Tạm giữ, tạm giam độc lập để tránh bức cung, nhục hình?
Trái chiều quan điểm trong phiên thảo luận Luật Tạm giữ, tạm giam tại Quốc hội
Nên tách việc quản lý nhà tạm giữ, trại tạm giam ra khỏi cơ quan điều tra để đảm bảo tính khách quan trong công tác giam giữ, tránh tình trạng bức cung, nhục hình.
Đây là quan điểm của một số vị đại biểu tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Tạm giữ, tạm giam chiều 19/6 tại Quốc hội.
Một trong các vấn đề được nhiều vị đại biểu quan tâm là hệ thống tổ chức nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền trong tạm giữ, tạm giam.
Đại biểu Đặng Thị Kim Chi (Phú Yên) nêu vấn đề, một trong những hình thức để chống bức cung, nhục hình là trang bị máy ghi âm, ghi hình. Như vậy, nếu các cơ sở tạm giữ, tạm giam hiện nay vẫn thuộc công an của địa phương, của tỉnh, của huyện quản lý thì liệu khi có tố cáo bị bức cung, nhục hình, chúng ta mở băng đĩa ra để xem lại, độ tin cậy của những băng đĩa đó như thế nào, có đảm bảo khách quan hay không?
Bà Chi cho rằng, nếu giao hệ thống quản lý cơ sở tạm giữ, tạm giam cho Tổng cục Quản lý thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp trực thuộc Bộ Công an quản lý thống nhất theo ngành dọc từ trên xuống, có lẽ sẽ khách quan hơn.
Trái chiều quan điểm, đại biểu Phạm Xuân Thường (Thái Bình) đề nghị giữ nguyên như quy định hiện hành, trại tạm giam ở tỉnh do công an cấp tỉnh quản lý, các nhà tạm giữ ở cấp huyện thì do công an cấp huyện quản lý. Bởi vì qua thực tiễn chứng minh thì công tác quản lý giam giữ trong thời gian vừa qua theo mô hình này cho đến giờ phút này không có vấn đề gì.
Ông Thường cũng tính toán, nếu tổ chức độc lập có nghĩa phải xây dựng thêm khoảng 700 nhà tạm giam và 700 nhà tạm giữ.
Việc này không phù hợp với điều kiện của hiện nay và thực ra nó cũng không phải tốt, đại biểu Thường nhấn mạnh.
Không tốt, theo đại biểu Thường là bởi, khi xây dựng riêng, quản lý riêng như vậy thì vấn đề bảo vệ như thế nào khi mà hiện nay, các nhà tạm giữ của aở dưới cấp huyện đều nằm trong công an cấp huyện và do lực lượng công an của cấp huyện bảo vệ.
Nhận định là nếu tách ra theo hệ thống ngành dọc đầu tư kinh phí rất lớn và cũng không khắc phục được bất cập hiện nay, ông Thường cho rằng quan trọng là giáo dục đạo đức cho các cán bộ điều tra như thế nào trong lực lượng công an để làm đúng quy định của pháp luật.
Phát biểu ngay sau đại biểu Thường, đại biểu Hồ Trọng Ngũ nói ông rất chia sẻ quan điểm của nhiều đại biểu là nếu để hệ thống quản lý tạm giam, tạm giữ nằm trong cơ quan điều tra thì nguy cơ bức cung, nhục hình và dẫn đến vi phạm quyền con người.
Tuy nhiên, đại biểu Ngũ cho rằng không nên thành lập một hệ thống riêng, sẽ tốn kém.
“Tôi nghĩ giải quyết chính bằng công tác cán bộ và các thủ tục pháp lý. Ta thực hiện tốt, chặt chẽ thì khắc phục được hiện tường bức cung, nhục hình”, ông Ngũ góp ý.
Đây là quan điểm của một số vị đại biểu tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Tạm giữ, tạm giam chiều 19/6 tại Quốc hội.
Một trong các vấn đề được nhiều vị đại biểu quan tâm là hệ thống tổ chức nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền trong tạm giữ, tạm giam.
Đại biểu Đặng Thị Kim Chi (Phú Yên) nêu vấn đề, một trong những hình thức để chống bức cung, nhục hình là trang bị máy ghi âm, ghi hình. Như vậy, nếu các cơ sở tạm giữ, tạm giam hiện nay vẫn thuộc công an của địa phương, của tỉnh, của huyện quản lý thì liệu khi có tố cáo bị bức cung, nhục hình, chúng ta mở băng đĩa ra để xem lại, độ tin cậy của những băng đĩa đó như thế nào, có đảm bảo khách quan hay không?
Bà Chi cho rằng, nếu giao hệ thống quản lý cơ sở tạm giữ, tạm giam cho Tổng cục Quản lý thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp trực thuộc Bộ Công an quản lý thống nhất theo ngành dọc từ trên xuống, có lẽ sẽ khách quan hơn.
Trái chiều quan điểm, đại biểu Phạm Xuân Thường (Thái Bình) đề nghị giữ nguyên như quy định hiện hành, trại tạm giam ở tỉnh do công an cấp tỉnh quản lý, các nhà tạm giữ ở cấp huyện thì do công an cấp huyện quản lý. Bởi vì qua thực tiễn chứng minh thì công tác quản lý giam giữ trong thời gian vừa qua theo mô hình này cho đến giờ phút này không có vấn đề gì.
Ông Thường cũng tính toán, nếu tổ chức độc lập có nghĩa phải xây dựng thêm khoảng 700 nhà tạm giam và 700 nhà tạm giữ.
Việc này không phù hợp với điều kiện của hiện nay và thực ra nó cũng không phải tốt, đại biểu Thường nhấn mạnh.
Không tốt, theo đại biểu Thường là bởi, khi xây dựng riêng, quản lý riêng như vậy thì vấn đề bảo vệ như thế nào khi mà hiện nay, các nhà tạm giữ của aở dưới cấp huyện đều nằm trong công an cấp huyện và do lực lượng công an của cấp huyện bảo vệ.
Nhận định là nếu tách ra theo hệ thống ngành dọc đầu tư kinh phí rất lớn và cũng không khắc phục được bất cập hiện nay, ông Thường cho rằng quan trọng là giáo dục đạo đức cho các cán bộ điều tra như thế nào trong lực lượng công an để làm đúng quy định của pháp luật.
Phát biểu ngay sau đại biểu Thường, đại biểu Hồ Trọng Ngũ nói ông rất chia sẻ quan điểm của nhiều đại biểu là nếu để hệ thống quản lý tạm giam, tạm giữ nằm trong cơ quan điều tra thì nguy cơ bức cung, nhục hình và dẫn đến vi phạm quyền con người.
Tuy nhiên, đại biểu Ngũ cho rằng không nên thành lập một hệ thống riêng, sẽ tốn kém.
“Tôi nghĩ giải quyết chính bằng công tác cán bộ và các thủ tục pháp lý. Ta thực hiện tốt, chặt chẽ thì khắc phục được hiện tường bức cung, nhục hình”, ông Ngũ góp ý.