Nguy cơ rạn nứt quan hệ Mỹ-châu Âu vì Ukraine
Ông Obama đang chờ kết quả cuộc đàm phán về kế hoạch hòa bình mới cho Ukraine dự kiến diễn ra vào ngày thứ Tư tại Belarus
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua (9/2) phát tín hiệu cho thấy sẽ chờ kết quả của cuộc đàm phán về kế hoạch hòa bình mới cho miền Đông Ukraine trước khi ra quyết định có cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev hay không. Ông Obama nói, các biện pháp ngoại giao và trừng phạt vẫn là công cụ mà ông ưa thích hơn trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng này.
Theo tin từ Reuters, trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm qua cùng với Thủ tướng Đức Angela Merkel, ông Obama cho hay, cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine là một trong số các lựa chọn mà Washington vẫn đang cân nhắc.
Tuy vậy, Tổng thống Mỹ nói rõ, ông thận trọng trước khả năng đẩy căng thẳng ở Ukraine gia tăng và đe dọa sự đoàn kết Mỹ-châu Âu trong cuộc đấu trí với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Thủ tướng Đức Merkel phản đối việc cung cấp vũ khí cho Ukraine để giúp nước này đánh quân ly khai thân Nga. Sự phản đối này của bà Merkel đã đặt ra nguy cơ rạn nứt quan hệ Mỹ-châu Âu trong thời gian gần đây sau khi việc cung cấp vũ khí cho Kiev được ông Obama đưa ra cân nhắc.
“Sự thật là, nếu các biện pháp ngoại giao thất bại, thì chúng tôi sẽ phải xem xét tất cả các lựa chọn”, ông Obama nói. “Nhưng tôi vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng”.
Trước câu hỏi của một phóng viên Đức về việc liệu có một “ranh giới đỏ” nào mà nếu ông Putin vượt qua thì ông Obama sẽ cung cấp vũ khí cho Ukraine, ông chủ Nhà Trắng từ chối đưa ra bất kỳ một giới hạn nào.
Trong bối cảnh căng thẳng ở miền Đông Ukraine, một số cố vấn cấp cao của ông Obama cũng như những nhà làm luật có quan điểm cứng rắn trong Quốc hội Mỹ đã gây sức ép đòi Tổng thống hành động mạnh hơn để giúp Kiev. Tuy vậy, vấn đề này đang tạm thời bị phủ bóng bởi nỗ lực ngoại giao mới do bà Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande dẫn đầu.
Hai nhà lãnh đạo Đức và Pháp dự kiến sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ở Belarus vào ngày mai, thứ Tư (11/2). Giới quan sát kỳ vọng các bên sẽ đạt được thỏa thuận về một kế hoạch hòa bình mới cho Ukraine.
Mỹ và châu Âu cáo buộc Nga vi phạm thỏa thuận hòa bình đạt được ở Minsk, Belarus vào tháng 9 năm ngoái, cho rằng Moscow đã đưa thêm xe tăng và pháo hạng nặng vào miền Đông Ukraine để chi viện cho quân nổi dậy. Nga cương quyết phủ nhận cáo buộc này.
Phát biểu trên một tờ báo của Ai Cập hôm qua, Tổng thống Putin cáo buộc chính phương Tây đã gây ra cuộc khủng hoảng Ukraine. Theo ông chủ điện Kremlin, phương Tây đã phá vỡ lời hứa về không mở rộng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và buộc các quốc gia phải lựa chọn giữa Nga và NATO.
Hôm qua, các ngoại trưởng thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã trì hoãn việc tăng cường trừng phạt Nga. Đây là một nỗ lực nhằm cho cuộc đàm phán mới nhất một cơ hội.
Trong cuộc họp báo hôm qua, ông Obama cho biết, ông và Thủ tướng Đức đã nhất trí rằng các biện pháp trừng phạt cần được duy trì, và sự cô lập đối với Nga sẽ càng trở nên tồi tệ hơn nếu Moscow tiếp tục hành động theo con đường hiện nay.
Với sự đổ vỡ của thỏa thuận hòa bình trước, bà Merkel cho thấy rõ bà không dự báo cuộc đàm phán mới nhất sẽ thành công. “Điều gì cũng có thể xảy ra, nhưng thành công của nỗ lực này thì không thể chắc chắn được. Tôi cần phải nói rất rõ như vậy”, Thủ tướng Đức phát biểu.
Kiev hôm qua cho biết, đã có 9 binh sỹ chính phủ và 7 dân thường thiệt mạng trong các cuộc giao tranh vào ngày Chủ nhật ở miền Đông Ukraine. Chiến sự hiện đang đặc biệt căng thẳng ở Debaltseve, một điểm giao quan trọng của các tuyến đường sắt và đường bộ thuộc phía Đông Bắc của Donetsk.
Theo tin từ Reuters, trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm qua cùng với Thủ tướng Đức Angela Merkel, ông Obama cho hay, cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine là một trong số các lựa chọn mà Washington vẫn đang cân nhắc.
Tuy vậy, Tổng thống Mỹ nói rõ, ông thận trọng trước khả năng đẩy căng thẳng ở Ukraine gia tăng và đe dọa sự đoàn kết Mỹ-châu Âu trong cuộc đấu trí với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Thủ tướng Đức Merkel phản đối việc cung cấp vũ khí cho Ukraine để giúp nước này đánh quân ly khai thân Nga. Sự phản đối này của bà Merkel đã đặt ra nguy cơ rạn nứt quan hệ Mỹ-châu Âu trong thời gian gần đây sau khi việc cung cấp vũ khí cho Kiev được ông Obama đưa ra cân nhắc.
“Sự thật là, nếu các biện pháp ngoại giao thất bại, thì chúng tôi sẽ phải xem xét tất cả các lựa chọn”, ông Obama nói. “Nhưng tôi vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng”.
Trước câu hỏi của một phóng viên Đức về việc liệu có một “ranh giới đỏ” nào mà nếu ông Putin vượt qua thì ông Obama sẽ cung cấp vũ khí cho Ukraine, ông chủ Nhà Trắng từ chối đưa ra bất kỳ một giới hạn nào.
Trong bối cảnh căng thẳng ở miền Đông Ukraine, một số cố vấn cấp cao của ông Obama cũng như những nhà làm luật có quan điểm cứng rắn trong Quốc hội Mỹ đã gây sức ép đòi Tổng thống hành động mạnh hơn để giúp Kiev. Tuy vậy, vấn đề này đang tạm thời bị phủ bóng bởi nỗ lực ngoại giao mới do bà Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande dẫn đầu.
Hai nhà lãnh đạo Đức và Pháp dự kiến sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ở Belarus vào ngày mai, thứ Tư (11/2). Giới quan sát kỳ vọng các bên sẽ đạt được thỏa thuận về một kế hoạch hòa bình mới cho Ukraine.
Mỹ và châu Âu cáo buộc Nga vi phạm thỏa thuận hòa bình đạt được ở Minsk, Belarus vào tháng 9 năm ngoái, cho rằng Moscow đã đưa thêm xe tăng và pháo hạng nặng vào miền Đông Ukraine để chi viện cho quân nổi dậy. Nga cương quyết phủ nhận cáo buộc này.
Phát biểu trên một tờ báo của Ai Cập hôm qua, Tổng thống Putin cáo buộc chính phương Tây đã gây ra cuộc khủng hoảng Ukraine. Theo ông chủ điện Kremlin, phương Tây đã phá vỡ lời hứa về không mở rộng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và buộc các quốc gia phải lựa chọn giữa Nga và NATO.
Hôm qua, các ngoại trưởng thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã trì hoãn việc tăng cường trừng phạt Nga. Đây là một nỗ lực nhằm cho cuộc đàm phán mới nhất một cơ hội.
Trong cuộc họp báo hôm qua, ông Obama cho biết, ông và Thủ tướng Đức đã nhất trí rằng các biện pháp trừng phạt cần được duy trì, và sự cô lập đối với Nga sẽ càng trở nên tồi tệ hơn nếu Moscow tiếp tục hành động theo con đường hiện nay.
Với sự đổ vỡ của thỏa thuận hòa bình trước, bà Merkel cho thấy rõ bà không dự báo cuộc đàm phán mới nhất sẽ thành công. “Điều gì cũng có thể xảy ra, nhưng thành công của nỗ lực này thì không thể chắc chắn được. Tôi cần phải nói rất rõ như vậy”, Thủ tướng Đức phát biểu.
Kiev hôm qua cho biết, đã có 9 binh sỹ chính phủ và 7 dân thường thiệt mạng trong các cuộc giao tranh vào ngày Chủ nhật ở miền Đông Ukraine. Chiến sự hiện đang đặc biệt căng thẳng ở Debaltseve, một điểm giao quan trọng của các tuyến đường sắt và đường bộ thuộc phía Đông Bắc của Donetsk.