“Ngoại giao kinh tế”: Cởi mở thôi chưa đủ
Còn nhiều trở ngại ngăn cản doanh nghiệp tiếp cận với các đối tác, thị trường tiềm năng thông qua "kênh" ngoại giao
Bám sát ông Nguyễn Phú Bình - Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, tại hành lang buổi tọa đàm giữa trưởng cơ quan đại diện ngoại giao với doanh nghiệp ngày 9/12, nhiều doanh nhân đưa tận tay ông những tờ rơi giới thiệu doanh nghiệp mình, dự án của mình.
Trong hơn 40 phút dành cho đại diện doanh nghiệp phát biểu thì các hiệp hội và doanh nghiệp lớn đã dành hết thời gian, những doanh nghiệp nhỏ chỉ còn biết tiếp cận trực tiếp các đại biểu để “chớp” lấy ít phút cho cơ hội tìm được đối tác đầu tư hay bạn hàng, để đối phó với một năm 2009, được cho là có nhiều khó khăn ở trước mắt.
Kỳ vọng nhiều ở "kênh" ngoại giao
Hai năm một lần, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lại phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức tọa đàm giữa các doanh nghiệp với trưởng cơ quan đại diện ngoại giao. Năm nay, các doanh nghiệp tham dự đã tỏ ra kỳ vọng hơn vào hoạt động “ngoại giao kinh tế” của các cơ quan này.
Chỉ ít phút bên hành lang buổi tọa đàm, ông Nguyễn Phú Bình đã nhận được khá nhiều lời “gửi gắm” của doanh nghiệp.
Một đại diện doanh nghiệp dúi vào tay ông tờ rơi giới thiệu doanh nghiệp mình kèm theo bản vẽ phối cảnh một tòa nhà trung tâm thương mại cao tầng tại Hà Nội mà doanh nghiệp này đang thiếu vốn, không biết trông vào đâu để triển khai dự án.
Ngay lập tức, vị đại diện nọ nhận được trả lời từ ông Bình rằng ông biết có một doanh nghiệp nước ngoài đang rất quan tâm đến việc đầu tư vào bất động sản tại Việt Nam, và hứa sẽ kết nối sớm cho hai bên gặp nhau.
Không ít doanh nghiệp đã chuẩn bị túi tài liệu để phát cho một số đại diện cơ quan ngoại giao là thị trường mục tiêu của họ, như trường hợp một công ty cổ phần giới thiệu về cụm công nghiệp đang kêu gọi đầu tư tại Hà Tây cũ.
Chỉ có hơn 40 phút để “đề nghị”, các hiệp hội trong phần phát biểu đã bớt thời gian “cảm ơn” mà đi trực tiếp vào các đề nghị cung cấp thông tin thị trường, thông tin đối tác cung cấp sản phẩm, chính sách thị trường ngoài nước... và yêu cầu giúp kết nối với các đối tác tiềm năng.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng trước những khó khăn trước mắt, doanh nghiệp trông chờ ngành ngoại giao sẽ giúp kết nối các cơ hội kinh doanh đến với doanh nghiệp. Với các trưởng cơ quan đại diện ngoại giao, ông Lộc nói: “Các đồng chí là tai, mắt, sẽ góp phần hướng dẫn hoạt động doanh nghiệp”.
Cởi mở rồi, hợp tác cũng chưa dễ
Một bên, doanh nghiệp săn đón các đại diện ngoại giao để tìm cơ hội được giúp đỡ. Ngược lại, bên kia cũng hết sức cởi mở.
Ông Bùi Đình Dĩnh, Đại sứ Việt Nam tại Nga bày tỏ: "Chúng tôi rất cảm ơn các doanh nghiệp vì có các doanh nghiệp giúp, chúng tôi mới hoàn thành được nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ giao về nhiệm vụ tăng trưởng xuất khẩu".
Cũng rất chân thật, ông Nguyễn Phú Bình chia sẻ: “Chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ rất vô tư vì đây cũng là nhiệm vụ của chúng tôi. Thông qua doanh nghiệp, chúng tôi cũng quảng bá được hình ảnh Việt Nam”.
Tuy thế, vẫn còn nhiều trở ngại đang ngăn cản sự nhiệt tình của doanh nghiệp và cơ quan đại diện ngoại giao tại các nước.
Khó khăn lớn nhất, theo ông Nguyễn Phú Bình, là trưởng cơ quan đại diện ngoại giao chỉ nắm chắc các vấn đề vĩ mô, những việc lớn của Chính phủ giao, còn những việc liên quan đến kinh tế thì còn hạn chế.
“Làm những cái vĩ mô với chúng tôi thì đó là sở trường. Nhưng đi vào những cái này thì chúng tôi không phải những người có kiến thức”, ông Bình nói.
Chính vì thế, nhà ngoại giao này cho rằng việc giúp doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở kết nối hợp tác hai bên, đảm bảo đối tác làm ăn nghiêm chỉnh, chứ hiểu sâu về từng ngành, từng lĩnh vực là rất khó.
Một vấn đề nữa cũng được nhiều đại diện ngoại giao nhắc đến là sự thiếu hụt thông tin hai chiều. Doanh nghiệp phàn nàn các cơ quan ngoại giao khó tiếp xúc và chậm phản hồi thông tin.
Ngược lại, phía doanh nghiệp cũng bị “kêu” là nhiều khi gửi thông tin rồi mà mãi không thấy phản hồi, khiến các cơ quan ngoại giao khó xử lý.
Ông Bùi Đình Dĩnh cũng nêu thêm trường hợp doanh nghiệp còn bảo thủ và chưa coi trọng thông tin tư vấn. “Có doanh nghiệp xuất hàng bị trả về nhưng vẫn bảo thủ cho rằng hàng của họ xuất sang Mỹ, sang EU được vì sao lại không sang Nga được”, ông Dĩnh nói.
Ông Nguyễn Phú Bình cũng cho rằng doanh nghiệp của ta có nhiều hạn chế do chưa quen tiếp xúc đối ngoại. “Không phải lúc nào cũng sẵn sàng phiên dịch ngay mà ta thì ngoại ngữ rất kém, nhiều khi trao đổi qua thư điện tử cũng mất rất nhiều thời gian, trao đổi qua điện thoại thì không được, rất bất lợi”, ông Bình nói.
Ngoài ra, cũng còn một lý do khiến nhiều trưởng cơ quan đại diện ngoại giao còn e ngại là vì nhiều doanh nghiệp còn kém trong giữ uy tín, gây ảnh hưởng đến sự tin tưởng của đối tác với cơ quan ngoại giao của ta.
Có lẽ, đó là những lý do mà khi được hỏi hiệu quả hợp tác, nhiều vị trưởng đại diện cơ quan ngoại giao chưa thể trả lời một con số cụ thể đã giúp bao nhiêu doanh nghiệp kết nối với đối tác, bao nhiêu sản phẩm vào được thị trường của mình...
Trong hơn 40 phút dành cho đại diện doanh nghiệp phát biểu thì các hiệp hội và doanh nghiệp lớn đã dành hết thời gian, những doanh nghiệp nhỏ chỉ còn biết tiếp cận trực tiếp các đại biểu để “chớp” lấy ít phút cho cơ hội tìm được đối tác đầu tư hay bạn hàng, để đối phó với một năm 2009, được cho là có nhiều khó khăn ở trước mắt.
Kỳ vọng nhiều ở "kênh" ngoại giao
Hai năm một lần, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lại phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức tọa đàm giữa các doanh nghiệp với trưởng cơ quan đại diện ngoại giao. Năm nay, các doanh nghiệp tham dự đã tỏ ra kỳ vọng hơn vào hoạt động “ngoại giao kinh tế” của các cơ quan này.
Chỉ ít phút bên hành lang buổi tọa đàm, ông Nguyễn Phú Bình đã nhận được khá nhiều lời “gửi gắm” của doanh nghiệp.
Một đại diện doanh nghiệp dúi vào tay ông tờ rơi giới thiệu doanh nghiệp mình kèm theo bản vẽ phối cảnh một tòa nhà trung tâm thương mại cao tầng tại Hà Nội mà doanh nghiệp này đang thiếu vốn, không biết trông vào đâu để triển khai dự án.
Ngay lập tức, vị đại diện nọ nhận được trả lời từ ông Bình rằng ông biết có một doanh nghiệp nước ngoài đang rất quan tâm đến việc đầu tư vào bất động sản tại Việt Nam, và hứa sẽ kết nối sớm cho hai bên gặp nhau.
Không ít doanh nghiệp đã chuẩn bị túi tài liệu để phát cho một số đại diện cơ quan ngoại giao là thị trường mục tiêu của họ, như trường hợp một công ty cổ phần giới thiệu về cụm công nghiệp đang kêu gọi đầu tư tại Hà Tây cũ.
Chỉ có hơn 40 phút để “đề nghị”, các hiệp hội trong phần phát biểu đã bớt thời gian “cảm ơn” mà đi trực tiếp vào các đề nghị cung cấp thông tin thị trường, thông tin đối tác cung cấp sản phẩm, chính sách thị trường ngoài nước... và yêu cầu giúp kết nối với các đối tác tiềm năng.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng trước những khó khăn trước mắt, doanh nghiệp trông chờ ngành ngoại giao sẽ giúp kết nối các cơ hội kinh doanh đến với doanh nghiệp. Với các trưởng cơ quan đại diện ngoại giao, ông Lộc nói: “Các đồng chí là tai, mắt, sẽ góp phần hướng dẫn hoạt động doanh nghiệp”.
Cởi mở rồi, hợp tác cũng chưa dễ
Một bên, doanh nghiệp săn đón các đại diện ngoại giao để tìm cơ hội được giúp đỡ. Ngược lại, bên kia cũng hết sức cởi mở.
Ông Bùi Đình Dĩnh, Đại sứ Việt Nam tại Nga bày tỏ: "Chúng tôi rất cảm ơn các doanh nghiệp vì có các doanh nghiệp giúp, chúng tôi mới hoàn thành được nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ giao về nhiệm vụ tăng trưởng xuất khẩu".
Cũng rất chân thật, ông Nguyễn Phú Bình chia sẻ: “Chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ rất vô tư vì đây cũng là nhiệm vụ của chúng tôi. Thông qua doanh nghiệp, chúng tôi cũng quảng bá được hình ảnh Việt Nam”.
Tuy thế, vẫn còn nhiều trở ngại đang ngăn cản sự nhiệt tình của doanh nghiệp và cơ quan đại diện ngoại giao tại các nước.
Khó khăn lớn nhất, theo ông Nguyễn Phú Bình, là trưởng cơ quan đại diện ngoại giao chỉ nắm chắc các vấn đề vĩ mô, những việc lớn của Chính phủ giao, còn những việc liên quan đến kinh tế thì còn hạn chế.
“Làm những cái vĩ mô với chúng tôi thì đó là sở trường. Nhưng đi vào những cái này thì chúng tôi không phải những người có kiến thức”, ông Bình nói.
Chính vì thế, nhà ngoại giao này cho rằng việc giúp doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở kết nối hợp tác hai bên, đảm bảo đối tác làm ăn nghiêm chỉnh, chứ hiểu sâu về từng ngành, từng lĩnh vực là rất khó.
Một vấn đề nữa cũng được nhiều đại diện ngoại giao nhắc đến là sự thiếu hụt thông tin hai chiều. Doanh nghiệp phàn nàn các cơ quan ngoại giao khó tiếp xúc và chậm phản hồi thông tin.
Ngược lại, phía doanh nghiệp cũng bị “kêu” là nhiều khi gửi thông tin rồi mà mãi không thấy phản hồi, khiến các cơ quan ngoại giao khó xử lý.
Ông Bùi Đình Dĩnh cũng nêu thêm trường hợp doanh nghiệp còn bảo thủ và chưa coi trọng thông tin tư vấn. “Có doanh nghiệp xuất hàng bị trả về nhưng vẫn bảo thủ cho rằng hàng của họ xuất sang Mỹ, sang EU được vì sao lại không sang Nga được”, ông Dĩnh nói.
Ông Nguyễn Phú Bình cũng cho rằng doanh nghiệp của ta có nhiều hạn chế do chưa quen tiếp xúc đối ngoại. “Không phải lúc nào cũng sẵn sàng phiên dịch ngay mà ta thì ngoại ngữ rất kém, nhiều khi trao đổi qua thư điện tử cũng mất rất nhiều thời gian, trao đổi qua điện thoại thì không được, rất bất lợi”, ông Bình nói.
Ngoài ra, cũng còn một lý do khiến nhiều trưởng cơ quan đại diện ngoại giao còn e ngại là vì nhiều doanh nghiệp còn kém trong giữ uy tín, gây ảnh hưởng đến sự tin tưởng của đối tác với cơ quan ngoại giao của ta.
Có lẽ, đó là những lý do mà khi được hỏi hiệu quả hợp tác, nhiều vị trưởng đại diện cơ quan ngoại giao chưa thể trả lời một con số cụ thể đã giúp bao nhiêu doanh nghiệp kết nối với đối tác, bao nhiêu sản phẩm vào được thị trường của mình...