Nguyên nhân các tỷ phú thế giới lỗ nặng trong tuần này
20 người giàu nhất hành tinh đã mất 9,1 tỷ USD trong tuần này, khi thị trường toàn cầu lại tràn ngập nỗi lo về nợ công châu Âu
20 người giàu nhất hành tinh đã mất tổng cộng 9,1 tỷ USD trong tuần này khi thị trường toàn cầu lại tràn ngập nỗi lo về những nguy cơ xung quanh khủng hoảng nợ công châu Âu, khiến chỉ số S&P 500 của chứng khoán Mỹ rớt mạnh nhất kể từ đầu năm 2012, hãng tin tài chính Bloomberg vừa cho biết.
Tài sản của tỷ phú Mexico, Carlos Slim, đã bốc hơi 1,5 tỷ USD trong tuần, do giá cổ phiếu của tập đoàn viễn thông America Movil SAB rớt 2,2% tính tới ngày 4/4. Thị trường chứng khoán Mexico đóng cửa nghỉ lễ hôm 5/4. Tuy nhiên, theo chỉ số tỷ phú của Bloomberg, "ông trùm" viễn thông 72 tuổi này vẫn là người giàu nhất thế giới, với giá trị tài sản ròng là 69,2 tỷ USD.
Tương tự như người giàu nhất hành tinh, tài sản của tỷ phú 56 tuổi Bill Gates, đồng sáng lập tập đoàn Microsoft, đã giảm 558,1 triệu USD xuống còn 63,2 tỷ USD. Trong khi tài sản của Warren Buffett, người giàu thứ ba thế giới, là 45,2 tỷ USD. Tuy nhiên, tính từ đầu năm tới nay, ba người giàu nhất thế giới đã kiếm được số tiền tổng cộng lên tới 17,2 tỷ USD.
Thị trường chứng khoán toàn cầu đã biến động dữ dội trong tuần này, nhà đầu tư đổ xô bán tháo sau khi chi phí vay mượn của Tây Ban Nha bất ngờ tăng vọt và biên bản cuộc họp tháng trước của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho thấy các nhà chức trách Mỹ khó có khả năng tung ra chương trình nới lỏng định lượng lần thứ ba, trừ phi nền kinh tế đầu tàu có biến động mạnh.
Cụ thể, tại Tây Ban Nha, phiên đấu giá trái phiếu trung hạn hôm 4/4 đã kết thúc mà không đạt được kỳ vọng của chính phủ nước này. Bộ Tài chính Tây Ban Nha chỉ bán được một lượng trái phiếu trị giá 2,6 tỷ euro, mức thấp so với mục tiêu của nước này. Điều này khiến giới đầu tư tỏ ra lo lắng và làm cho chi phí đi vay của Tây Ban Nha tăng vọt trên thị trường.
Trong thời gian gần đây, Tây Ban Nha đã trở thành điểm nóng trong cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu. Hy Lạp đã nhận được gói cứu trợ thứ hai. Italy đã phần nào xoa dịu được căng thẳng bằng các biện pháp cải cách, thắt lưng buộc bụng sâu rộng. Trong khi đó, tình hình ở Bồ Đào Nha cũng đã khá hơn.
Sau phiên đấu giá trái phiếu, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha đã tăng 0,2 điểm phần trăm lên 5,61%. Cách đây một tháng, mức này chỉ dưới 4,9%.
Tại Mỹ, theo nội dung vừa được công bố trong biên bản cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) hôm 11/3, FED có khả năng sẽ không đưa ra một gói kích thích thêm nữa ở thời điểm hiện tại, vì chỉ 2 trong số 10 thành viên cấp cao của FOMC cho rằng, chương trình nới lỏng định lượng mới (QE3) “có thể cần thiết”.
Điều này tương phản với những gì diễn ra trong cuộc họp hồi tháng 1, khi chỉ có rất ít các thành viên FOMC nghĩ rằng, thị trường có thể tự điều chỉnh và số người nghĩ tới QE3 chiếm số đông. Điều này cũng trái ngược với phát biểu hồi tuần trước của Chủ tịch FED, khi đó ông tập trung chú ý vào tỷ lệ thất nghiệp cao khiến giới đầu tư tin rằng sẽ sớm có QE3.
Sự thay đổi này cho thấy FED có khả năng sẽ không khởi động một vòng nới lỏng định lượng mới, trừ khi triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế đầu tàu thế giới yếu đi. Biên bản được công bố đã kích hoạt cho sự tăng mạnh giá trị đồng USD, lượng vàng bán ra và tăng lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ.
Chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm 0,7%, rơi xuống vùng 1.398,08 điểm. Đây là tuần giảm điểm thứ ba trong năm 2012 của chỉ số này. Trong khi đó, chỉ số Stoxx Europe 600 giảm 1,6% trong tuần xuống chốt ở mức 259,07 điểm.
Người giàu thứ hai châu Á, tỷ phú người Hồng Kông, Lý Gia Thành cũng mất 144 triệu USD trong tuần này. Cổ phiếu của tập đoàn Hutchison Whampoa đã giảm 1,1% trong phiên giao dịch hôm 5/4 tại sàn chứng khoán Hồng Kông. Theo chỉ số tỷ phú của hãng tin Bloomberg, ông Lý Gia Thành, 83 tuổi, hiện đang đứng thứ 15 với tài sản trị giá 23,8 tỷ USD.
Tại Brazil, tài sản của tỷ phú Eike Batista đã bốc hơi 574,4 triệu USD trong tuần này, khi giá trị cổ phiếu của tập đoàn OGX Petroleo & Gas Participacoes SA giảm tới 3%. Hôm 4/4, hãng máy tính Mỹ IBM đã mua 20% cổ phần trong công ty SIX Automacao của Batista. Dự kiến, hai công ty này sẽ lập một trung tâm công nghệ phục vụ khách hàng ở Brazil, Chile, Columbia và Peru.
Với số tài sản ròng trị giá 33,5 tỷ USD, Batista hiện đứng thứ 10 trong danh sách các tỷ phú của hãng tin Bloomberg.
Một tỷ phú khác cũng thiệt hại nặng trong tuần này là "ông trùm" bán lẻ Amancio Ortega người Tây Ban Nha. Tài sản của Ortega đã giảm 1,2 tỷ USD xuống còn 39,4 tỷ USD, do cổ phần của ông trong tập đoàn Industria de Diseno Textil SA, hãng sở hữu chuỗi cửa hàng thời trang Zara, giảm 0,3% trong tuần giao dịch vừa qua tại sàn giao dịch chứng khoán Madrid.
Tài sản của tỷ phú Mexico, Carlos Slim, đã bốc hơi 1,5 tỷ USD trong tuần, do giá cổ phiếu của tập đoàn viễn thông America Movil SAB rớt 2,2% tính tới ngày 4/4. Thị trường chứng khoán Mexico đóng cửa nghỉ lễ hôm 5/4. Tuy nhiên, theo chỉ số tỷ phú của Bloomberg, "ông trùm" viễn thông 72 tuổi này vẫn là người giàu nhất thế giới, với giá trị tài sản ròng là 69,2 tỷ USD.
Tương tự như người giàu nhất hành tinh, tài sản của tỷ phú 56 tuổi Bill Gates, đồng sáng lập tập đoàn Microsoft, đã giảm 558,1 triệu USD xuống còn 63,2 tỷ USD. Trong khi tài sản của Warren Buffett, người giàu thứ ba thế giới, là 45,2 tỷ USD. Tuy nhiên, tính từ đầu năm tới nay, ba người giàu nhất thế giới đã kiếm được số tiền tổng cộng lên tới 17,2 tỷ USD.
Thị trường chứng khoán toàn cầu đã biến động dữ dội trong tuần này, nhà đầu tư đổ xô bán tháo sau khi chi phí vay mượn của Tây Ban Nha bất ngờ tăng vọt và biên bản cuộc họp tháng trước của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho thấy các nhà chức trách Mỹ khó có khả năng tung ra chương trình nới lỏng định lượng lần thứ ba, trừ phi nền kinh tế đầu tàu có biến động mạnh.
Cụ thể, tại Tây Ban Nha, phiên đấu giá trái phiếu trung hạn hôm 4/4 đã kết thúc mà không đạt được kỳ vọng của chính phủ nước này. Bộ Tài chính Tây Ban Nha chỉ bán được một lượng trái phiếu trị giá 2,6 tỷ euro, mức thấp so với mục tiêu của nước này. Điều này khiến giới đầu tư tỏ ra lo lắng và làm cho chi phí đi vay của Tây Ban Nha tăng vọt trên thị trường.
Trong thời gian gần đây, Tây Ban Nha đã trở thành điểm nóng trong cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu. Hy Lạp đã nhận được gói cứu trợ thứ hai. Italy đã phần nào xoa dịu được căng thẳng bằng các biện pháp cải cách, thắt lưng buộc bụng sâu rộng. Trong khi đó, tình hình ở Bồ Đào Nha cũng đã khá hơn.
Sau phiên đấu giá trái phiếu, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha đã tăng 0,2 điểm phần trăm lên 5,61%. Cách đây một tháng, mức này chỉ dưới 4,9%.
Tại Mỹ, theo nội dung vừa được công bố trong biên bản cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) hôm 11/3, FED có khả năng sẽ không đưa ra một gói kích thích thêm nữa ở thời điểm hiện tại, vì chỉ 2 trong số 10 thành viên cấp cao của FOMC cho rằng, chương trình nới lỏng định lượng mới (QE3) “có thể cần thiết”.
Điều này tương phản với những gì diễn ra trong cuộc họp hồi tháng 1, khi chỉ có rất ít các thành viên FOMC nghĩ rằng, thị trường có thể tự điều chỉnh và số người nghĩ tới QE3 chiếm số đông. Điều này cũng trái ngược với phát biểu hồi tuần trước của Chủ tịch FED, khi đó ông tập trung chú ý vào tỷ lệ thất nghiệp cao khiến giới đầu tư tin rằng sẽ sớm có QE3.
Sự thay đổi này cho thấy FED có khả năng sẽ không khởi động một vòng nới lỏng định lượng mới, trừ khi triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế đầu tàu thế giới yếu đi. Biên bản được công bố đã kích hoạt cho sự tăng mạnh giá trị đồng USD, lượng vàng bán ra và tăng lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ.
Chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm 0,7%, rơi xuống vùng 1.398,08 điểm. Đây là tuần giảm điểm thứ ba trong năm 2012 của chỉ số này. Trong khi đó, chỉ số Stoxx Europe 600 giảm 1,6% trong tuần xuống chốt ở mức 259,07 điểm.
Người giàu thứ hai châu Á, tỷ phú người Hồng Kông, Lý Gia Thành cũng mất 144 triệu USD trong tuần này. Cổ phiếu của tập đoàn Hutchison Whampoa đã giảm 1,1% trong phiên giao dịch hôm 5/4 tại sàn chứng khoán Hồng Kông. Theo chỉ số tỷ phú của hãng tin Bloomberg, ông Lý Gia Thành, 83 tuổi, hiện đang đứng thứ 15 với tài sản trị giá 23,8 tỷ USD.
Tại Brazil, tài sản của tỷ phú Eike Batista đã bốc hơi 574,4 triệu USD trong tuần này, khi giá trị cổ phiếu của tập đoàn OGX Petroleo & Gas Participacoes SA giảm tới 3%. Hôm 4/4, hãng máy tính Mỹ IBM đã mua 20% cổ phần trong công ty SIX Automacao của Batista. Dự kiến, hai công ty này sẽ lập một trung tâm công nghệ phục vụ khách hàng ở Brazil, Chile, Columbia và Peru.
Với số tài sản ròng trị giá 33,5 tỷ USD, Batista hiện đứng thứ 10 trong danh sách các tỷ phú của hãng tin Bloomberg.
Một tỷ phú khác cũng thiệt hại nặng trong tuần này là "ông trùm" bán lẻ Amancio Ortega người Tây Ban Nha. Tài sản của Ortega đã giảm 1,2 tỷ USD xuống còn 39,4 tỷ USD, do cổ phần của ông trong tập đoàn Industria de Diseno Textil SA, hãng sở hữu chuỗi cửa hàng thời trang Zara, giảm 0,3% trong tuần giao dịch vừa qua tại sàn giao dịch chứng khoán Madrid.