Nguy cơ chiến tranh Lybia cận kề
Phát ngôn viên Chính phủ Pháp cho biết, các cuộc tấn công vào Lybia sẽ diễn ra rất nhanh chóng, chỉ trong vài giờ nữa
Sau khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sáng nay (18/3) nhất trí thông qua nghị quyết về việc lập vùng cấm bay ở Lybia, Pháp đã tuyên bố sẽ tấn công Lybia trong vài giờ nữa, trong khi Anh cho biết, quân đội nước này đã sẵn sàng.
Nghị quyết trên cho phép thiết lập vùng cấm bay trên không phận Lybia, áp dụng "tất cả các biện pháp cần thiết" để bảo vệ thường dân và áp đặt lệnh ngừng bắn đối với quân đội của Tổng thống Lybia Muammar Gadhafi.
Phát ngôn viên của Chính phủ Pháp Francois Baroin phát biểu trên đài phát thanh RTL hôm nay rằng, các cuộc tấn công nhằm vào Lybia sẽ diễn ra rất nhanh chóng, chỉ trong vài giờ nữa. Tuy nhiên, nhân vật này từ chối nêu chi tiết, thời điểm tấn công cũng như các mục tiêu.
Ông Baroin cho hay, mục đích của hành động quân sự này là "bảo vệ dân chúng Lybia và giúp họ trên con đường giành tự do, điều đó có nghĩa là lật đổ chế độ của Tổng thống Muammar Gadhafi".
Ngay sau khi phát ngôn viên Baroin công bố thông tin trên, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã có cuộc gặp với Thủ tướng Francois Fillon, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Gerard Longuet và Tham mưu trưởng quân đội - Đô đốc Edouard Guillaud.
Tại Anh, tờ Telegraph đưa tin, quân đội nước này đã sẵn sàng các hoạt động quân sự để tấn công Lybia.
Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nauy, Grete Faremo, tuyên bố Nauy sẽ tham gia hành động quân sự quốc tế tại Lybia. Theo ông Faremo, Nauy có thể gửi máy bay tiêm kích tham gia chiến dịch này.
Tại Mỹ, phát biểu trước Thượng viện hôm nay, Tham mưu trưởng không quân - tướng Norton Schwartz, tuyên bố có thể sẽ oanh tạc Lybia bằng cả máy bay tiêm kích và cường kích, như F-15, F-16 và F-22, để tấn công các mục tiêu mặt đất.
Mỹ cũng sẽ triển khai các máy bay do thám, tiếp liệu trên không, thiết bị viễn thám vệ tinh và máy bay phá sóng thông tin liên lạc của Lybia. Nhiều khả năng Mỹ sẽ điều máy bay từ châu Âu và Mỹ, thậm chí từ Afghanistan và Iraq, để thực hiện việc áp đặt vùng cấm bay đối với quốc gia Bắc Phi này.
Đại diện của Liên đoàn Arab tại Liên hợp quốc cũng cho hay, nhiều nước Arab như Qatar và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) sẵn sàng tham chiến tấn công quân chính phủ Lybia. Thậm chí, những nước này còn có đề xuất "vùng cấm xe cộ" đối với Lybia nhằm phá thông tin liên lạc quân sự và hỗ trợ tình báo.
Giới ngoại giao cho rằng, chiến dịch không kích do liên quân các nước Anh, Pháp và Mỹ thực hiện có thể diễn ra trong vòng vài giờ tới, khi quân đội của ông Gaddafi đang tiến tới thành trì cuối cùng của lực lượng nổi dậy ở thành phố Benghazi.
Trong khi đó, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ nghị quyết thiết lập vùng cấm bay đối với Lybia của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, mặc dù trước đó họ đã không sử dụng quyền phủ quyết.
Từ Nga, Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Nikolai Makarov loại trừ khả năng nước này tham gia vào hành động quân sự chống Lybia.
Trung Quốc cùng với Nga, Đức, Ấn Độ và Brazil đã bỏ phiếu trắng trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an về vấn đề thiết lập vùng cấm bay với Lybia. Trong khi 10 thành viên còn lại của Hội đồng Bảo an (gồm cả Mỹ, Anh, Pháp) tán thành quyết nghị này.
Trong khi đó, tại Lybia, phát biểu trên kênh truyền hình Al Arabiya, Saif al-Islam, con trai của Tổng thống Gaddafi, tuyên bố những biện pháp quân sự của Hội đồng Bảo an sẽ không làm nước này sợ hãi.
Còn Tổng thống Lybia, Đại tá Muammar Gadhafi dọa sẽ tấn công trả đũa các máy bay chở khách ở Địa Trung Hải, nếu nước ngoài phát động không kích nhằm vào Lybia theo lệnh cấm bay.
"Bất cứ hành động quân sự nào của nước ngoài chống Lybia cũng sẽ khiến giao thông đường biển và đường không ở Địa Trung Hải gặp nguy hiểm, các cơ sở dân sự và quân sự sẽ trở thành mục tiêu cho một vụ tấn công trả đũa của Lybia", tờ Telegraph dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Lybia.
Giới phân tích nhận định, nếu cuộc chiến này bùng nổ, thị trường dầu mỏ thế giới sẽ biến động mạnh. Phiên 17/3, dầu thô giao tháng 4 tại New York đóng cửa tại 101,42 USD/thùng, ghi nhận mức tăng lớn nhất trong gần 1 tháng nay. Dầu Brent giao tháng 5 tại London chốt ở 115 USD/thùng, tăng 3,9%.
Nghị quyết trên cho phép thiết lập vùng cấm bay trên không phận Lybia, áp dụng "tất cả các biện pháp cần thiết" để bảo vệ thường dân và áp đặt lệnh ngừng bắn đối với quân đội của Tổng thống Lybia Muammar Gadhafi.
Phát ngôn viên của Chính phủ Pháp Francois Baroin phát biểu trên đài phát thanh RTL hôm nay rằng, các cuộc tấn công nhằm vào Lybia sẽ diễn ra rất nhanh chóng, chỉ trong vài giờ nữa. Tuy nhiên, nhân vật này từ chối nêu chi tiết, thời điểm tấn công cũng như các mục tiêu.
Ông Baroin cho hay, mục đích của hành động quân sự này là "bảo vệ dân chúng Lybia và giúp họ trên con đường giành tự do, điều đó có nghĩa là lật đổ chế độ của Tổng thống Muammar Gadhafi".
Ngay sau khi phát ngôn viên Baroin công bố thông tin trên, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã có cuộc gặp với Thủ tướng Francois Fillon, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Gerard Longuet và Tham mưu trưởng quân đội - Đô đốc Edouard Guillaud.
Tại Anh, tờ Telegraph đưa tin, quân đội nước này đã sẵn sàng các hoạt động quân sự để tấn công Lybia.
Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nauy, Grete Faremo, tuyên bố Nauy sẽ tham gia hành động quân sự quốc tế tại Lybia. Theo ông Faremo, Nauy có thể gửi máy bay tiêm kích tham gia chiến dịch này.
Tại Mỹ, phát biểu trước Thượng viện hôm nay, Tham mưu trưởng không quân - tướng Norton Schwartz, tuyên bố có thể sẽ oanh tạc Lybia bằng cả máy bay tiêm kích và cường kích, như F-15, F-16 và F-22, để tấn công các mục tiêu mặt đất.
Mỹ cũng sẽ triển khai các máy bay do thám, tiếp liệu trên không, thiết bị viễn thám vệ tinh và máy bay phá sóng thông tin liên lạc của Lybia. Nhiều khả năng Mỹ sẽ điều máy bay từ châu Âu và Mỹ, thậm chí từ Afghanistan và Iraq, để thực hiện việc áp đặt vùng cấm bay đối với quốc gia Bắc Phi này.
Đại diện của Liên đoàn Arab tại Liên hợp quốc cũng cho hay, nhiều nước Arab như Qatar và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) sẵn sàng tham chiến tấn công quân chính phủ Lybia. Thậm chí, những nước này còn có đề xuất "vùng cấm xe cộ" đối với Lybia nhằm phá thông tin liên lạc quân sự và hỗ trợ tình báo.
Giới ngoại giao cho rằng, chiến dịch không kích do liên quân các nước Anh, Pháp và Mỹ thực hiện có thể diễn ra trong vòng vài giờ tới, khi quân đội của ông Gaddafi đang tiến tới thành trì cuối cùng của lực lượng nổi dậy ở thành phố Benghazi.
Trong khi đó, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ nghị quyết thiết lập vùng cấm bay đối với Lybia của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, mặc dù trước đó họ đã không sử dụng quyền phủ quyết.
Từ Nga, Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Nikolai Makarov loại trừ khả năng nước này tham gia vào hành động quân sự chống Lybia.
Trung Quốc cùng với Nga, Đức, Ấn Độ và Brazil đã bỏ phiếu trắng trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an về vấn đề thiết lập vùng cấm bay với Lybia. Trong khi 10 thành viên còn lại của Hội đồng Bảo an (gồm cả Mỹ, Anh, Pháp) tán thành quyết nghị này.
Trong khi đó, tại Lybia, phát biểu trên kênh truyền hình Al Arabiya, Saif al-Islam, con trai của Tổng thống Gaddafi, tuyên bố những biện pháp quân sự của Hội đồng Bảo an sẽ không làm nước này sợ hãi.
Còn Tổng thống Lybia, Đại tá Muammar Gadhafi dọa sẽ tấn công trả đũa các máy bay chở khách ở Địa Trung Hải, nếu nước ngoài phát động không kích nhằm vào Lybia theo lệnh cấm bay.
"Bất cứ hành động quân sự nào của nước ngoài chống Lybia cũng sẽ khiến giao thông đường biển và đường không ở Địa Trung Hải gặp nguy hiểm, các cơ sở dân sự và quân sự sẽ trở thành mục tiêu cho một vụ tấn công trả đũa của Lybia", tờ Telegraph dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Lybia.
Giới phân tích nhận định, nếu cuộc chiến này bùng nổ, thị trường dầu mỏ thế giới sẽ biến động mạnh. Phiên 17/3, dầu thô giao tháng 4 tại New York đóng cửa tại 101,42 USD/thùng, ghi nhận mức tăng lớn nhất trong gần 1 tháng nay. Dầu Brent giao tháng 5 tại London chốt ở 115 USD/thùng, tăng 3,9%.