Bất chấp bạo động, Thái Lan vẫn bầu cử
Một cảnh sát Thái Lan đã bị bắn chết và gần 100 người bị thương trong các cuộc đụng độ dữ dội xảy ra hôm 26/12
Hôm 26/12, Chính phủ Thái Lan đã bác bỏ đề xuất hoãn cuôc bầu cử vào ngày 2/2 năm tới của ủy ban bầu cử nước này, đồng thời nhấn mạnh bầu cử vẫn diễn ra bất chấp đụng độ giữa an ninh và người biểu tình.
Theo hãng tin Reuters, trước đó, cùng ngày, Ủy ban Bầu cử Thái Lan đã kêu gọi chính phủ nước này cân nhắc hoãn cuộc tổng tuyển cử với lý do căng thẳng giữa chính phủ và người biểu tình tiếp tục leo thang. "Chúng tôi không thể tổ chức được một cuộc tổng tuyển cử công bằng, và tự do theo hiến pháp trong hoàn cảnh hiện tại", thành viên Ủy ban Bầu cử Thái Lan, Prawit Rattanapien, cho biết.
Tuy nhiên, đáp lại đề xuất này chỉ vài giờ sau đó, Phó thủ tướng Thái Lan Pongthep Thepkanchana cho biết, "cuộc bầu cử vào tháng 2 sẽ vẫn diễn ra. Không có luật nào cho phép chính phủ hoãn bầu cử". Theo ông, mặc dù ủy ban bầu cử cho rằng tổng tuyển cử đúng hạn có thể dẫn đến tình trạng bạo loạn, song chính phủ lại tin tưởng rằng việc trì hoãn bầu cử có thể còn gây thêm nhiều bạo lực hơn.
Hôm qua, hãng tin AFP đưa tin, một cảnh sát Thái Lan đã bị bắn chết và gần 100 người bị thương trong các cuộc đụng độ dữ dội giữa lực lượng an ninh và người biểu tình chống chính phủ bên ngoài sân vận động Thái - Nhật tại thủ đô Bangkok, nơi những người đại diện cho khoảng 30 đảng phái chính trị tới đăng ký số thứ tự để tham gia cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra vào năm tới.
Ngay từ sáng sớm, người biểu tình chống chính phủ đã kéo đến địa điểm này để ngăn cản cuộc bốc thăm số thứ tự tranh cử. Đụng độ đã xảy ra khi người biểu tình cố tràn vào bên trong, bất chấp lời kêu gọi của lực lượng an ninh. Cảnh sát đã phải sử dụng tới hơi cay, súng cao su để ngăn người biểu tình. Đáp lại, người biểu tình cũng dùng hơi cay, vòi rồng và súng AK để tấn công lực lượng an ninh.
Cảnh sát đã phải điều động nhiều đợt máy bay trực thăng bay vào sân vận động để di tản các thành viên ủy ban bầu cử, đại diện các đảng phái và người bị thương, đồng thời đưa một số người biểu tình bị bắt tới trại giam. Cho tới tối 26/12, sau khi giành được quyền kiểm soát phần lớn khu vực này, lực lượng an ninh Thái Lan đã tuyên bố lệnh giới nghiêm đối với khu vực sân vận động Thái - Nhật.
Tuyên bố trên đài truyền hình quốc gia sau vụ đụng độ trên, Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Thái Lan Surapong Tovichakchaikul cho biết, cuộc biểu tình ở nước này không còn ôn hòa, đã biến thành cuộc bạo động nguy hiểm đến tính mạng. Phó thủ tướng Surapong Tovichakchaikul lên án mạnh mẽ việc lực lượng biểu tình cố tình ngăn cản cuộc bầu cử, hành hung, giết hại người thi hành công vụ.
Theo hãng tin Reuters, trước đó, cùng ngày, Ủy ban Bầu cử Thái Lan đã kêu gọi chính phủ nước này cân nhắc hoãn cuộc tổng tuyển cử với lý do căng thẳng giữa chính phủ và người biểu tình tiếp tục leo thang. "Chúng tôi không thể tổ chức được một cuộc tổng tuyển cử công bằng, và tự do theo hiến pháp trong hoàn cảnh hiện tại", thành viên Ủy ban Bầu cử Thái Lan, Prawit Rattanapien, cho biết.
Tuy nhiên, đáp lại đề xuất này chỉ vài giờ sau đó, Phó thủ tướng Thái Lan Pongthep Thepkanchana cho biết, "cuộc bầu cử vào tháng 2 sẽ vẫn diễn ra. Không có luật nào cho phép chính phủ hoãn bầu cử". Theo ông, mặc dù ủy ban bầu cử cho rằng tổng tuyển cử đúng hạn có thể dẫn đến tình trạng bạo loạn, song chính phủ lại tin tưởng rằng việc trì hoãn bầu cử có thể còn gây thêm nhiều bạo lực hơn.
Hôm qua, hãng tin AFP đưa tin, một cảnh sát Thái Lan đã bị bắn chết và gần 100 người bị thương trong các cuộc đụng độ dữ dội giữa lực lượng an ninh và người biểu tình chống chính phủ bên ngoài sân vận động Thái - Nhật tại thủ đô Bangkok, nơi những người đại diện cho khoảng 30 đảng phái chính trị tới đăng ký số thứ tự để tham gia cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra vào năm tới.
Ngay từ sáng sớm, người biểu tình chống chính phủ đã kéo đến địa điểm này để ngăn cản cuộc bốc thăm số thứ tự tranh cử. Đụng độ đã xảy ra khi người biểu tình cố tràn vào bên trong, bất chấp lời kêu gọi của lực lượng an ninh. Cảnh sát đã phải sử dụng tới hơi cay, súng cao su để ngăn người biểu tình. Đáp lại, người biểu tình cũng dùng hơi cay, vòi rồng và súng AK để tấn công lực lượng an ninh.
Cảnh sát đã phải điều động nhiều đợt máy bay trực thăng bay vào sân vận động để di tản các thành viên ủy ban bầu cử, đại diện các đảng phái và người bị thương, đồng thời đưa một số người biểu tình bị bắt tới trại giam. Cho tới tối 26/12, sau khi giành được quyền kiểm soát phần lớn khu vực này, lực lượng an ninh Thái Lan đã tuyên bố lệnh giới nghiêm đối với khu vực sân vận động Thái - Nhật.
Tuyên bố trên đài truyền hình quốc gia sau vụ đụng độ trên, Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Thái Lan Surapong Tovichakchaikul cho biết, cuộc biểu tình ở nước này không còn ôn hòa, đã biến thành cuộc bạo động nguy hiểm đến tính mạng. Phó thủ tướng Surapong Tovichakchaikul lên án mạnh mẽ việc lực lượng biểu tình cố tình ngăn cản cuộc bầu cử, hành hung, giết hại người thi hành công vụ.