Người nước ngoài thích làm việc ở Việt Nam
Việt Nam đứng thứ 10 trong top các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đang là điểm thu hút hàng đầu lao động nước ngoài
Theo kết quả khảo sát Expat Explorer của ngân hàng HSBC, các quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam đã trở thành điểm thu hút hàng đầu các lao động người nước ngoài, hãng tin BBC cho hay.
HSBC đã tiến hành thăm dò ý kiến với hơn 5.000 người tại 4 châu lục trong năm 2012 về sự hài lòng của lao động ngoại quốc đối với cuộc sống tại nơi họ tới làm việc, và tiến hành xếp hạng các quốc gia, vùng lãnh thổ dựa trên các yếu tố như mức độ thu nhập, thu nhập sau thuế và khả năng mua sắm đồ đắt tiền.
Kết quả cho thấy, khu vực Đông Á và Đông Nam Á chiếm nhiều thứ bậc cao trong danh sách, cụ thể Singapore đứng số 1, Thái Lan về vị trí 3, Hồng Kông đứng thứ 4, Trung Quốc số 7 và Việt Nam số 10. Trong đó, tại Singapore, 54% số người nước ngoài tham gia khảo sát có thu nhập hơn 200 nghìn USD/năm.
Chưa hết, mức độ hấp dẫn của Singapore còn nhân lên gấp bội khi có tới 80% ý kiến cho rằng thu nhập sau thuế của họ đã tăng lên kể từ khi tới làm việc ở quốc gia nhỏ bé này. Xu hướng tăng thu nhập cũng diễn ra tương tự ở nhiều nơi thuộc châu Á như Hồng K ông (79%), Malaysia (72%) và Trung Quốc (69%).
Trong khi đó, người nước ngoài làm việc ở châu Âu tỏ ra bi quan về kinh tế nói chung và cuộc sống của họ nói riêng, khi có tới 68% ở Anh và 48% ở Pháp tỏ ra không hài lòng về tình trạng kinh tế của nước họ sống. Đặc biệt là tại Tây Ban Nha, quốc gia đang lao đao vì khủng hoảng, số người bất mãn lên đến 92%.
Tuy vậy, người nước ngoài ở châu Âu có vẻ quyết tâm vượt qua khó khăn, khi không ai ở Tây Ban Nha muốn ra đi và 74% nói họ sẽ ở lại. 71% ở Anh và 69% ở Pháp cũng nói họ định ở lại. Đức có lẽ là nước duy nhất ở châu Âu có tới 91% người nước ngoài ở đây tin kinh tế đang đi lên hoặc ít nhất cũng không đổi.
Tại Việt Nam, theo tài liệu phục vụ phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền tại phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam ở thời điểm tháng 7/2012 là 77.087 người, trong đó đã được cấp giấy phép là 49.983 người.
Theo Bộ trưởng Chuyền, lao động nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam từ hơn 60 quốc gia, trong đó quốc tịch châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...) chiếm khoảng 58%, châu Âu (Anh, Pháp...) chiếm khoảng 28,5% và các nước khác chiếm 13,5%. Lao động là nam chiếm 89,9%, tuổi từ 30 trở lên là 86%.
HSBC đã tiến hành thăm dò ý kiến với hơn 5.000 người tại 4 châu lục trong năm 2012 về sự hài lòng của lao động ngoại quốc đối với cuộc sống tại nơi họ tới làm việc, và tiến hành xếp hạng các quốc gia, vùng lãnh thổ dựa trên các yếu tố như mức độ thu nhập, thu nhập sau thuế và khả năng mua sắm đồ đắt tiền.
Kết quả cho thấy, khu vực Đông Á và Đông Nam Á chiếm nhiều thứ bậc cao trong danh sách, cụ thể Singapore đứng số 1, Thái Lan về vị trí 3, Hồng Kông đứng thứ 4, Trung Quốc số 7 và Việt Nam số 10. Trong đó, tại Singapore, 54% số người nước ngoài tham gia khảo sát có thu nhập hơn 200 nghìn USD/năm.
Chưa hết, mức độ hấp dẫn của Singapore còn nhân lên gấp bội khi có tới 80% ý kiến cho rằng thu nhập sau thuế của họ đã tăng lên kể từ khi tới làm việc ở quốc gia nhỏ bé này. Xu hướng tăng thu nhập cũng diễn ra tương tự ở nhiều nơi thuộc châu Á như Hồng K ông (79%), Malaysia (72%) và Trung Quốc (69%).
Trong khi đó, người nước ngoài làm việc ở châu Âu tỏ ra bi quan về kinh tế nói chung và cuộc sống của họ nói riêng, khi có tới 68% ở Anh và 48% ở Pháp tỏ ra không hài lòng về tình trạng kinh tế của nước họ sống. Đặc biệt là tại Tây Ban Nha, quốc gia đang lao đao vì khủng hoảng, số người bất mãn lên đến 92%.
Tuy vậy, người nước ngoài ở châu Âu có vẻ quyết tâm vượt qua khó khăn, khi không ai ở Tây Ban Nha muốn ra đi và 74% nói họ sẽ ở lại. 71% ở Anh và 69% ở Pháp cũng nói họ định ở lại. Đức có lẽ là nước duy nhất ở châu Âu có tới 91% người nước ngoài ở đây tin kinh tế đang đi lên hoặc ít nhất cũng không đổi.
Tại Việt Nam, theo tài liệu phục vụ phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền tại phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam ở thời điểm tháng 7/2012 là 77.087 người, trong đó đã được cấp giấy phép là 49.983 người.
Theo Bộ trưởng Chuyền, lao động nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam từ hơn 60 quốc gia, trong đó quốc tịch châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...) chiếm khoảng 58%, châu Âu (Anh, Pháp...) chiếm khoảng 28,5% và các nước khác chiếm 13,5%. Lao động là nam chiếm 89,9%, tuổi từ 30 trở lên là 86%.