Người biểu tình Thái Lan dọa tấn công thị trường chứng khoán
Trước đây, thị trường chứng khoán Thái Lan đã từng là nạn nhân của các cuộc biểu tình
Sau khi biến trung tâm thủ đô Bangkok thành một biển người biểu tình từ ngày hôm qua (13/1), phe biểu tình chống Chính phủ Thái Lan tuyên bố chuẩn bị nâng tầm chiến dịch lên một cấp độ mới bằng cách khiến cho thị trường chứng khoán nước này phải tê liệt.
Tờ Wall Street Journal cho hay, cuộc biểu tình đang leo thang ở Bangkok từ ngày hôm qua là nhằm khiến thành phố này phải “đóng cửa” trong vòng 1 tuần hoặc hơn, theo đó buộc đương kim Thủ tướng Yingluck Shinawatra phải từ chức, xóa bỏ ảnh hưởng của anh trai bà Yingluck là cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra. So với những đợt bất ổn chính trị những năm gần đây ở Thái Lan, đợt bất ổn này có quy mô và mức độ tồi tệ hơn cả.
Từ hôm qua, hàng chục ngàn người biểu tình hưởng ứng lời kêu gọi của thủ lĩnh phe đối lập Suthep Thaugsuban đã phong tỏa các nút giao thông huyết mạnh xung quanh Bangkok. Áp lực ngày càng lớn đang đè nặng lên Thái Lan, nền kinh tế lớn thứ nhì của Đông Nam Á, khi mà giới đầu tư bắt đầu tỏ ra quan ngại đặc biệt về tình hình bất ổn tại quốc gia này.
Hiện bà Yingluck vẫn nhận được sự ủng hộ rộng rãi của tầng lớp dân nghèo ở các khu vực nông thôn của Thái Lan và quyết tâm tổ chức một cuộc tổng tuyển cử mới vào ngày 2/2. Chính vì lý do này, phe đối lập đã tìm đến những mục tiêu cao cấp để nhằm vào, buộc bà Yingluck phải rời ghế Thủ tướng. Và một trong những mục tiêu như vậy là trụ sở của Sở Giao dịch chứng khoán Thái Lan.
Ông Nitithorn Lamlua, một trong những nhân vật đứng đầu phe biểu tình ở Thái Lan, là người chuyên vạch ra chiến lược cho các cuộc biểu tình, hiện đã vạch ra một số lựa chọn trong trường hợp bà Yingluck quyết không từ chức. Trong số các lựa chọn này, có việc tấn cao vào thị trường chứng khoán. “Chúng tôi sẽ phải khiến tình hình căng thẳng liên tục leo thang. Và nếu bà Yingluck không từ chức trước ngày 15/1”, chúng tôi sẽ phải nghĩ ra cách làm mới”, ông Nitithorn nói.
Trước đây, thị trường chứng khoán Thái Lan đã từng là nạn nhân của các cuộc biểu tình. Hồi năm 2010, những người ủng hộ nhà Shinawatra đã tìm cách thiêu rụi sàn chứng khoán của nước này. Ngoài việc tấn công vào thị trường chứng khoán, phe đối lập cũng tính tới một số khả năng khác như vô hiệu hóa hệ thống kiểm soát không lưu tại các sân bay ở Bangkok.
Phát biểu trước báo giới, Chủ tịch Sở Giao dịch chứng khoán Thái Lan Charamporn Jotikathira, nói rằng, sàn giao dịch này có nhiều hệ thống hỗ trợ để duy trì giao dịch. Trong ngày thứ Hai, khi tình hình căng thẳng gia tăng, thị trường chứng khoán Thái vẫn đóng cửa với mức tăng hơn 2%.
Một số nhà phân tích vẫn tìm ra được lý do để lạc quan về tình hình ở Thái Lan. Họ cho rằng, sự ổn định của nước này có thể được cải thiện nếu tìm ra được cách phá vỡ thế bất ổn hiện nay mà không có sự can thiệp của quân đội như trước kia. Điều này có ý nghĩa ngày càng quan trọng bởi ảnh hưởng tạo ổn định của nhà vua Bhumibol Adulyadej, 86 tuổi, đang có chiều hướng suy giảm.
“Nếu cuộc xung đột hiện nay có thể được giải quyết bằng con đường hòa bình, cho dù mất nhiều thời gian đến đâu, thì đó vẫn sẽ là một bước ngoặt lớn”, nhà sử học người Thái Thanet Apornsuwan phát biểu.
Tờ Wall Street Journal cho hay, cuộc biểu tình đang leo thang ở Bangkok từ ngày hôm qua là nhằm khiến thành phố này phải “đóng cửa” trong vòng 1 tuần hoặc hơn, theo đó buộc đương kim Thủ tướng Yingluck Shinawatra phải từ chức, xóa bỏ ảnh hưởng của anh trai bà Yingluck là cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra. So với những đợt bất ổn chính trị những năm gần đây ở Thái Lan, đợt bất ổn này có quy mô và mức độ tồi tệ hơn cả.
Từ hôm qua, hàng chục ngàn người biểu tình hưởng ứng lời kêu gọi của thủ lĩnh phe đối lập Suthep Thaugsuban đã phong tỏa các nút giao thông huyết mạnh xung quanh Bangkok. Áp lực ngày càng lớn đang đè nặng lên Thái Lan, nền kinh tế lớn thứ nhì của Đông Nam Á, khi mà giới đầu tư bắt đầu tỏ ra quan ngại đặc biệt về tình hình bất ổn tại quốc gia này.
Hiện bà Yingluck vẫn nhận được sự ủng hộ rộng rãi của tầng lớp dân nghèo ở các khu vực nông thôn của Thái Lan và quyết tâm tổ chức một cuộc tổng tuyển cử mới vào ngày 2/2. Chính vì lý do này, phe đối lập đã tìm đến những mục tiêu cao cấp để nhằm vào, buộc bà Yingluck phải rời ghế Thủ tướng. Và một trong những mục tiêu như vậy là trụ sở của Sở Giao dịch chứng khoán Thái Lan.
Ông Nitithorn Lamlua, một trong những nhân vật đứng đầu phe biểu tình ở Thái Lan, là người chuyên vạch ra chiến lược cho các cuộc biểu tình, hiện đã vạch ra một số lựa chọn trong trường hợp bà Yingluck quyết không từ chức. Trong số các lựa chọn này, có việc tấn cao vào thị trường chứng khoán. “Chúng tôi sẽ phải khiến tình hình căng thẳng liên tục leo thang. Và nếu bà Yingluck không từ chức trước ngày 15/1”, chúng tôi sẽ phải nghĩ ra cách làm mới”, ông Nitithorn nói.
Trước đây, thị trường chứng khoán Thái Lan đã từng là nạn nhân của các cuộc biểu tình. Hồi năm 2010, những người ủng hộ nhà Shinawatra đã tìm cách thiêu rụi sàn chứng khoán của nước này. Ngoài việc tấn công vào thị trường chứng khoán, phe đối lập cũng tính tới một số khả năng khác như vô hiệu hóa hệ thống kiểm soát không lưu tại các sân bay ở Bangkok.
Phát biểu trước báo giới, Chủ tịch Sở Giao dịch chứng khoán Thái Lan Charamporn Jotikathira, nói rằng, sàn giao dịch này có nhiều hệ thống hỗ trợ để duy trì giao dịch. Trong ngày thứ Hai, khi tình hình căng thẳng gia tăng, thị trường chứng khoán Thái vẫn đóng cửa với mức tăng hơn 2%.
Một số nhà phân tích vẫn tìm ra được lý do để lạc quan về tình hình ở Thái Lan. Họ cho rằng, sự ổn định của nước này có thể được cải thiện nếu tìm ra được cách phá vỡ thế bất ổn hiện nay mà không có sự can thiệp của quân đội như trước kia. Điều này có ý nghĩa ngày càng quan trọng bởi ảnh hưởng tạo ổn định của nhà vua Bhumibol Adulyadej, 86 tuổi, đang có chiều hướng suy giảm.
“Nếu cuộc xung đột hiện nay có thể được giải quyết bằng con đường hòa bình, cho dù mất nhiều thời gian đến đâu, thì đó vẫn sẽ là một bước ngoặt lớn”, nhà sử học người Thái Thanet Apornsuwan phát biểu.