồng Thư ký Quốc hội để báo cáo Chủ tịch Quốc hội.
Còn đối với trường hợp đại biểu Quốc hội vắng mặt một, hai buổi vì lý do giải quyết công việc ở cơ quan, địa phương hoặc tham gia thẩm tra, chỉnh lý dự thảo luật, nghị quyết của Quốc hội, thì chỉ cần báo cáo trưởng đoàn đại biểu Quốc hội hoặc tổ trưởng tổ đại biểu Quốc hội.
Điểm danh để thấy “ngượng”
Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước thì vừa qua không chỉ cử tri, mà ngay cả nội bộ các đoàn đại biểu Quốc hội cũng không bằng lòng việc có đại biểu lợi dụng bận việc riêng để vắng mặt.
"Trách nhiệm quan trọng số một của người đại biểu Quốc hội là phải tham dự đầy đủ các ngày họp, bởi Quốc hội làm việc tập thể", ông Ksor Phước nhấn mạnh.
Đề nghị của ông Ksor Phước là cần quy định đại biểu Quốc hội không được vắng mặt quá 1/5 thời gian trong cả kỳ họp nếu không có lý do chính đáng. Tuỳ số ngày nghỉ các đại biểu vắng có thể không báo cáo Chủ tịch Quốc hội nhưng phải báo cáo trưởng đoàn, Tổng thư ký.
Băn khoăn về khả năng có thể phá lệ trước quy định “trường hợp cần thiết, Chủ nhiệm Ủy ban Về Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai nhìn nhận, thực tiễn cho thấy những “trường hợp cần thiết” này dẫn đến quy định khó triển khai, thiếu nghiêm túc.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng “hiến kế” quản lý giờ giấc của đại biểu bằng việc điểm danh và tổng hợp hàng tuần, rồi báo cáo các đoàn biết, để người nghỉ nhiều cũng thấy “ngượng” mà không dám vắng mặt thêm nữa.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh nguyên tắc, người chủ toạ phiên họp thì phải nắm được việc ai vắng, ai dự, dù chỉ một buổi họp hay nhiều ngày. Do đó, người nghỉ họp phải báo cáo. Còn hình thức để chủ toạ biết như thế nào là vấn đề khác và cần phải tính, căn cứ vào số ngày vắng họp cụ thể.
Bên cạnh vấn đề nêu trên, nghi thức tuyên thệ cũng là nội dung được báo cáo thẩm tra đề cập.
Theo quy định mới thì sau khi được bầu, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp.
Ủy ban Pháp luật đề nghị cần bổ sung quy định một điều riêng về vấn đề này, bao gồm các quy định cụ thể từ nghi lễ, hình thức, thời điểm, trình tự các bước, nội dung tuyên thệ và trách nhiệm của người tuyên thệ... để việc tuyên thệ diễn ra kịp thời, các chức danh nói trên có thể thực hiện luôn nhiệm vụ mới.
Trước thực tế nhiều phiên họp toàn thể và cả họp tổ, số lượng đại biểu vắng khá nhiều, tại phiên họp tháng 8/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến đã cho rằng cần quy định chặt chẽ hơn về trách nhiệm dự họp của đại biểu.
Vắng mặt phải có văn bản
Dự thảo nội quy kỳ họp mới nhất tại điều 5 quy định, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tham gia đầy đủ các kỳ họp Quốc hội, các phiên họp tại kỳ họp, góp ý kiến về nội dung của kỳ họp, biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.
Trong trường hợp không thể dự kỳ họp hoặc vắng mặt tại các phiên họp, đại biểu Quốc hội gửi văn bản nêu rõ lý do và thời gian vắng mặt đến trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, đồng thời gửi đến Tổng thư ký Quốc hội để báo cáo Chủ tịch Quốc hội xem xét, quyết định.
Danh sách đại biểu Quốc hội không thể dự kỳ họp Quốc hội được ghi vào biên bản kỳ họp Quốc hội, danh sách các đại biểu Quốc hội vắng mặt phiên họp được ghi vào biên bản phiên họp.
Cơ quan thẩm tra là Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã nhất trí với quy định về trách nhiệm của đại biểu Quốc hội như dự thảo nội quy.
Song, Chủ nhiệm Phan Trung Lý đề nghị cân nhắc quy định trường hợp cần thiết, đại biểu Quốc hội không thể dự kỳ họp hoặc vắng mặt tại các phiên họp Quốc hội thì phải gửi văn bản và nêu rõ lý do, thời gian vắng mặt đến Tổng Thư ký Quốc hội để báo cáo Chủ tịch Quốc hội xem xét, quyết định.
Quan điểm của cơ quan thẩm tra là cần nghiên cứu phân loại cụ thể các trường hợp đại biếu Quốc hội vắng mặt, từ đó quy định trách nhiệm báo cáo của đại biểu Quốc hội cho phù họp với từng trường hợp.
Chẳng hạn, quy định theo hướng trường hợp đại biểu Quốc hội vắng mặt dài ngày thì cần gửi văn bản đến Tồng Thư ký Quốc hội để báo cáo Chủ tịch Quốc hội.
Còn đối với trường hợp đại biểu Quốc hội vắng mặt một, hai buổi vì lý do giải quyết công việc ở cơ quan, địa phương hoặc tham gia thẩm tra, chỉnh lý dự thảo luật, nghị quyết của Quốc hội, thì chỉ cần báo cáo trưởng đoàn đại biểu Quốc hội hoặc tổ trưởng tổ đại biểu Quốc hội.
Điểm danh để thấy “ngượng”
Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước thì vừa qua không chỉ cử tri, mà ngay cả nội bộ các đoàn đại biểu Quốc hội cũng không bằng lòng việc có đại biểu lợi dụng bận việc riêng để vắng mặt.
"Trách nhiệm quan trọng số một của người đại biểu Quốc hội là phải tham dự đầy đủ các ngày họp, bởi Quốc hội làm việc tập thể", ông Ksor Phước nhấn mạnh.
Đề nghị của ông Ksor Phước là cần quy định đại biểu Quốc hội không được vắng mặt quá 1/5 thời gian trong cả kỳ họp nếu không có lý do chính đáng. Tuỳ số ngày nghỉ các đại biểu vắng có thể không báo cáo Chủ tịch Quốc hội nhưng phải báo cáo trưởng đoàn, Tổng thư ký.
Băn khoăn về khả năng có thể phá lệ trước quy định “trường hợp cần thiết, Chủ nhiệm Ủy ban Về Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai nhìn nhận, thực tiễn cho thấy những “trường hợp cần thiết” này dẫn đến quy định khó triển khai, thiếu nghiêm túc.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng “hiến kế” quản lý giờ giấc của đại biểu bằng việc điểm danh và tổng hợp hàng tuần, rồi báo cáo các đoàn biết, để người nghỉ nhiều cũng thấy “ngượng” mà không dám vắng mặt thêm nữa.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh nguyên tắc, người chủ toạ phiên họp thì phải nắm được việc ai vắng, ai dự, dù chỉ một buổi họp hay nhiều ngày. Do đó, người nghỉ họp phải báo cáo. Còn hình thức để chủ toạ biết như thế nào là vấn đề khác và cần phải tính, căn cứ vào số ngày vắng họp cụ thể.
Bên cạnh vấn đề nêu trên, nghi thức tuyên thệ cũng là nội dung được báo cáo thẩm tra đề cập.
Theo quy định mới thì sau khi được bầu, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp.
Ủy ban Pháp luật đề nghị cần bổ sung quy định một điều riêng về vấn đề này, bao gồm các quy định cụ thể từ nghi lễ, hình thức, thời điểm, trình tự các bước, nội dung tuyên thệ và trách nhiệm của người tuyên thệ... để việc tuyên thệ diễn ra kịp thời, các chức danh nói trên có thể thực hiện luôn nhiệm vụ mới.