Nhà khoa học “chưa được tin và thiếu tài chính”
Nhìn từ cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng với hơn 70 nhà khoa học trẻ dưới 35 tuổi
Nhiều khó khăn, đặc biệt là thiếu sự tin tưởng và cơ chế tài chính, đã khiến các nhà khoa học trẻ Việt Nam không có được bệ đỡ để phát triển, thậm chí phải rời bỏ đam mê hoặc tìm cách ra nước ngoài.
Những vấn đề trên đã được đặt ra trong cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng với hơn 70 nhà khoa học trẻ dưới 35 tuổi, diễn ra tại Bộ Khoa học và Công nghệ hôm 11/9 vừa qua.
Chưa được tin tưởng
Hơn 10 năm làm nghiên cứu khoa học trong môi trường Nhà nước, TS. Phạm Văn Phúc, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp.HCM đúc kết, một trong những khó khăn hiện nay là các nhà quản lý các cấp không tin các nhà khoa học nói chung và các nhà khoa học trẻ nói riêng.
Ông nói đại ý, làm khoa học mà không được tin tưởng thì sẽ gây ra nhiều chán nản, và đây chính là nguyên nhân sâu xa nhất cho vấn đề các nhà khoa học trẻ phải rời các đơn vị nghiên cứu và đi ra nước ngoài.
Ở một trường hợp cụ thể hơn, đến từ chính doanh nghiệp, ThS. Lê Văn Huyên (Tổng công ty Viễn thông MobiFone) cho rằng, hiện đâu đó, nhà quản lý và các doanh nghiệp vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng vào đội ngũ làm khoa học công nghệ, vào các sản phẩm công nghệ do chính người Việt làm ra.
Ông Huyên lấy ví dụ, có một công ty phần mềm “thuần Việt Nam” phát triển một ứng dụng về dịch vụ viễn thông cho khách hàng, nhưng khi đến MobiFone chào hàng thì MobiFone không đồng ý. Sau đó công ty này đến VinaPhone và kết quả cũng tương tự, VinaPhone cũng không mua.
Tuy nhiên, do ứng dụng này nhiều khách hàng có nhu cầu, nên sau đó cả MobiFone và VinaPhone đã làm việc với công ty công nghệ nước ngoài để mua sản phẩm tương tự.
“Tôi đánh giá về mặt tính năng, sản phẩm của Việt Nam và nước ngoài là không có gì khác biệt nhiều, chỉ chút xíu, không đáng kể. Thậm chí sản phẩm của Việt Nam còn có trước sản phẩm của quốc tế, nhưng các doanh nghiệp Việt đã không đủ tin tưởng để sử dụng phần mềm của Việt Nam”, ông Huyên nói và cho rằng, có thể các công ty đã không dám gánh rủi ro để thử nghiệm sản phẩm của Việt Nam.
Vì thế, theo ông Huyên, Chính phủ, bộ ngành cần đưa ra những chính sách về thử nghiệm rủi ro, có như thế, các sản phẩm của Việt Nam mới đưa được vào doanh nghiệp, vào thị trường tốt hơn. Từ đó, các doanh nghiệp làm ra các phần mềm sẽ bán được sản phẩm, thu được tiền và tiếp tục đầu tư.
Thiếu quỹ đầu tư
Một trong những khó khăn nhất đối với người làm khoa học được nhiều nhà khoa học trẻ đặt ra tại cuộc gặp gỡ trên là vấn đề tài chính.
TS. Phạm Phương Chi (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) nói, người làm làm công tác nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn có nhiều thiệt thòi, vì lương theo hệ số của nhà nước, nên dù có bằng thạc sỹ, tiến sỹ, có nhiều công trình hay bài báo trong nước và quốc tế thì 3 năm cũng mới lên lương một lần.
TS. Nguyễn Bá Hải (Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp.HCM) cho biết, sau những năm tháng làm việc ở nước ngoài, khi về Việt Nam nghiên cứu khoa học, mới một năm mà anh đã tưởng “tiêu” luôn vì lương thấp quá, sống không nổi, trong khi bạn bè đều ra làm doanh nghiệp, kinh doanh.
Theo TS. Nguyễn Quốc Định, Trưởng phòng thí nghiệm, Khoa Vô tuyến điện tử, Học viện Kỹ thuật Quân sự, cơ chế chính sách đầu tư của Việt Nam đang khác với các nước phát triển. TS. Định kể, ở Nhật Bản, các trường đại học thường nhận được nhiều kinh phí hỗ trợ từ doanh nghiệp bên ngoài, trong khi tại Việt Nam, đầu tư cho nghiên cứu phát triển từ phía doanh nghiệp là rất hạn chế.
“Tôi được biết, hầu như các doanh nghiệp Việt Nam đều không có nguồn kinh phí dành cho hỗ trợ nghiên cứu tại các trường đại học”, anh Định nói và mong muốn Chính phủ có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ trích một phần lợi nhuận đầu tư ngược cho giáo dục và nghiên cứu khoa học tại các trường đại học, nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ngoài ra, theo TS. Định, Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ nên nghiên cứu tạo ra các quỹ để đầu tư cho các công ty khởi nghiệp, để phát triển các ý tưởng khoa học có tính đột phá của các nhà khoa học Việt Nam.
Trước nhu cầu về tài chính với người làm khoa học công nghệ và các công ty khởi nghiệp, nhà khoa học trẻ Nguyễn Đình Nam, hiện đang là giám đốc công ty VP9, cho rằng chỉ cần Chính phủ, bộ ngành lập ra các quỹ cho cá nhân các nhà khoa học vay khoản tiền vừa phải với lãi suất rất thấp, không cần thế chấp, cũng sẽ rất thuận lợi cho khoa học có “bệ đỡ” để phát triển.
“Chắc chắn nhiều dự án sẽ thất bại, nhưng chỉ cần 1/10 công trình thành công thì giá trị thu được thường đủ bù cho cả nhóm dự án”, anh Nam nói.
Sẽ tạo điều kiện
Trong hơn hai tiếng đồng hồ lắng nghe, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có nhiều lần chia sẻ về việc Chính phủ có thể hỗ trợ ý tưởng của các nhà khoa học trẻ như thế nào.
Như dự án “Mắt thần” của TS. Nguyễn Bá Hải (Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM), với sản phẩm kính điện tử dẫn đường cho người khiếm thị và người mù, Thủ tướng đã trực tiếp chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ tài chính để Hải tiếp tục phát triển dự án.
Ông nói, khoa học, công nghệ và những người làm khoa học có vai trò vô cùng quan trọng với việc thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp và Việt Nam. Chính vì thế, Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà làm khoa học và cho nền khoa học công nghệ của Việt Nam.
Ông cũng chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, các địa phương, các viện trường nghiên cứu có cơ chế chính sách, giải pháp, tạo mọi thuận lợi cho đội ngũ các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học trẻ, tập trung chủ yếu vào các nội dung rà soát hoàn thiện, triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế chính sách nhất là thu hút nhân tài, gắn liền chính sách đào tạo; đầu tư tài chính hướng vào khởi nghiệp; khuyến khích phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ…
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Quân nói, sẽ tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học trẻ, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục hoàn thiện chính sách để trình Chính phủ, giải quyết trúng các vấn đề thực sự bức xúc hiện nay trong hoạt động khoa học.
Những vấn đề trên đã được đặt ra trong cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng với hơn 70 nhà khoa học trẻ dưới 35 tuổi, diễn ra tại Bộ Khoa học và Công nghệ hôm 11/9 vừa qua.
Chưa được tin tưởng
Hơn 10 năm làm nghiên cứu khoa học trong môi trường Nhà nước, TS. Phạm Văn Phúc, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp.HCM đúc kết, một trong những khó khăn hiện nay là các nhà quản lý các cấp không tin các nhà khoa học nói chung và các nhà khoa học trẻ nói riêng.
Ông nói đại ý, làm khoa học mà không được tin tưởng thì sẽ gây ra nhiều chán nản, và đây chính là nguyên nhân sâu xa nhất cho vấn đề các nhà khoa học trẻ phải rời các đơn vị nghiên cứu và đi ra nước ngoài.
Ở một trường hợp cụ thể hơn, đến từ chính doanh nghiệp, ThS. Lê Văn Huyên (Tổng công ty Viễn thông MobiFone) cho rằng, hiện đâu đó, nhà quản lý và các doanh nghiệp vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng vào đội ngũ làm khoa học công nghệ, vào các sản phẩm công nghệ do chính người Việt làm ra.
Ông Huyên lấy ví dụ, có một công ty phần mềm “thuần Việt Nam” phát triển một ứng dụng về dịch vụ viễn thông cho khách hàng, nhưng khi đến MobiFone chào hàng thì MobiFone không đồng ý. Sau đó công ty này đến VinaPhone và kết quả cũng tương tự, VinaPhone cũng không mua.
Tuy nhiên, do ứng dụng này nhiều khách hàng có nhu cầu, nên sau đó cả MobiFone và VinaPhone đã làm việc với công ty công nghệ nước ngoài để mua sản phẩm tương tự.
“Tôi đánh giá về mặt tính năng, sản phẩm của Việt Nam và nước ngoài là không có gì khác biệt nhiều, chỉ chút xíu, không đáng kể. Thậm chí sản phẩm của Việt Nam còn có trước sản phẩm của quốc tế, nhưng các doanh nghiệp Việt đã không đủ tin tưởng để sử dụng phần mềm của Việt Nam”, ông Huyên nói và cho rằng, có thể các công ty đã không dám gánh rủi ro để thử nghiệm sản phẩm của Việt Nam.
Vì thế, theo ông Huyên, Chính phủ, bộ ngành cần đưa ra những chính sách về thử nghiệm rủi ro, có như thế, các sản phẩm của Việt Nam mới đưa được vào doanh nghiệp, vào thị trường tốt hơn. Từ đó, các doanh nghiệp làm ra các phần mềm sẽ bán được sản phẩm, thu được tiền và tiếp tục đầu tư.
Thiếu quỹ đầu tư
Một trong những khó khăn nhất đối với người làm khoa học được nhiều nhà khoa học trẻ đặt ra tại cuộc gặp gỡ trên là vấn đề tài chính.
TS. Phạm Phương Chi (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) nói, người làm làm công tác nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn có nhiều thiệt thòi, vì lương theo hệ số của nhà nước, nên dù có bằng thạc sỹ, tiến sỹ, có nhiều công trình hay bài báo trong nước và quốc tế thì 3 năm cũng mới lên lương một lần.
TS. Nguyễn Bá Hải (Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp.HCM) cho biết, sau những năm tháng làm việc ở nước ngoài, khi về Việt Nam nghiên cứu khoa học, mới một năm mà anh đã tưởng “tiêu” luôn vì lương thấp quá, sống không nổi, trong khi bạn bè đều ra làm doanh nghiệp, kinh doanh.
Theo TS. Nguyễn Quốc Định, Trưởng phòng thí nghiệm, Khoa Vô tuyến điện tử, Học viện Kỹ thuật Quân sự, cơ chế chính sách đầu tư của Việt Nam đang khác với các nước phát triển. TS. Định kể, ở Nhật Bản, các trường đại học thường nhận được nhiều kinh phí hỗ trợ từ doanh nghiệp bên ngoài, trong khi tại Việt Nam, đầu tư cho nghiên cứu phát triển từ phía doanh nghiệp là rất hạn chế.
“Tôi được biết, hầu như các doanh nghiệp Việt Nam đều không có nguồn kinh phí dành cho hỗ trợ nghiên cứu tại các trường đại học”, anh Định nói và mong muốn Chính phủ có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ trích một phần lợi nhuận đầu tư ngược cho giáo dục và nghiên cứu khoa học tại các trường đại học, nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ngoài ra, theo TS. Định, Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ nên nghiên cứu tạo ra các quỹ để đầu tư cho các công ty khởi nghiệp, để phát triển các ý tưởng khoa học có tính đột phá của các nhà khoa học Việt Nam.
Trước nhu cầu về tài chính với người làm khoa học công nghệ và các công ty khởi nghiệp, nhà khoa học trẻ Nguyễn Đình Nam, hiện đang là giám đốc công ty VP9, cho rằng chỉ cần Chính phủ, bộ ngành lập ra các quỹ cho cá nhân các nhà khoa học vay khoản tiền vừa phải với lãi suất rất thấp, không cần thế chấp, cũng sẽ rất thuận lợi cho khoa học có “bệ đỡ” để phát triển.
“Chắc chắn nhiều dự án sẽ thất bại, nhưng chỉ cần 1/10 công trình thành công thì giá trị thu được thường đủ bù cho cả nhóm dự án”, anh Nam nói.
Sẽ tạo điều kiện
Trong hơn hai tiếng đồng hồ lắng nghe, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có nhiều lần chia sẻ về việc Chính phủ có thể hỗ trợ ý tưởng của các nhà khoa học trẻ như thế nào.
Như dự án “Mắt thần” của TS. Nguyễn Bá Hải (Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM), với sản phẩm kính điện tử dẫn đường cho người khiếm thị và người mù, Thủ tướng đã trực tiếp chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ tài chính để Hải tiếp tục phát triển dự án.
Ông nói, khoa học, công nghệ và những người làm khoa học có vai trò vô cùng quan trọng với việc thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp và Việt Nam. Chính vì thế, Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà làm khoa học và cho nền khoa học công nghệ của Việt Nam.
Ông cũng chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, các địa phương, các viện trường nghiên cứu có cơ chế chính sách, giải pháp, tạo mọi thuận lợi cho đội ngũ các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học trẻ, tập trung chủ yếu vào các nội dung rà soát hoàn thiện, triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế chính sách nhất là thu hút nhân tài, gắn liền chính sách đào tạo; đầu tư tài chính hướng vào khởi nghiệp; khuyến khích phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ…
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Quân nói, sẽ tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học trẻ, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục hoàn thiện chính sách để trình Chính phủ, giải quyết trúng các vấn đề thực sự bức xúc hiện nay trong hoạt động khoa học.