Người sáng lập và phát triển Apollo Group
John Sperling đã từng phải trải qua một tuổi thơ đầy ắp những gian nan, vất vả như trong các câu chuyện cổ tích
Đối với nhiều người, việc John Sperling vượt lên trên số phận nghiệt ngã để trở thành một nhà trí thức, một doanh nhân thành đạt đã trở thành một huyền thoại.
Từ một cậu bé từng phải chịu quá nhiều thiệt thòi trong cuộc sống, John Sperling cố gắng trở thành một nhà giáo, rồi sau đó chuyển hướng sang kinh doanh. Bằng tấm lòng nhiệt thành của một người thầy, sau những nỗ lực phi thường, John Sperling đã thành lập được Apollo Group và trường University of Phoenix danh tiếng, tạo môi trường đào tạo nghề cho những người chưa có công ăn việc làm.
Sau hơn 40 năm dầy công xây dựng, John Sperling đã đưa Apollo Group và trường University of Phoenix nhỏ bé trước đây trở thành tổ chức giáo dục tầm cỡ quốc tế. Và John Sperling cũng đã trở thành một trong những người giầu nhất thế giới, sở hữu khối tài sản cá nhân 1,5 tỷ USD.
Từ ý tưởng nghiên cứu chương trình đào tạo nghề dành cho các đối tượng là người ở độ tuổi lao động của John Sperling từ những năm 70 của thế kỷ trước, hệ thống giáo dục đào tạo nghề đã được xây dựng và nằm trong tổ chức Apollo và trường University of Phoenix cũng do chính John Sperling thành lập.
Nhờ những tính năng ưu việt, Apollo và University of Phoenix liên tục khẳng định được tầm quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục của xã hội, từng bước được mở rộng ra nhiều lĩnh vực đào tạo dành cho nhiều đối tượng khác nhau và vươn ra thế giới. Chỉ tính riêng trong năm 2005, tổng doanh thu của Apollo Group đã lên tới con số 2.251 tỷ USD với hàng trăm chi nhánh lớn nhỏ hoạt động tại các khu vực trên thế giới.
Tuổi thơ đầy gian khó
John Sperling đã từng phải trải qua một tuổi thơ đầy ắp những gian nan, vất vả như trong các câu chuyện cổ tích. Ông sinh năm 1921 tại Missouri Ozarks, Mỹ, trong một gia đình nghèo có 6 anh chị em. Gia đình John Sperling nghèo tới mức cả nhà chỉ sống trong một túp lều nhỏ với một cuộc sống thường nhật thiếu đủ mọi thứ.
Mặc dù vậy, những khó khăn đó đối với John Sperling vẫn chưa thấm vào đâu vì từ khi sinh ra, John Sperling đã phải chịu đựng tính độc đoán của người mẹ, cộng thêm những trận đòn thường xuyên của người cha.
Mới 7 tuổi, John Sperling đã mắc chứng viêm phổi cấp tính và phải nằm liệt giường trong 6 tháng liền. Hậu quả của căn bệnh này là nhiều năm sau đó, khi đã qua khỏi, John Sperling vẫn luôn bị kiệt sức, làm gì cũng run chân run tay, đến nói cũng lắp bắp. Cho tới bây giờ, khi suy tưởng tới thời thơ ấu khốn khổ của mình, John Sperling đã phải thốt ra rằng: “Tôi chẳng học được điều gì ở tuổi thơ của mình ngoại trừ ý thức tiết kiệm đến mức tằn tiện để có thể thoát khỏi cuộc sống khó khăn đó và đi ra thế giới bên ngoài”.
Cho dù phải chịu đựng cuộc sống khó khăn chồng chất, sức khoẻ không tốt, ngay cả đọc sách cũng khó, nhưng John Sperling vẫn không từ bỏ ý chí quyết tâm trong học tập. Tốt nghiệp trung học, vì không có tiền học tiếp, John Sperling đã xin vào làm nhân viên bốc dỡ hàng tại một thuyền buôn vượt biển chạy tuyến đường biển giữa Thượng Hải, Nhật Bản, Panama và New York với một cuộc sống cũng không kém phần gian khổ.
Sau 2 năm lênh đênh trên biển, với một khoản tiền nhỏ tiết kiệm được, John Sperling đã quyết định nghỉ việc và đóng học phí xin vào học tại trường Oregon’s Reed College tại Portland. Trong thời gian học, John Sperling tiếp tục xin vào làm việc tại xưởng đóng tầu Columbia River và cậu hoàn toàn không có một sợi dây liên lạc nào với gia đình hay bất cứ một khái niệm nào về con đường kinh doanh sau này. Lúc đó trong đầu John Sperling chỉ có một ý nghĩ “học là lối thoát duy nhất cho sự tồn tại của mình”.
Cố gắng thi đỗ vào trường Cambridge University, sau những năm tháng vất vả, vừa học vừa kiếm tiền để tự nuôi sống bản thân, John Sperling đã tốt nghiệp và được nhận vào làm giảng viên tình nguyện của trường San Jose State University tại Bang San Jose. Cũng tại trường San Jose State University, ông đã gia nhập Hiệp hội Giảng viên (AFT) và sau đó bằng uy tín, nhiệt huyết và tài năng của mình, ông đã được bầu vào vị trí lãnh đạo của Hiệp hội.
Làm việc tại San Jose State University, John Sperling đã khẳng định được tài năng của mình trong lĩnh vực giảng dạy và được các đồng nghiệp và học trò nể phục. Tới năm 1972, John Sperling đã quyết định chuyển tới làm việc cho chương trình tổ chức các cuộc hội thảo cho cảnh sát về vấn đề phạm pháp của trẻ em lứa tuổi vị thành niên.
Mặc dù rất bận rộn tại công việc chuẩn bị và sắp xếp chương trình hội thảo nhưng với lòng say mê và nhiệt huyết của một nhà giáo, John Sperling vẫn theo sát các vấn đề liên quan tới giáo dục. Đứng trước tình trạng thất nghiệp ngày một nhiều và một phần lý do đó gây nên tình trạng vi phạm pháp luật, John Sperling đã nảy sinh ý định nghiên cứu để xây dựng một chương trình đào tạo dành cho những người tới độ tuổi lao động nhưng chưa có cơ hội được đào tạo nghề.
Là người có trình độ sư phạm đã từng trải qua nhiều năm hoạt động trong môi trường giáo dục, John Sperling đã bắt tay vào nghiên cứu, phác thảo chương trình đào tạo đặc thù này, đồng thời mời những đồng nghiệp cũ tham gia đóng góp ý kiến. Chỉ một thời gian không lâu sau đó, chương trình đã hoàn thành và được đưa vào ứng dụng thử trong thực tế.
Có thể nói, ngay từ những ý tưởng ban đầu cho tới bước áp dụng thử, với ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng, chương trình của John Sperling đã được mọi người hưởng ứng.
Xây dựng thành công Apollo Group
Chương trình giáo dục đặc biệt của John Sperling sau khi được đưa vào ứng dụng đã nhanh chóng trở thành phương tiện chủ yếu góp phần vào cung cấp cho thị trường một khối lượng lớn nhân công có trình độ, được đào tạo bài bản.
Để có thể áp dụng chương trình của mình hiệu quả và rộng rãi hơn, John Sperling đã liên kết với trường University of San Francisco cùng hợp tác mở rộng chương trình đào tạo nghề phi lợi nhuận và liên tục giành dược những thành công ngoài mong đợi. Sau khi tính đến khả năng phát triển của mô hình đào tạo này tại một xã hội có nhiều người thất nghiệp, John Sperling đã quyết định gom toàn bộ vốn liếng thành lập nên Tổ chức đào tạo vì lợi nhuận Apollo và tới năm 1976 là trường tư nhân University of Phoenix đặt tại bang California.
Đúng như những tính toán của John Sperling, ngay trong năm tuyển sinh đầu tiên, số người đăng ký nhập học tại các chi nhánh của Apollo và University of Phoenix đã đạt con số hơn 100.00 người. Trên đà phát triển nhanh tới chóng mặt, trong những năm 80, University of Phoenix đã được công nhận là trường đại học tư nhân lớn nhất trong hệ thống giáo dục của Mỹ. Mới đây nhất, năm 2006, theo ước tính, số người theo học tại trường đã đạt con số 280.000 người.
Cùng với thời gian, đối tượng học ngày càng trở nên đa dạng, kiến thức về các chuyên ngành ngày càng đòi hỏi phải mở rộng và chuyên sâu, John Sperling đã tiến hành chương trình mở rộng Apollo ra các nước trong và ngoài khu vực. John Sperling đã đầu tư những khoản tài chính lớn vào cải tiến trang thiết bị, tuyển nhiều giáo viên các chuyên ngành giỏi về làm việc, nhờ đó, Apollo vừa duy trì các chương trình đào tạo nghề truyền thống đồng thời mở rộng ra nhiều lĩnh vực như tin học, toán học, kỹ thuật, ngoại ngữ dành cho các lứa tuổi ở cả bậc đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ chuyên ngành. Nội dung đào tạo liên tục được bổ sung mới, tính ứng dụng trong thực tế ngày càng cao.
Trong những năm 90, khi mạng Internet trên đà phát triển như vũ bão tại Mỹ và các quốc gia phát triển, John Sperling đã không ngần ngại bỏ ra những khoản đầu tư lớn vào mua trang thiết bị, kỹ thuật, đào tạo nhân viên và đưa vào ứng dụng các chương trình đào tạo của Apollo. Thông qua các chương trình đào tạo trực tuyến uy tín hàng đầu tại Mỹ, số lượng sinh viên tìm đến đăng ký theo học ngày một tăng lên.
Nhờ bước đi chiến lược đó, John Sperling cũng đã tạo được nhiều cơ sở quan trọng để mở rộng chuyên ngành đào tạo ra nhiều quốc gia trên thế giới như Puerto Rico, Alberta, British Columbia, Hà Lan, Mexicô... Tính bình quân, số lượng học viên dăng ký học tại các trung chi nhánh của Apollo hàng năm tăng khoảng 25%.
Tới năm 2005, tổng thu nhập của Apollo đã tăng lên con số 2.251 tỷ USD. Apollo cũng chính thức vươn lên vị trí là một trong những tổ chức giáo dục hàng đầu thế giới và lấy tên đầy đủ là Apollo Group.
Kinh doanh phải hướng tới lợi ích cộng đồng
Để có được thành công ngày nay, John Sperling cũng đã từng không ít lần phải chịu những lời chỉ trích và sức ép vì nhiều người cho rằng ông đã sử dụng nghề nhà giáo vào kinh doanh và kiếm tiền, đó là những việc làm không đúng với đạo đức nghề nghiệp.
Tuy nhiên, John Sperling lại cho rằng, kinh doanh ắt phải có lợi nhuận và bất cứ ngành nghề nào cũng có thể kinh doanh nhưng vấn đề quan trọng hơn cả chính là mục đích đầu tiên vì sự phát triển của xã hội. Chính những suy nghĩ đúng đắn đó đã thúc giục ông không ngừng kinh doanh và cống hiến.
John Sperling đã từng được mời tham gia nhóm nghiên cứu về gien di truyền và chính cá nhân John Sperling cũng đã đóng góp những khoản kinh phí lớn cho các công trình nghiên cứu này. Không chỉ đi đầu trong các hoạt động từ thiện, cứu trợ người nghèo, tham gia đóng góp những sáng kiến cho các chương trình cải cách xã hội ở trong nước, John Sperling đã từng bỏ ra khoản tài chính khổng lồ hơn 10 triệu USD vào dự án đầu tư cải tạo nước biển thành nước sử dụng trong nông nghiệp tại các quốc gia nghèo ở khu vực giáp biển của Tây Phi nhằm giúp đỡ người dân tại khu vực này.
Là một doanh nhân nổi tiếng, với một tinh thần không ngừng học tập cầu tiến, tinh thần lao động không biết mệt mỏi nên khi đã bước sang tuổi 80, ông đã nắm trong tay số tài sản khổng lồ 1,5 tỷ USD. Mặc dù giầu có và nổi tiếng, John Sperling vẫn là một con người giản dị, cần cù và không quên thói quen dậy từ 5 giờ 30 sáng và làm việc 12 giờ trong một ngày.
Không ít người, trong đó có cả những nhà trí thức hàng đầu của Mỹ cũng đã phải khâm phục và thừa nhận rằng “vượt lên số phận nghiệt ngã bằng ý chí sắt đá và tinh thần kỷ luật, những gì mà John Sperling đã làm được là một trường hợp hy hữu trong lịch sử kinh doanh của nhân loại”.
Từ một cậu bé từng phải chịu quá nhiều thiệt thòi trong cuộc sống, John Sperling cố gắng trở thành một nhà giáo, rồi sau đó chuyển hướng sang kinh doanh. Bằng tấm lòng nhiệt thành của một người thầy, sau những nỗ lực phi thường, John Sperling đã thành lập được Apollo Group và trường University of Phoenix danh tiếng, tạo môi trường đào tạo nghề cho những người chưa có công ăn việc làm.
Sau hơn 40 năm dầy công xây dựng, John Sperling đã đưa Apollo Group và trường University of Phoenix nhỏ bé trước đây trở thành tổ chức giáo dục tầm cỡ quốc tế. Và John Sperling cũng đã trở thành một trong những người giầu nhất thế giới, sở hữu khối tài sản cá nhân 1,5 tỷ USD.
Từ ý tưởng nghiên cứu chương trình đào tạo nghề dành cho các đối tượng là người ở độ tuổi lao động của John Sperling từ những năm 70 của thế kỷ trước, hệ thống giáo dục đào tạo nghề đã được xây dựng và nằm trong tổ chức Apollo và trường University of Phoenix cũng do chính John Sperling thành lập.
Nhờ những tính năng ưu việt, Apollo và University of Phoenix liên tục khẳng định được tầm quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục của xã hội, từng bước được mở rộng ra nhiều lĩnh vực đào tạo dành cho nhiều đối tượng khác nhau và vươn ra thế giới. Chỉ tính riêng trong năm 2005, tổng doanh thu của Apollo Group đã lên tới con số 2.251 tỷ USD với hàng trăm chi nhánh lớn nhỏ hoạt động tại các khu vực trên thế giới.
Tuổi thơ đầy gian khó
John Sperling đã từng phải trải qua một tuổi thơ đầy ắp những gian nan, vất vả như trong các câu chuyện cổ tích. Ông sinh năm 1921 tại Missouri Ozarks, Mỹ, trong một gia đình nghèo có 6 anh chị em. Gia đình John Sperling nghèo tới mức cả nhà chỉ sống trong một túp lều nhỏ với một cuộc sống thường nhật thiếu đủ mọi thứ.
Mặc dù vậy, những khó khăn đó đối với John Sperling vẫn chưa thấm vào đâu vì từ khi sinh ra, John Sperling đã phải chịu đựng tính độc đoán của người mẹ, cộng thêm những trận đòn thường xuyên của người cha.
Mới 7 tuổi, John Sperling đã mắc chứng viêm phổi cấp tính và phải nằm liệt giường trong 6 tháng liền. Hậu quả của căn bệnh này là nhiều năm sau đó, khi đã qua khỏi, John Sperling vẫn luôn bị kiệt sức, làm gì cũng run chân run tay, đến nói cũng lắp bắp. Cho tới bây giờ, khi suy tưởng tới thời thơ ấu khốn khổ của mình, John Sperling đã phải thốt ra rằng: “Tôi chẳng học được điều gì ở tuổi thơ của mình ngoại trừ ý thức tiết kiệm đến mức tằn tiện để có thể thoát khỏi cuộc sống khó khăn đó và đi ra thế giới bên ngoài”.
Cho dù phải chịu đựng cuộc sống khó khăn chồng chất, sức khoẻ không tốt, ngay cả đọc sách cũng khó, nhưng John Sperling vẫn không từ bỏ ý chí quyết tâm trong học tập. Tốt nghiệp trung học, vì không có tiền học tiếp, John Sperling đã xin vào làm nhân viên bốc dỡ hàng tại một thuyền buôn vượt biển chạy tuyến đường biển giữa Thượng Hải, Nhật Bản, Panama và New York với một cuộc sống cũng không kém phần gian khổ.
Sau 2 năm lênh đênh trên biển, với một khoản tiền nhỏ tiết kiệm được, John Sperling đã quyết định nghỉ việc và đóng học phí xin vào học tại trường Oregon’s Reed College tại Portland. Trong thời gian học, John Sperling tiếp tục xin vào làm việc tại xưởng đóng tầu Columbia River và cậu hoàn toàn không có một sợi dây liên lạc nào với gia đình hay bất cứ một khái niệm nào về con đường kinh doanh sau này. Lúc đó trong đầu John Sperling chỉ có một ý nghĩ “học là lối thoát duy nhất cho sự tồn tại của mình”.
Cố gắng thi đỗ vào trường Cambridge University, sau những năm tháng vất vả, vừa học vừa kiếm tiền để tự nuôi sống bản thân, John Sperling đã tốt nghiệp và được nhận vào làm giảng viên tình nguyện của trường San Jose State University tại Bang San Jose. Cũng tại trường San Jose State University, ông đã gia nhập Hiệp hội Giảng viên (AFT) và sau đó bằng uy tín, nhiệt huyết và tài năng của mình, ông đã được bầu vào vị trí lãnh đạo của Hiệp hội.
Làm việc tại San Jose State University, John Sperling đã khẳng định được tài năng của mình trong lĩnh vực giảng dạy và được các đồng nghiệp và học trò nể phục. Tới năm 1972, John Sperling đã quyết định chuyển tới làm việc cho chương trình tổ chức các cuộc hội thảo cho cảnh sát về vấn đề phạm pháp của trẻ em lứa tuổi vị thành niên.
Mặc dù rất bận rộn tại công việc chuẩn bị và sắp xếp chương trình hội thảo nhưng với lòng say mê và nhiệt huyết của một nhà giáo, John Sperling vẫn theo sát các vấn đề liên quan tới giáo dục. Đứng trước tình trạng thất nghiệp ngày một nhiều và một phần lý do đó gây nên tình trạng vi phạm pháp luật, John Sperling đã nảy sinh ý định nghiên cứu để xây dựng một chương trình đào tạo dành cho những người tới độ tuổi lao động nhưng chưa có cơ hội được đào tạo nghề.
Là người có trình độ sư phạm đã từng trải qua nhiều năm hoạt động trong môi trường giáo dục, John Sperling đã bắt tay vào nghiên cứu, phác thảo chương trình đào tạo đặc thù này, đồng thời mời những đồng nghiệp cũ tham gia đóng góp ý kiến. Chỉ một thời gian không lâu sau đó, chương trình đã hoàn thành và được đưa vào ứng dụng thử trong thực tế.
Có thể nói, ngay từ những ý tưởng ban đầu cho tới bước áp dụng thử, với ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng, chương trình của John Sperling đã được mọi người hưởng ứng.
Xây dựng thành công Apollo Group
Chương trình giáo dục đặc biệt của John Sperling sau khi được đưa vào ứng dụng đã nhanh chóng trở thành phương tiện chủ yếu góp phần vào cung cấp cho thị trường một khối lượng lớn nhân công có trình độ, được đào tạo bài bản.
Để có thể áp dụng chương trình của mình hiệu quả và rộng rãi hơn, John Sperling đã liên kết với trường University of San Francisco cùng hợp tác mở rộng chương trình đào tạo nghề phi lợi nhuận và liên tục giành dược những thành công ngoài mong đợi. Sau khi tính đến khả năng phát triển của mô hình đào tạo này tại một xã hội có nhiều người thất nghiệp, John Sperling đã quyết định gom toàn bộ vốn liếng thành lập nên Tổ chức đào tạo vì lợi nhuận Apollo và tới năm 1976 là trường tư nhân University of Phoenix đặt tại bang California.
Đúng như những tính toán của John Sperling, ngay trong năm tuyển sinh đầu tiên, số người đăng ký nhập học tại các chi nhánh của Apollo và University of Phoenix đã đạt con số hơn 100.00 người. Trên đà phát triển nhanh tới chóng mặt, trong những năm 80, University of Phoenix đã được công nhận là trường đại học tư nhân lớn nhất trong hệ thống giáo dục của Mỹ. Mới đây nhất, năm 2006, theo ước tính, số người theo học tại trường đã đạt con số 280.000 người.
Cùng với thời gian, đối tượng học ngày càng trở nên đa dạng, kiến thức về các chuyên ngành ngày càng đòi hỏi phải mở rộng và chuyên sâu, John Sperling đã tiến hành chương trình mở rộng Apollo ra các nước trong và ngoài khu vực. John Sperling đã đầu tư những khoản tài chính lớn vào cải tiến trang thiết bị, tuyển nhiều giáo viên các chuyên ngành giỏi về làm việc, nhờ đó, Apollo vừa duy trì các chương trình đào tạo nghề truyền thống đồng thời mở rộng ra nhiều lĩnh vực như tin học, toán học, kỹ thuật, ngoại ngữ dành cho các lứa tuổi ở cả bậc đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ chuyên ngành. Nội dung đào tạo liên tục được bổ sung mới, tính ứng dụng trong thực tế ngày càng cao.
Trong những năm 90, khi mạng Internet trên đà phát triển như vũ bão tại Mỹ và các quốc gia phát triển, John Sperling đã không ngần ngại bỏ ra những khoản đầu tư lớn vào mua trang thiết bị, kỹ thuật, đào tạo nhân viên và đưa vào ứng dụng các chương trình đào tạo của Apollo. Thông qua các chương trình đào tạo trực tuyến uy tín hàng đầu tại Mỹ, số lượng sinh viên tìm đến đăng ký theo học ngày một tăng lên.
Nhờ bước đi chiến lược đó, John Sperling cũng đã tạo được nhiều cơ sở quan trọng để mở rộng chuyên ngành đào tạo ra nhiều quốc gia trên thế giới như Puerto Rico, Alberta, British Columbia, Hà Lan, Mexicô... Tính bình quân, số lượng học viên dăng ký học tại các trung chi nhánh của Apollo hàng năm tăng khoảng 25%.
Tới năm 2005, tổng thu nhập của Apollo đã tăng lên con số 2.251 tỷ USD. Apollo cũng chính thức vươn lên vị trí là một trong những tổ chức giáo dục hàng đầu thế giới và lấy tên đầy đủ là Apollo Group.
Kinh doanh phải hướng tới lợi ích cộng đồng
Để có được thành công ngày nay, John Sperling cũng đã từng không ít lần phải chịu những lời chỉ trích và sức ép vì nhiều người cho rằng ông đã sử dụng nghề nhà giáo vào kinh doanh và kiếm tiền, đó là những việc làm không đúng với đạo đức nghề nghiệp.
Tuy nhiên, John Sperling lại cho rằng, kinh doanh ắt phải có lợi nhuận và bất cứ ngành nghề nào cũng có thể kinh doanh nhưng vấn đề quan trọng hơn cả chính là mục đích đầu tiên vì sự phát triển của xã hội. Chính những suy nghĩ đúng đắn đó đã thúc giục ông không ngừng kinh doanh và cống hiến.
John Sperling đã từng được mời tham gia nhóm nghiên cứu về gien di truyền và chính cá nhân John Sperling cũng đã đóng góp những khoản kinh phí lớn cho các công trình nghiên cứu này. Không chỉ đi đầu trong các hoạt động từ thiện, cứu trợ người nghèo, tham gia đóng góp những sáng kiến cho các chương trình cải cách xã hội ở trong nước, John Sperling đã từng bỏ ra khoản tài chính khổng lồ hơn 10 triệu USD vào dự án đầu tư cải tạo nước biển thành nước sử dụng trong nông nghiệp tại các quốc gia nghèo ở khu vực giáp biển của Tây Phi nhằm giúp đỡ người dân tại khu vực này.
Là một doanh nhân nổi tiếng, với một tinh thần không ngừng học tập cầu tiến, tinh thần lao động không biết mệt mỏi nên khi đã bước sang tuổi 80, ông đã nắm trong tay số tài sản khổng lồ 1,5 tỷ USD. Mặc dù giầu có và nổi tiếng, John Sperling vẫn là một con người giản dị, cần cù và không quên thói quen dậy từ 5 giờ 30 sáng và làm việc 12 giờ trong một ngày.
Không ít người, trong đó có cả những nhà trí thức hàng đầu của Mỹ cũng đã phải khâm phục và thừa nhận rằng “vượt lên số phận nghiệt ngã bằng ý chí sắt đá và tinh thần kỷ luật, những gì mà John Sperling đã làm được là một trường hợp hy hữu trong lịch sử kinh doanh của nhân loại”.