Người dùng 4G chưa bằng nửa số SIM 4G được đổi
Số thuê bao 4G hiện ít hơn rất nhiều so với số SIM 4G mà người dùng đã đổi
Số thuê bao 4G của ba nhà mạng Viettel, VinaPhone, MobiFone đến thời
điểm hiện tại là gần 7 triệu, ít hơn rất nhiều so với số SIM 4G mà người
dùng đã đổi.
Cụ thể, tổng số SIM 4G được người dùng đổi là gần 17 triệu SIM. Trong đó, VinaPhone chiếm nhiều nhất, 9 triệu SIM, tuy nhiên, số người dùng 4G tại nhà mạng này mới chỉ đạt 15%, tương đương 1,35 triệu thuê bao. Viettel có số thuê bao 4G lớn nhất, 5 triệu thuê bao trên tổng số 7 triệu SIM 4G đã đổi. MobiFone có số lượng ít nhất, hơn 400 nghìn người sử dụng 4G trên tổng số 950 nghìn SIM 4G đã đến tay người dùng.
Như vậy, tỷ trọng số người dùng 4G còn quá ít so với SIM được đổi mới chủ yếu rơi vào mạng VinaPhone.
Ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cho biết, nhà mạng có được số SIM 4G lớn như trên là ngoài việc khách hàng thực hiện đổi SIM 4G, còn có một tỷ lệ lớn khách mua SIM mới và tất cả các SIM mới này đều là SIM 4G.
Còn lý do số người dùng 4G của nhà mạng vẫn còn quá ít, theo ông Hùng, khi VNPT phát triển 4G thì hạ tầng này đã hỗ trợ ngược lại cho 3G, do nhiều thuê bao chuyển lên 4G, nhờ đó, mạng 3G lại nhanh và ổn định hơn. Chính bởi vậy, nhiều người đã không có động lực để đổi máy 4G. Lý do nữa, theo thống kê của VNPT, là điện thoại 4G vẫn còn quá ít.
Đối với nhà mạng có hạ tầng 4G rộng khắp cả nước - Viettel - một đại diện nhà mạng này cho biết, mục tiêu của Viettel đến cuối năm nay sẽ phát triển được khoảng 9 triệu thuê bao 4G và điều này hoàn toàn có khả thi.
Năm 2016, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp phép cho doanh nghiệp viễn thông thử nghiệm 4G trên băng tần 1800 MHz và 2600 MHz. Hiện đã có 4 doanh nghiệp được cấp phép chính thức là Viettel, VinaPhone-VNPT, MobiFone và Gmobile và ba doanh nghiệp Viettel, VinaPhone và MobiFone đã chính thức cung cấp dịch vụ băng rộng 4G LTE ra thị trường.
Đến thời điểm này, các doanh nghiệp triển khai 4G vẫn trên băng tần 1800 MHz. Một số nhà mạng đang kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sớm cho đấu giá băng tần 2600 MHz để đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghệ 4G.
Theo báo cáo, các nhà mạng của Việt Nam đã triển khai 43.000 note B (trạm BTS) trên toàn quốc, và theo tính toán, số lượng trạm BTS này đủ để đảm bảo nhu cầu phục vụ được khoảng 95% dân số.
Cụ thể, tổng số SIM 4G được người dùng đổi là gần 17 triệu SIM. Trong đó, VinaPhone chiếm nhiều nhất, 9 triệu SIM, tuy nhiên, số người dùng 4G tại nhà mạng này mới chỉ đạt 15%, tương đương 1,35 triệu thuê bao. Viettel có số thuê bao 4G lớn nhất, 5 triệu thuê bao trên tổng số 7 triệu SIM 4G đã đổi. MobiFone có số lượng ít nhất, hơn 400 nghìn người sử dụng 4G trên tổng số 950 nghìn SIM 4G đã đến tay người dùng.
Như vậy, tỷ trọng số người dùng 4G còn quá ít so với SIM được đổi mới chủ yếu rơi vào mạng VinaPhone.
Ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cho biết, nhà mạng có được số SIM 4G lớn như trên là ngoài việc khách hàng thực hiện đổi SIM 4G, còn có một tỷ lệ lớn khách mua SIM mới và tất cả các SIM mới này đều là SIM 4G.
Còn lý do số người dùng 4G của nhà mạng vẫn còn quá ít, theo ông Hùng, khi VNPT phát triển 4G thì hạ tầng này đã hỗ trợ ngược lại cho 3G, do nhiều thuê bao chuyển lên 4G, nhờ đó, mạng 3G lại nhanh và ổn định hơn. Chính bởi vậy, nhiều người đã không có động lực để đổi máy 4G. Lý do nữa, theo thống kê của VNPT, là điện thoại 4G vẫn còn quá ít.
Đối với nhà mạng có hạ tầng 4G rộng khắp cả nước - Viettel - một đại diện nhà mạng này cho biết, mục tiêu của Viettel đến cuối năm nay sẽ phát triển được khoảng 9 triệu thuê bao 4G và điều này hoàn toàn có khả thi.
Năm 2016, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp phép cho doanh nghiệp viễn thông thử nghiệm 4G trên băng tần 1800 MHz và 2600 MHz. Hiện đã có 4 doanh nghiệp được cấp phép chính thức là Viettel, VinaPhone-VNPT, MobiFone và Gmobile và ba doanh nghiệp Viettel, VinaPhone và MobiFone đã chính thức cung cấp dịch vụ băng rộng 4G LTE ra thị trường.
Đến thời điểm này, các doanh nghiệp triển khai 4G vẫn trên băng tần 1800 MHz. Một số nhà mạng đang kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sớm cho đấu giá băng tần 2600 MHz để đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghệ 4G.
Theo báo cáo, các nhà mạng của Việt Nam đã triển khai 43.000 note B (trạm BTS) trên toàn quốc, và theo tính toán, số lượng trạm BTS này đủ để đảm bảo nhu cầu phục vụ được khoảng 95% dân số.