Nghĩa vụ quân sự: “Vinh quang” thuộc về con nhà nghèo
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) chiều 21/5
Ngày xưa tất cả con em cán bộ, đảng viên, từ con Tổng bí thư, đến Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, bí thư, lãnh đạo các tỉnh các địa phương, con em cán bộ đảng viên tham gia nghĩa vụ quân sự. Bây giờ thì không phải.
Đây là ý kiến của đại biểu Nguyễn Bá Thuyển (Lâm Đồng) tại phiên thảo luận của Quốc hội về dự thảo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) chiều 21/5.
Nói nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang, theo ông Thuyền, với ngày xưa thì rất đúng. Còn hiện nay “vinh quang” này có lẽ chỉ thuộc về con em nông dân và con em đồng bào dân tộc thiểu số. Còn con em cán bộ, đảng viên, con nhà giàu không không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ này.
“Bây giờ 10 người ở độ tuổi nghĩa vụ quân sự, chúng ta chỉ gọi một vài người, còn 7, 8 người - trừ đối tượng miễn, thế thì sao công bằng được?”, ông Thuyền băn khoăn.
Và đề nghị của đại biểu Thuyền là phải bổ sung một nghĩa vụ gì đó để làm nghĩa vụ xây dựng lực lượng quốc phòng hoặc xây dựng biển đảo với những người không tham gia nghĩa vụ quân sự.
“Đây là nghĩa vụ hết sức vinh quang, nhưng vinh quang tại sao nhiều người không muốn nhận? Bây giờ đi vào nghĩa vụ công an phải làm đơn, xét duyệt, tranh nhau, đi nghĩa vụ quân sự thì phải kêu gọi bắt buộc. Bởi vì chúng ta chưa có chính sách thu hút được việc này”, đại biểu Thuyền khái quát.
Cũng liên quan đến sự công bằng, đại biểu Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang) cho rằng quy định đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với hệ thống giáo dục đại học là mâu thuẫn với đổi mới giáo dục hiện nay và cũng không đảm bảo bình đẳng công bằng về quyền có cơ hội học tập của mọi công dân theo quy định của Hiến pháp.
Báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết qua nhiều lần thảo luận vẫn còn có 3 loại ý kiến về quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ cho sinh viên đang học chương trình đào tạo đại học thuộc hệ chính quy.
Bên cạnh ý kiến nhất trí, loại ý kiến thứ hai đề nghị quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với sinh viên, học viên như luật hiện hành và loại ý kiến thứ ba đề nghị bỏ quy định nói trên.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với chủ trương thu hẹp diện tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình như dự thảo luật.
Tuy nhiên, theo đại biểu Tính, sự bất bình đẳng của quy định tại dự thảo luật là học sinh các trường trung cấp nghề vừa học văn hóa vừa học nghề. Có trường hợp đủ 18 tuổi nhưng chưa hoàn thành nội dung học tập năm cuối để thi tốt nghiệp cấp 3 và tốt nghiệp trung cấp nghề.
Mặt khác, nếu không tạm hoãn việc thi hành nghĩa vụ quân sự cho các công dân đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp sẽ gây khó khăn nhất định cho các trường trong tuyển sinh. Đồng thời, tạo kẽ hở cho những công dân thi vào các trường đại học tư thục để tránh thi hành nghĩa vụ quân sự, đại biểu Tính phân tích.
Vị đại biểu này đề nghị bổ sung đối tượng được tạm hoãn thi hành nghĩa vụ quân sự bao gồm các công dân trong độ tuổi hiện học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Nhưng khi tốt nghiệp xong phải thi hành nghĩa vụ quân sự nhằm đảo bảo sự công bằng trong thực hiện nghĩa vụ quân sự của các công dân.
“Về vấn đề này tôi đề nghị nên lấy phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội để thuận lợi cho việc chỉnh lý và tiếp thu”, ông Tính phát biểu.
Theo đại biểu Đặng Thị Kim Chi (Phú Yên) với trường hợp công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ do đang học đại học hệ chính quy cần quy định sau khi tốt nghiệp đại học ra trường nên gọi nhập ngũ ngay. Bởi nếu để họ đi làm việc rồi 1-2 năm sau mới gọi thì lúc đó lại gây khó khăn khi họ đang làm việc.
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) thì đề nghị không quy định công dân đào tạo trình độ đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi mà nên giữ đến 25 tuổi như luật hiện hành.
Vì, kể cả sinh viên y khoa, với khóa học 6 năm thì khi ra trường cũng chưa tới 25 tuổi.
Đây là ý kiến của đại biểu Nguyễn Bá Thuyển (Lâm Đồng) tại phiên thảo luận của Quốc hội về dự thảo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) chiều 21/5.
Nói nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang, theo ông Thuyền, với ngày xưa thì rất đúng. Còn hiện nay “vinh quang” này có lẽ chỉ thuộc về con em nông dân và con em đồng bào dân tộc thiểu số. Còn con em cán bộ, đảng viên, con nhà giàu không không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ này.
“Bây giờ 10 người ở độ tuổi nghĩa vụ quân sự, chúng ta chỉ gọi một vài người, còn 7, 8 người - trừ đối tượng miễn, thế thì sao công bằng được?”, ông Thuyền băn khoăn.
Và đề nghị của đại biểu Thuyền là phải bổ sung một nghĩa vụ gì đó để làm nghĩa vụ xây dựng lực lượng quốc phòng hoặc xây dựng biển đảo với những người không tham gia nghĩa vụ quân sự.
“Đây là nghĩa vụ hết sức vinh quang, nhưng vinh quang tại sao nhiều người không muốn nhận? Bây giờ đi vào nghĩa vụ công an phải làm đơn, xét duyệt, tranh nhau, đi nghĩa vụ quân sự thì phải kêu gọi bắt buộc. Bởi vì chúng ta chưa có chính sách thu hút được việc này”, đại biểu Thuyền khái quát.
Cũng liên quan đến sự công bằng, đại biểu Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang) cho rằng quy định đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với hệ thống giáo dục đại học là mâu thuẫn với đổi mới giáo dục hiện nay và cũng không đảm bảo bình đẳng công bằng về quyền có cơ hội học tập của mọi công dân theo quy định của Hiến pháp.
Báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết qua nhiều lần thảo luận vẫn còn có 3 loại ý kiến về quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ cho sinh viên đang học chương trình đào tạo đại học thuộc hệ chính quy.
Bên cạnh ý kiến nhất trí, loại ý kiến thứ hai đề nghị quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với sinh viên, học viên như luật hiện hành và loại ý kiến thứ ba đề nghị bỏ quy định nói trên.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với chủ trương thu hẹp diện tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình như dự thảo luật.
Tuy nhiên, theo đại biểu Tính, sự bất bình đẳng của quy định tại dự thảo luật là học sinh các trường trung cấp nghề vừa học văn hóa vừa học nghề. Có trường hợp đủ 18 tuổi nhưng chưa hoàn thành nội dung học tập năm cuối để thi tốt nghiệp cấp 3 và tốt nghiệp trung cấp nghề.
Mặt khác, nếu không tạm hoãn việc thi hành nghĩa vụ quân sự cho các công dân đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp sẽ gây khó khăn nhất định cho các trường trong tuyển sinh. Đồng thời, tạo kẽ hở cho những công dân thi vào các trường đại học tư thục để tránh thi hành nghĩa vụ quân sự, đại biểu Tính phân tích.
Vị đại biểu này đề nghị bổ sung đối tượng được tạm hoãn thi hành nghĩa vụ quân sự bao gồm các công dân trong độ tuổi hiện học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Nhưng khi tốt nghiệp xong phải thi hành nghĩa vụ quân sự nhằm đảo bảo sự công bằng trong thực hiện nghĩa vụ quân sự của các công dân.
“Về vấn đề này tôi đề nghị nên lấy phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội để thuận lợi cho việc chỉnh lý và tiếp thu”, ông Tính phát biểu.
Theo đại biểu Đặng Thị Kim Chi (Phú Yên) với trường hợp công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ do đang học đại học hệ chính quy cần quy định sau khi tốt nghiệp đại học ra trường nên gọi nhập ngũ ngay. Bởi nếu để họ đi làm việc rồi 1-2 năm sau mới gọi thì lúc đó lại gây khó khăn khi họ đang làm việc.
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) thì đề nghị không quy định công dân đào tạo trình độ đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi mà nên giữ đến 25 tuổi như luật hiện hành.
Vì, kể cả sinh viên y khoa, với khóa học 6 năm thì khi ra trường cũng chưa tới 25 tuổi.