Người phát ngôn của Quốc hội nói về căng thẳng biển Đông
Đại biểu Quốc hội đồng tình với quan điểm của Thủ tướng là không thể đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông
Chúng ta rất muốn giải quyết bằng biện pháp hòa bình, nhưng cũng sẵn sàng chuẩn bị giải pháp tự vệ, Chủ nhiệm Văn phòng đồng thời là người phát ngôn của Quốc hội, ông Nguyễn Hạnh Phúc trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, sáng 24/5.
Ông Phúc cũng bày tỏ đồng tình với quan điểm của Thủ tướng, là không thể đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông.
Người phát ngôn của Quốc hội nói, sau buổi thảo luận tại đoàn về báo cáo về tình hình biển Đông, Quốc hội ra thông cáo khẳng định hành vi của Trung Quốc vừa qua là vi phạm chủ quyền của Việt Nam, cực lực phê phán và yêu cầu Trung Quốc phải rút ngay giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam.
Đồng thời, Quốc hội xác định, phải bằng mọi giải pháp để đấu tranh bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình. Quốc hội bày tỏ sự cảm ơn với các nghị sĩ, nghị viện trên thế giới đã có sự ủng hộ kịp thời trong việc phản đối Trung Quốc, tán thành giải pháp đấu tranh bằng con đường ngoại giao, hòa bình của Việt Nam. Việt Nam cũng sẵn sàng chuẩn bị hồ sơ để có thể xử lý bằng biện pháp pháp lý.
Thưa ông, vừa qua Thủ tướng Việt Nam đã có bài trả lời báo chí quốc tế về tình hình biển Đông với quan điểm rất mạnh mẽ, đanh thép. Quốc hội đánh giá thế nào về phát biểu của Thủ tướng?
Là một đại biểu Quốc hội, với bài phát biểu của Thủ tướng tại Philippines, chúng tôi rất đồng tình. Đây là quan điểm của mình, phải nêu để cho thế giới thấy rằng Việt Nam rất yêu chuộng hòa bình nhưng chúng ta luôn coi trọng chủ quyền, như Bác Hồ nói không có gì quý hơn độc lập tự do, chủ quyền quốc gia là thiêng liêng.
Chúng ta rất muốn đấu tranh bằng biện pháp hòa bình nhưng cũng chuẩn bị giải pháp tự vệ. Chúng tôi rất đồng tình quan điểm không thể đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông.
Hiện ta đang củng cố hồ sơ, chứng cứ để làm cơ sở khởi kiện ra tòa án quốc tế, nếu Trung Quốc mà không có động thái xuống thang, rút bỏ giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam thì chúng ta sẽ tiến hành biện pháp mạnh hơn.
Vừa qua, tại cuộc họp báo quốc tế của Bộ Ngoại giao, lãnh đạo Ủy ban Biên giới của chúng ta cũng khằng định điều đó và đã đưa ra những bằng chứng cụ thể, mạnh mẽ về chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa, Hoàng Sa theo đúng quy định của Công ước về Luật Biển.
Ông đánh giá như thế nào về thuận lợi, khó khăn của Việt Nam trong việc khởi kiện Trung Quốc?
Chắc chắn sẽ có những khó khăn nhưng tôi chắc chắn đất nước ta đã thực hiện quyền quản lý của mình ở Hoàng Sa, Trường Sa từ ngàn xưa. Mới đây cũng vừa có thêm bộ Atlas của nước ngoài đưa về càng khẳng định thêm chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo này.
Tôi tin vào chính nghĩa của chúng ta và với hồ sơ chứng cứ đang chuẩn bị, tôi tin chúng ta đủ cơ sở pháp lý để chứng minh chủ quyền của mình. Hồ sơ của chúng ta càng đầy đủ, chắc chắn thì càng có thêm nhiều căn cứ và lý lẽ để đấu tranh.
Nhưng quan trọng nhất, tôi nghĩ là tinh thần đoàn kết của người dân, triệu triệu người như một. Đó mới là sức mạnh lớn nhất của chúng ta trong bảo vệ chủ quyền. Khi triệu người như một thì sức mạnh đó không thế lực nào địch được.
Trong thảo luận về tình hình biển Đông, có nhiều ý kiến đề nghị Quốc hội có nghị quyết về vấn đề này không, thưa ông?
Có ra tuyên bố hay nghị quyết thì cũng phải tùy theo mức độ, tình hình để có biện pháp ứng phó cho phù hợp, phát huy truyền thống của cha ông hết sức khéo léo, linh hoạt để vừa đảm bảo được chủ quyền quốc gia vừa giữ được quan hệ láng giềng tốt đẹp.
Qua thảo luận tại đoàn về báo cáo của Chính phủ về tình hình biển Đông, chúng tôi ghi nhận là Quốc hội rất đồng tình với các giải pháp Chính phủ đưa ra.
Trong cuộc điện đàm mới đây với Ngoại trưởng Mỹ, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh có nói Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Mỹ triển khai các biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Mỹ theo tinh thần quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước, quan điểm của ông thế nào?
Quan điểm của Đảng, nhà nước ta là quan hệ với tất cả các nước trên thế giới. Vừa qua, với Mỹ hay Trung Quốc cũng thế. Sau 1975 thì quan hệ của chúng ta đã dần cải thiện và ngày càng tốt đẹp. Nhưng Việt Nam cũng là một nước độc lập, không liên minh, liên kết, đồng minh với nước nào, không dùng nước thứ ba để chống lại một nước khác. Quan điểm này đã được công khai nhiều lần.
Tại phiên thảo luận sáng 23/5, nhiều đại biểu cũng kiến nghị phải củng cố, tăng cường tiềm lực quân sự, quốc phòng để sẵn sàng bảo vệ biển đảo. Còn ý ông thế nào ạ?
Đất nước nào chẳng thế, Việt Nam liên tục hết bị đất nước này đến nước kia đe dọa xâm lược thì chúng ta phải sẵn sàng tinh thần tự vệ. Chúng ta không đi xâm chiếm, không đi đánh nước nào mà chỉ tự vệ thôi. Chúng ta là một đất nước ngàn năm văn hiến, yêu chuộng hòa bình như thế vì luôn phải chống trả giặc ngoại xâm nên ý thức hơn hết về hòa bình, về tự vệ.
Thông điệp của Thủ tướng vừa qua là đầy đủ và đúng đắn, chúng ta rất yêu hòa bình nhưng trên cơ sở độc lập tự chủ, chủ quyền của chúng ta phải được đảm bảo, không thể đánh đổi.
Ông Phúc cũng bày tỏ đồng tình với quan điểm của Thủ tướng, là không thể đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông.
Người phát ngôn của Quốc hội nói, sau buổi thảo luận tại đoàn về báo cáo về tình hình biển Đông, Quốc hội ra thông cáo khẳng định hành vi của Trung Quốc vừa qua là vi phạm chủ quyền của Việt Nam, cực lực phê phán và yêu cầu Trung Quốc phải rút ngay giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam.
Đồng thời, Quốc hội xác định, phải bằng mọi giải pháp để đấu tranh bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình. Quốc hội bày tỏ sự cảm ơn với các nghị sĩ, nghị viện trên thế giới đã có sự ủng hộ kịp thời trong việc phản đối Trung Quốc, tán thành giải pháp đấu tranh bằng con đường ngoại giao, hòa bình của Việt Nam. Việt Nam cũng sẵn sàng chuẩn bị hồ sơ để có thể xử lý bằng biện pháp pháp lý.
Thưa ông, vừa qua Thủ tướng Việt Nam đã có bài trả lời báo chí quốc tế về tình hình biển Đông với quan điểm rất mạnh mẽ, đanh thép. Quốc hội đánh giá thế nào về phát biểu của Thủ tướng?
Là một đại biểu Quốc hội, với bài phát biểu của Thủ tướng tại Philippines, chúng tôi rất đồng tình. Đây là quan điểm của mình, phải nêu để cho thế giới thấy rằng Việt Nam rất yêu chuộng hòa bình nhưng chúng ta luôn coi trọng chủ quyền, như Bác Hồ nói không có gì quý hơn độc lập tự do, chủ quyền quốc gia là thiêng liêng.
Chúng ta rất muốn đấu tranh bằng biện pháp hòa bình nhưng cũng chuẩn bị giải pháp tự vệ. Chúng tôi rất đồng tình quan điểm không thể đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông.
Hiện ta đang củng cố hồ sơ, chứng cứ để làm cơ sở khởi kiện ra tòa án quốc tế, nếu Trung Quốc mà không có động thái xuống thang, rút bỏ giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam thì chúng ta sẽ tiến hành biện pháp mạnh hơn.
Vừa qua, tại cuộc họp báo quốc tế của Bộ Ngoại giao, lãnh đạo Ủy ban Biên giới của chúng ta cũng khằng định điều đó và đã đưa ra những bằng chứng cụ thể, mạnh mẽ về chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa, Hoàng Sa theo đúng quy định của Công ước về Luật Biển.
Ông đánh giá như thế nào về thuận lợi, khó khăn của Việt Nam trong việc khởi kiện Trung Quốc?
Chắc chắn sẽ có những khó khăn nhưng tôi chắc chắn đất nước ta đã thực hiện quyền quản lý của mình ở Hoàng Sa, Trường Sa từ ngàn xưa. Mới đây cũng vừa có thêm bộ Atlas của nước ngoài đưa về càng khẳng định thêm chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo này.
Tôi tin vào chính nghĩa của chúng ta và với hồ sơ chứng cứ đang chuẩn bị, tôi tin chúng ta đủ cơ sở pháp lý để chứng minh chủ quyền của mình. Hồ sơ của chúng ta càng đầy đủ, chắc chắn thì càng có thêm nhiều căn cứ và lý lẽ để đấu tranh.
Nhưng quan trọng nhất, tôi nghĩ là tinh thần đoàn kết của người dân, triệu triệu người như một. Đó mới là sức mạnh lớn nhất của chúng ta trong bảo vệ chủ quyền. Khi triệu người như một thì sức mạnh đó không thế lực nào địch được.
Trong thảo luận về tình hình biển Đông, có nhiều ý kiến đề nghị Quốc hội có nghị quyết về vấn đề này không, thưa ông?
Có ra tuyên bố hay nghị quyết thì cũng phải tùy theo mức độ, tình hình để có biện pháp ứng phó cho phù hợp, phát huy truyền thống của cha ông hết sức khéo léo, linh hoạt để vừa đảm bảo được chủ quyền quốc gia vừa giữ được quan hệ láng giềng tốt đẹp.
Qua thảo luận tại đoàn về báo cáo của Chính phủ về tình hình biển Đông, chúng tôi ghi nhận là Quốc hội rất đồng tình với các giải pháp Chính phủ đưa ra.
Trong cuộc điện đàm mới đây với Ngoại trưởng Mỹ, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh có nói Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Mỹ triển khai các biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Mỹ theo tinh thần quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước, quan điểm của ông thế nào?
Quan điểm của Đảng, nhà nước ta là quan hệ với tất cả các nước trên thế giới. Vừa qua, với Mỹ hay Trung Quốc cũng thế. Sau 1975 thì quan hệ của chúng ta đã dần cải thiện và ngày càng tốt đẹp. Nhưng Việt Nam cũng là một nước độc lập, không liên minh, liên kết, đồng minh với nước nào, không dùng nước thứ ba để chống lại một nước khác. Quan điểm này đã được công khai nhiều lần.
Tại phiên thảo luận sáng 23/5, nhiều đại biểu cũng kiến nghị phải củng cố, tăng cường tiềm lực quân sự, quốc phòng để sẵn sàng bảo vệ biển đảo. Còn ý ông thế nào ạ?
Đất nước nào chẳng thế, Việt Nam liên tục hết bị đất nước này đến nước kia đe dọa xâm lược thì chúng ta phải sẵn sàng tinh thần tự vệ. Chúng ta không đi xâm chiếm, không đi đánh nước nào mà chỉ tự vệ thôi. Chúng ta là một đất nước ngàn năm văn hiến, yêu chuộng hòa bình như thế vì luôn phải chống trả giặc ngoại xâm nên ý thức hơn hết về hòa bình, về tự vệ.
Thông điệp của Thủ tướng vừa qua là đầy đủ và đúng đắn, chúng ta rất yêu hòa bình nhưng trên cơ sở độc lập tự chủ, chủ quyền của chúng ta phải được đảm bảo, không thể đánh đổi.