Người quản lý tòa nhà tự bạch
Thời điểm 1997-2002, phần đông các tòa nhà lớn ở Thủ đô đều ghi dấu ấn của ông
Sự cởi mở là điều mà người đối diện có thể cảm nhận trong lần đầu tiếp xúc với ông Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Công ty Homecare.
Không biết bởi kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong lĩnh vực dịch vụ đã tôi luyện cho ông điều đó hay đây chính là những “cái duyên” sẵn có giúp ông vững tin và tiến bước trong vai trò là người điều hành dịch vụ quản lý tòa nhà - một công việc được ví như “làm dâu trăm họ” ở Việt Nam.
Bén duyên với nghề quản lý và bảo trì tòa nhà từ rất sớm, ông Hùng khiến nhiều người thay đổi hình dung về nghề xây dựng... Những ý tưởng kinh doanh trên phân khúc quản lý và bảo trì các tòa nhà của ông là sự ra đời Công ty Cổ phần Bất động sản HMS (gọi tắt là Homecare).
Nghề dẫn đến nghề
Tốt nghiệp Đại học Xây dựng năm 1995, khoa xây dựng dân dụng doanh nghiệp, Nguyễn Thanh Hùng khởi nghiệp với vai trò là trưởng đại diện của một hãng keo trong xây dựng - chuyên kinh doanh loại keo silicon mà giờ đây trở nên rất thông dụng trong thi công hệ thống nhôm kính cũng như trong việc chống thấm, xử lý các vết nứt tòa nhà.
Ông Hùng trân trọng cơ hội này, bởi với một sinh viên mới tốt nghiệp chuyên ngành xây dựng thì marketing quả thực là một lĩnh vực vô cùng mới mẻ. “Việc được tiếp xúc với các sản phẩm công nghệ cao, được làm việc trong một môi trường có nhiều người nước ngoài đã làm cho tư duy của tôi thay đổi rất nhiều”.
Tuy nhiên, khi ấy công việc cũng tạo cho chàng thanh niên Hùng những áp lực khá lớn. Ở thời điểm cách đây 17-18 năm thì thuyết phục khách hàng dùng loại sản phẩm khá mới mẻ quả là một công việc không hề đơn giản. Nhưng việc hàng ngày rong ruổi trên những con đường và nếm trải sự vất vả cũng không khiến cậu thanh niên trẻ nản lòng.
“Tôi vẫn còn nhớ cảm giác tự hào của mình mỗi khi bán được một sản phẩm”, ông Hùng nói.
Kể từ đó, Nguyễn Thanh Hùng đã định hướng con đường đi cho mình, đó là làm việc trong ngành dịch vụ xây dựng. Ông cũng tiếp tục thử sức mình tại các doanh nghiệp Thái Lan, Thụy Sĩ tại Việt Nam, nơi ông tích lũy được rất nhiều kiến thức và ý tưởng hữu dụng với sự nghiệp của mình những năm sau đó.
Năm 1997, Nguyễn Thanh Hùng mở một doanh nghiệp nhỏ chuyên đi hoàn thiện các hạng mục phụ trong các tòa nhà cao cấp. Ở thời điểm 1997-2002, phần đông các tòa nhà lớn ở Thủ đô, như Tháp Hà Nội, các khách sạn Melia, Horison Hanoi, Fortuna đều ghi dấu ấn của ông.
“Tôi có cơ hội tham gia dự một vài hạng mục ở các tòa nhà này và cùng lúc đó tôi nhận thấy công tác bảo trì, bảo dưỡng các tòa nhà sẽ là một nghề rất cần thiết về sau này”, ông Hùng nhớ lại. Thời gian ngắn sau đó, ông tích lũy được một số vốn nho nhỏ, cộng với vay mượn thêm từ bạn bè và người thân, Nguyễn Thanh Hùng mạnh dạn nhập các thiết bị dạng “người nhện” để làm sạch kính tòa nhà cao tầng.
Không lâu sau, ông đã có hợp đồng đầu tiên là làm sạch kính bên ngoài cho khách sạn Melia Hanoi. “Ở thời điểm ấy, không có ai làm công việc đó cả. Công ty của tôi là đơn vị duy nhất cung cấp dịch vụ ấy tại Hà Nội, vì thế khoản thù lao chúng tôi nhận được là khá hậu hĩnh”, ông Hùng hồi tưởng. Thế là một loạt các dự án khách sạn khác cũng dần tìm đến ông khi họ cần dịch vụ này.
Bốn năm sau, ông nhận thấy không chỉ lau kính mà sơn tường ngoài các tòa nhà cao tầng cũng là một nhiệm vụ phức tạp, bởi chi phí cho dàn giáo bắc xung quanh các tòa nhà để hoàn thành nhiệm vụ này rất lớn. Vì vậy, Nguyễn Thanh Hùng cũng tiếp tục trở thành người đầu tiên ở Việt Nam cung cấp dịch vụ sơn tường ngoài.
Nguồn lợi thu được từ dịch vụ này khá lớn, nên 2-3 năm sau trên thị trường các nhà thầu và công ty tư nhân đều dùng thiết bị “người nhện” để lau kính và sơn tường ngoài. Sự cạnh tranh về giá trở nên rất mạnh mẽ, trong khi đó rủi ro trong công việc lại cao. Ông Hùng quyết định rút dần ra khỏi lĩnh vực này.
Tiếp đến, Nguyễn Thanh Hùng bắt đầu tập trung vào công tác bảo trì mặt ngoài của các đại sứ quán tại Hà Nội. Khi ấy các đại sứ quán Mỹ, Nhật, Đức và Úc đều lựa chọn dịch vụ do ông cung cấp khi họ cần có một đơn vị phụ trách công tác bảo trì xử lý tường ẩm, phủ mặt sàn, sơn tổng thể các tòa nhà.
Trên nền tảng đó, Nguyễn Thanh Hùng tiếp tục nghĩ đến thành lập một trung tâm dịch vụ, bởi lẽ không chỉ các đại sứ quán mà người dân cũng có nhu cầu bảo trì, chống thấm, làm sạch, sơn tường hay hoàn thiện cho nhà của họ. Cuối năm 2002, trung tâm dịch vụ Homecare ra đời.
Cơ hội tương lai
Trong hai năm đầu hoạt động, trung tâm của ông… thua lỗ, khi chi phí đi lại đôi khi còn lớn hơn cả giá trị hợp đồng nhận được. Ông nảy ra ý định xây dựng dịch vụ quản lý các tòa nhà chung cư, nơi sẽ có hàng trăm người sinh sống và sử dụng dịch vụ bảo trì của ông.
“Khi đó, tôi hoàn toàn có thể lên kế hoạch làm việc cụ thể và chủ động về thời gian, đồng thời luôn có một lượng khách hàng ổn định bên cạnh mình”, ông Hùng lý giải. Nên đến năm 2004, Công ty Cổ phần Bất động sản HMS Homecare ra đời.
Sau 9 năm xây dựng, công ty đã trở thành đối tác của nhiều doanh nghiệp lớn và là nhà quản lý dịch vụ cho nhiều tòa nhà trên địa bàn Hà Nội.
Quản lý tòa nhà là một ngành non trẻ tại Việt Nam, nơi mà các doanh nghiệp nước ngoài nhiều kinh nghiệm như CBRE, Savills hay Knight Frank - những đơn vị rất mạnh về nghiên cứu thị trường và marketing - dễ chiếm ưu thế. Nhưng ông Hùng vẫn tin tưởng vào khả năng của các doanh nghiệp trong nước. "Để giành được hợp đồng lớn, chúng tôi buộc phải chứng minh được năng lực của mình và chiến thắng các nhà thầu ngoại”, ông nói.
Dĩ nhiên không phải tất cả đều màu hồng. Ông Hùng kể về những khó khăn trong việc giải quyết sự vụ lùm xùm tại tòa nhà Kinh Đô (93 Lò Đúc, Hà Nội), khi Homecare dù nỗ lực nhưng vẫn thất bại trong việc giải quyết tranh chấp giữa chủ đầu tư và người dân.
"Đôi khi từ bỏ cũng là một việc làm cần thiết khi sau nhiều cố gắng mà kết quả không được như mong đợi. Khi ấy, chúng ta nên lùi lại và nhường vị trí cho người có thể thực hiện nhiệm vụ đó tốt hơn”, ông giải thích.
2012 là một năm đầy thử thách với nhiều doanh nghiệp và công ty của ông Hùng cũng phải đối mặt với việc bị cắt giảm một số hợp đồng. Bên cạnh đó, thách thức lớn nhất không chỉ với riêng ông và với nhiều nhà quản lý tòa nhà khác vẫn là thuyết phục cư dân và khách hàng nhận thức được tầm quan trọng của bảo trì tòa nhà và sẵn sàng chi tiền cho các dịch vụ này.
Nhưng ông Hùng vẫn rất lạc quan, khi cho rằng mọi thứ sẽ tốt hơn trong tương lai khi nền kinh tế hồi phục, mức sống tăng lên sẽ tạo cơ hội cho ngành dịch vụ này phát triển. Đến năm 2015, ông có kế hoạch mở các khóa học quản lý xây dựng, đào tạo các nhân viên về quản lý tòa nhà và phát triển thêm các dịch vụ liên quan trong lĩnh vực này.
Không biết bởi kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong lĩnh vực dịch vụ đã tôi luyện cho ông điều đó hay đây chính là những “cái duyên” sẵn có giúp ông vững tin và tiến bước trong vai trò là người điều hành dịch vụ quản lý tòa nhà - một công việc được ví như “làm dâu trăm họ” ở Việt Nam.
Bén duyên với nghề quản lý và bảo trì tòa nhà từ rất sớm, ông Hùng khiến nhiều người thay đổi hình dung về nghề xây dựng... Những ý tưởng kinh doanh trên phân khúc quản lý và bảo trì các tòa nhà của ông là sự ra đời Công ty Cổ phần Bất động sản HMS (gọi tắt là Homecare).
Nghề dẫn đến nghề
Tốt nghiệp Đại học Xây dựng năm 1995, khoa xây dựng dân dụng doanh nghiệp, Nguyễn Thanh Hùng khởi nghiệp với vai trò là trưởng đại diện của một hãng keo trong xây dựng - chuyên kinh doanh loại keo silicon mà giờ đây trở nên rất thông dụng trong thi công hệ thống nhôm kính cũng như trong việc chống thấm, xử lý các vết nứt tòa nhà.
Ông Hùng trân trọng cơ hội này, bởi với một sinh viên mới tốt nghiệp chuyên ngành xây dựng thì marketing quả thực là một lĩnh vực vô cùng mới mẻ. “Việc được tiếp xúc với các sản phẩm công nghệ cao, được làm việc trong một môi trường có nhiều người nước ngoài đã làm cho tư duy của tôi thay đổi rất nhiều”.
Tuy nhiên, khi ấy công việc cũng tạo cho chàng thanh niên Hùng những áp lực khá lớn. Ở thời điểm cách đây 17-18 năm thì thuyết phục khách hàng dùng loại sản phẩm khá mới mẻ quả là một công việc không hề đơn giản. Nhưng việc hàng ngày rong ruổi trên những con đường và nếm trải sự vất vả cũng không khiến cậu thanh niên trẻ nản lòng.
“Tôi vẫn còn nhớ cảm giác tự hào của mình mỗi khi bán được một sản phẩm”, ông Hùng nói.
Kể từ đó, Nguyễn Thanh Hùng đã định hướng con đường đi cho mình, đó là làm việc trong ngành dịch vụ xây dựng. Ông cũng tiếp tục thử sức mình tại các doanh nghiệp Thái Lan, Thụy Sĩ tại Việt Nam, nơi ông tích lũy được rất nhiều kiến thức và ý tưởng hữu dụng với sự nghiệp của mình những năm sau đó.
Năm 1997, Nguyễn Thanh Hùng mở một doanh nghiệp nhỏ chuyên đi hoàn thiện các hạng mục phụ trong các tòa nhà cao cấp. Ở thời điểm 1997-2002, phần đông các tòa nhà lớn ở Thủ đô, như Tháp Hà Nội, các khách sạn Melia, Horison Hanoi, Fortuna đều ghi dấu ấn của ông.
“Tôi có cơ hội tham gia dự một vài hạng mục ở các tòa nhà này và cùng lúc đó tôi nhận thấy công tác bảo trì, bảo dưỡng các tòa nhà sẽ là một nghề rất cần thiết về sau này”, ông Hùng nhớ lại. Thời gian ngắn sau đó, ông tích lũy được một số vốn nho nhỏ, cộng với vay mượn thêm từ bạn bè và người thân, Nguyễn Thanh Hùng mạnh dạn nhập các thiết bị dạng “người nhện” để làm sạch kính tòa nhà cao tầng.
Không lâu sau, ông đã có hợp đồng đầu tiên là làm sạch kính bên ngoài cho khách sạn Melia Hanoi. “Ở thời điểm ấy, không có ai làm công việc đó cả. Công ty của tôi là đơn vị duy nhất cung cấp dịch vụ ấy tại Hà Nội, vì thế khoản thù lao chúng tôi nhận được là khá hậu hĩnh”, ông Hùng hồi tưởng. Thế là một loạt các dự án khách sạn khác cũng dần tìm đến ông khi họ cần dịch vụ này.
Bốn năm sau, ông nhận thấy không chỉ lau kính mà sơn tường ngoài các tòa nhà cao tầng cũng là một nhiệm vụ phức tạp, bởi chi phí cho dàn giáo bắc xung quanh các tòa nhà để hoàn thành nhiệm vụ này rất lớn. Vì vậy, Nguyễn Thanh Hùng cũng tiếp tục trở thành người đầu tiên ở Việt Nam cung cấp dịch vụ sơn tường ngoài.
Nguồn lợi thu được từ dịch vụ này khá lớn, nên 2-3 năm sau trên thị trường các nhà thầu và công ty tư nhân đều dùng thiết bị “người nhện” để lau kính và sơn tường ngoài. Sự cạnh tranh về giá trở nên rất mạnh mẽ, trong khi đó rủi ro trong công việc lại cao. Ông Hùng quyết định rút dần ra khỏi lĩnh vực này.
Tiếp đến, Nguyễn Thanh Hùng bắt đầu tập trung vào công tác bảo trì mặt ngoài của các đại sứ quán tại Hà Nội. Khi ấy các đại sứ quán Mỹ, Nhật, Đức và Úc đều lựa chọn dịch vụ do ông cung cấp khi họ cần có một đơn vị phụ trách công tác bảo trì xử lý tường ẩm, phủ mặt sàn, sơn tổng thể các tòa nhà.
Trên nền tảng đó, Nguyễn Thanh Hùng tiếp tục nghĩ đến thành lập một trung tâm dịch vụ, bởi lẽ không chỉ các đại sứ quán mà người dân cũng có nhu cầu bảo trì, chống thấm, làm sạch, sơn tường hay hoàn thiện cho nhà của họ. Cuối năm 2002, trung tâm dịch vụ Homecare ra đời.
Cơ hội tương lai
Trong hai năm đầu hoạt động, trung tâm của ông… thua lỗ, khi chi phí đi lại đôi khi còn lớn hơn cả giá trị hợp đồng nhận được. Ông nảy ra ý định xây dựng dịch vụ quản lý các tòa nhà chung cư, nơi sẽ có hàng trăm người sinh sống và sử dụng dịch vụ bảo trì của ông.
“Khi đó, tôi hoàn toàn có thể lên kế hoạch làm việc cụ thể và chủ động về thời gian, đồng thời luôn có một lượng khách hàng ổn định bên cạnh mình”, ông Hùng lý giải. Nên đến năm 2004, Công ty Cổ phần Bất động sản HMS Homecare ra đời.
Sau 9 năm xây dựng, công ty đã trở thành đối tác của nhiều doanh nghiệp lớn và là nhà quản lý dịch vụ cho nhiều tòa nhà trên địa bàn Hà Nội.
Quản lý tòa nhà là một ngành non trẻ tại Việt Nam, nơi mà các doanh nghiệp nước ngoài nhiều kinh nghiệm như CBRE, Savills hay Knight Frank - những đơn vị rất mạnh về nghiên cứu thị trường và marketing - dễ chiếm ưu thế. Nhưng ông Hùng vẫn tin tưởng vào khả năng của các doanh nghiệp trong nước. "Để giành được hợp đồng lớn, chúng tôi buộc phải chứng minh được năng lực của mình và chiến thắng các nhà thầu ngoại”, ông nói.
Dĩ nhiên không phải tất cả đều màu hồng. Ông Hùng kể về những khó khăn trong việc giải quyết sự vụ lùm xùm tại tòa nhà Kinh Đô (93 Lò Đúc, Hà Nội), khi Homecare dù nỗ lực nhưng vẫn thất bại trong việc giải quyết tranh chấp giữa chủ đầu tư và người dân.
"Đôi khi từ bỏ cũng là một việc làm cần thiết khi sau nhiều cố gắng mà kết quả không được như mong đợi. Khi ấy, chúng ta nên lùi lại và nhường vị trí cho người có thể thực hiện nhiệm vụ đó tốt hơn”, ông giải thích.
2012 là một năm đầy thử thách với nhiều doanh nghiệp và công ty của ông Hùng cũng phải đối mặt với việc bị cắt giảm một số hợp đồng. Bên cạnh đó, thách thức lớn nhất không chỉ với riêng ông và với nhiều nhà quản lý tòa nhà khác vẫn là thuyết phục cư dân và khách hàng nhận thức được tầm quan trọng của bảo trì tòa nhà và sẵn sàng chi tiền cho các dịch vụ này.
Nhưng ông Hùng vẫn rất lạc quan, khi cho rằng mọi thứ sẽ tốt hơn trong tương lai khi nền kinh tế hồi phục, mức sống tăng lên sẽ tạo cơ hội cho ngành dịch vụ này phát triển. Đến năm 2015, ông có kế hoạch mở các khóa học quản lý xây dựng, đào tạo các nhân viên về quản lý tòa nhà và phát triển thêm các dịch vụ liên quan trong lĩnh vực này.