Nhà siêu mỏng tại Hà Nội sẽ bị thu hồi
Thành phố Hà Nội sẽ tiến hành thu hồi nhà siêu mỏng, siêu méo trên địa bàn nhằm đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị
Thành phố Hà Nội sẽ cương quyết thu hồi, giải phóng mặt bằng đối với các công trình, nhà ở không đủ diện tích xây dựng, ảnh hưởng đến bộ mặt kiến trúc đô thị.
Trong văn bản gửi sở, ban ngành cũng các quận, huyện trên địa bàn thành phố ngày 25/2, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Phí Thái Bình nêu rõ, để đảm bảo mỹ quan đô thị, đối với các dự án đầu tư xây dựng đường giao thông mới, UBND thành phố chỉ xem xét, phê duyệt khi có quy hoạch hai bên tuyến đường kèm theo.
Đối với việc xây dựng nhà ở của nhân dân hai bên tuyến đường, lãnh đạo thành phố yêu cầu các đơn vị trên phải giải quyết trường hợp đất không đủ điều kiện xây dựng trên các tuyến đường mới mở.
Cụ thể, trường hợp người sử dụng đất không thực hiện việc hợp khối đúng thời hạn, UBND quận, huyện, thị xã thực hiện việc thu hồi, giải phóng mặt bằng theo đúng quy định, chủ động lập và triển khai phương án quản lý, sử dụng chống tái lấn chiếm phần đất sau thu hồi.
Đối với công trình siêu mỏng, siêu méo đã được xây dựng, thành phố sẽ có chính sách thu hồi, giải phóng mặt bằng.
Thành phố cũng yêu các quận, huyện thị xã thống kê, lập danh mục cụ thể chính xác các trường hợp đất và công trình xây dựng trên đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng dọc theo các tuyến đường thuộc địa bàn mình quản lý, báo cáo UBND thành phố trước ngày 10/3/2011.
Theo thống kế của Sở Xây dựng Hà Nội, hiện trên địa bàn thành phố có hàng trăm ngôi nhà không đủ diện tích xây dựng theo quy định, trong đó có nhiều nhà nằm trên mặt phố gây ảnh hưởng xấu đến kiến trúc, mỹ quan đô thị. Các phố có nhiều nhà siêu mỏng, siêu méo là Xã Đàn, Lê Trọng Tấn (Hà Đông), Lê Văn Lương kéo dài, đường 32...
Cuối năm 2010 và đầu tháng 1/2011, thành phố cũng đã ban hành các quyết định nhằm “tuyên chiến” với nhà siêu mỏng, méo trên. Tuy nhiên, theo lãnh đạo UBND Hà Nội, việc xử lý những bất cập trên vẫn gặp nhiều khó khăn do thành phố vẫn chưa có một cơ chế và văn bản pháp lý rõ ràng, nghiêm khắc dẫn đến hiệu quả không cao.
Trong văn bản gửi sở, ban ngành cũng các quận, huyện trên địa bàn thành phố ngày 25/2, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Phí Thái Bình nêu rõ, để đảm bảo mỹ quan đô thị, đối với các dự án đầu tư xây dựng đường giao thông mới, UBND thành phố chỉ xem xét, phê duyệt khi có quy hoạch hai bên tuyến đường kèm theo.
Đối với việc xây dựng nhà ở của nhân dân hai bên tuyến đường, lãnh đạo thành phố yêu cầu các đơn vị trên phải giải quyết trường hợp đất không đủ điều kiện xây dựng trên các tuyến đường mới mở.
Cụ thể, trường hợp người sử dụng đất không thực hiện việc hợp khối đúng thời hạn, UBND quận, huyện, thị xã thực hiện việc thu hồi, giải phóng mặt bằng theo đúng quy định, chủ động lập và triển khai phương án quản lý, sử dụng chống tái lấn chiếm phần đất sau thu hồi.
Đối với công trình siêu mỏng, siêu méo đã được xây dựng, thành phố sẽ có chính sách thu hồi, giải phóng mặt bằng.
Thành phố cũng yêu các quận, huyện thị xã thống kê, lập danh mục cụ thể chính xác các trường hợp đất và công trình xây dựng trên đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng dọc theo các tuyến đường thuộc địa bàn mình quản lý, báo cáo UBND thành phố trước ngày 10/3/2011.
Theo thống kế của Sở Xây dựng Hà Nội, hiện trên địa bàn thành phố có hàng trăm ngôi nhà không đủ diện tích xây dựng theo quy định, trong đó có nhiều nhà nằm trên mặt phố gây ảnh hưởng xấu đến kiến trúc, mỹ quan đô thị. Các phố có nhiều nhà siêu mỏng, siêu méo là Xã Đàn, Lê Trọng Tấn (Hà Đông), Lê Văn Lương kéo dài, đường 32...
Cuối năm 2010 và đầu tháng 1/2011, thành phố cũng đã ban hành các quyết định nhằm “tuyên chiến” với nhà siêu mỏng, méo trên. Tuy nhiên, theo lãnh đạo UBND Hà Nội, việc xử lý những bất cập trên vẫn gặp nhiều khó khăn do thành phố vẫn chưa có một cơ chế và văn bản pháp lý rõ ràng, nghiêm khắc dẫn đến hiệu quả không cao.