Nhà thu nhập thấp: Chủ và khách cùng “ngán”
Không chỉ doanh nghiệp chẳng mặn mà với nhà thu nhập thấp mà cả những người thụ hưởng chính sách này cũng đang tỏ ra ngán ngẩm
Không chỉ doanh nghiệp chẳng mặn mà với nhà thu nhập thấp mà cả những người thụ hưởng chính sách này cũng đang tỏ ra ngán ngẩm.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, đến thời điểm này, trên địa bàn thành phố xảy ra tình trạng hàng loạt dự án nhà thu nhập thấp doanh nghiệp bỏ vốn ra hàng trăm tỷ đồng nhưng khả năng thu hồi vốn quá chậm do việc bán nhà cũng như thủ tục pháp lý quá chậm.
Minh chứng được cơ quan này dẫn ra là dự án CT19 - khu đô thị Việt Hưng (Long Biên) có tổng mức đầu tư gần 180 tỷ đồng, với 515 căn hộ nhưng đến nay mới chỉ bàn giao được 270 căn; dự án CT21 khu đô thị Việt Hưng với số vốn 121 tỷ đồng, gồm 300 căn nhưng thành phố mới duyệt 178 căn; dự án Đặng Xá (Gia Lâm) cũng mới chỉ bán được 650 căn trong tổng số gần 950 căn...
Theo ông Trần Đức Sơn, Giám đốc Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội, dự án nhà ở Việt Hưng hiện có 174 căn hộ trên tổng số hơn 800 căn cho thuê, mua. Tuy nhiên chủ đầu tư đang “sống dở chết dở” vì sau nhiều năm chưa thu hồi được vốn.
Đối với nhà cho thuê, tình hình thậm chí còn bi đát hơn khi kế hoạch của thành phố từ năm 2011 đến 2015 dự kiến phát triển 1,6 triệu m2 nhà ở cho công nhân thuê, nhưng đến nay doanh nghiệp mới chỉ đăng ký được hơn 536.000 m2, đạt 33,5%.
Nguyên nhân được Sở Xây dựng Hà Nội xác định là do quy định về nhà cho thuê khá ngặt nghèo nên việc thu hồi vốn lâu, nhiều rủi ro, trong khi giá thuê lại cao, nên người lao động khó có khả năng chi trả. Đối với các dự án sắp triển khai lại chưa được phê duyệt quy hoạch chi tiết, chưa có đất sạch.
Tại cuộc họp về phát triển nhà ở đến năm 2020 và tiến độ đầu tư xây dựng nhà thu nhập thấp, nhà tái định cư, nhà xã hội của UBND thành phố Hà Nội chiều 9/5, bà Tô Thị Hạnh, Giám đốc Quỹ đầu tư phát triển thành phố Hà Nội cho hay, nguyên nhân khiến chương trình nhà thu nhập thấp tại Hà Nội chưa đạt như mong muốn là do cả doanh nghiệp và người dân chưa nhận được nhiều hỗ trợ từ phía nhà nước, khiến giá bán vẫn còn khá cao, vượt quá khả năng chi trả của người thu nhập thấp.
Theo bà Hạnh, trên thực tế các dự án nhà thu nhập thấp chỉ được miễn thuế trong năm 2009, được hưởng 10% lợi nhuận định mức khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Lãnh đạo Quỹ đầu tư phát triển thành phố cho biết, cái khó của các chủ đầu tư dự án nhà thu nhập thấp, nhà xã hội hiện nay là “bỏ tiền cả đống, thu về tiền lẻ” nên hầu hết đều không mặn mà, cho dù thành phố có hô hào đến mấy.
Đơn cử như dự án xây nhà cho công nhân của khu công nghiệp Phú Nghĩa (Chương Mỹ), mặc dù chủ đầu tư hứa hẹn sẽ tiếp tục vay tiền quỹ để đầu tư nhưng một năm nay lại đang có ý định chuyển đổi, do đó dù chỉ mới xây 1 trong số 4 tòa theo dự kiến nhưng cũng không thể lấp đầy.
Thậm chí nhiều dự án, người dân đã được chủ đầu tư cho dọn đến ở, song số tiền phải đóng còn lại, họ có biểu hiện chây ỳ, không chịu nộp với vô vàn lý do, khiến chủ đầu tư cũng thấy nản.
Ông Nguyễn Xuân Chính, Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, nhìn nhận ngoài vấn đề về giá bán, giá thuê khá cao, tồn tại nữa là do nhiều dự án được đầu tư tại những khu vực xa dân cư, xa trường học, chợ…, trong khi hạ tầng của dự án lại chưa có nên nhiều công nhân, người dân cũng không muốn dọn đến ở.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, đến thời điểm này, trên địa bàn thành phố xảy ra tình trạng hàng loạt dự án nhà thu nhập thấp doanh nghiệp bỏ vốn ra hàng trăm tỷ đồng nhưng khả năng thu hồi vốn quá chậm do việc bán nhà cũng như thủ tục pháp lý quá chậm.
Minh chứng được cơ quan này dẫn ra là dự án CT19 - khu đô thị Việt Hưng (Long Biên) có tổng mức đầu tư gần 180 tỷ đồng, với 515 căn hộ nhưng đến nay mới chỉ bàn giao được 270 căn; dự án CT21 khu đô thị Việt Hưng với số vốn 121 tỷ đồng, gồm 300 căn nhưng thành phố mới duyệt 178 căn; dự án Đặng Xá (Gia Lâm) cũng mới chỉ bán được 650 căn trong tổng số gần 950 căn...
Theo ông Trần Đức Sơn, Giám đốc Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội, dự án nhà ở Việt Hưng hiện có 174 căn hộ trên tổng số hơn 800 căn cho thuê, mua. Tuy nhiên chủ đầu tư đang “sống dở chết dở” vì sau nhiều năm chưa thu hồi được vốn.
Đối với nhà cho thuê, tình hình thậm chí còn bi đát hơn khi kế hoạch của thành phố từ năm 2011 đến 2015 dự kiến phát triển 1,6 triệu m2 nhà ở cho công nhân thuê, nhưng đến nay doanh nghiệp mới chỉ đăng ký được hơn 536.000 m2, đạt 33,5%.
Nguyên nhân được Sở Xây dựng Hà Nội xác định là do quy định về nhà cho thuê khá ngặt nghèo nên việc thu hồi vốn lâu, nhiều rủi ro, trong khi giá thuê lại cao, nên người lao động khó có khả năng chi trả. Đối với các dự án sắp triển khai lại chưa được phê duyệt quy hoạch chi tiết, chưa có đất sạch.
Tại cuộc họp về phát triển nhà ở đến năm 2020 và tiến độ đầu tư xây dựng nhà thu nhập thấp, nhà tái định cư, nhà xã hội của UBND thành phố Hà Nội chiều 9/5, bà Tô Thị Hạnh, Giám đốc Quỹ đầu tư phát triển thành phố Hà Nội cho hay, nguyên nhân khiến chương trình nhà thu nhập thấp tại Hà Nội chưa đạt như mong muốn là do cả doanh nghiệp và người dân chưa nhận được nhiều hỗ trợ từ phía nhà nước, khiến giá bán vẫn còn khá cao, vượt quá khả năng chi trả của người thu nhập thấp.
Theo bà Hạnh, trên thực tế các dự án nhà thu nhập thấp chỉ được miễn thuế trong năm 2009, được hưởng 10% lợi nhuận định mức khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Lãnh đạo Quỹ đầu tư phát triển thành phố cho biết, cái khó của các chủ đầu tư dự án nhà thu nhập thấp, nhà xã hội hiện nay là “bỏ tiền cả đống, thu về tiền lẻ” nên hầu hết đều không mặn mà, cho dù thành phố có hô hào đến mấy.
Đơn cử như dự án xây nhà cho công nhân của khu công nghiệp Phú Nghĩa (Chương Mỹ), mặc dù chủ đầu tư hứa hẹn sẽ tiếp tục vay tiền quỹ để đầu tư nhưng một năm nay lại đang có ý định chuyển đổi, do đó dù chỉ mới xây 1 trong số 4 tòa theo dự kiến nhưng cũng không thể lấp đầy.
Thậm chí nhiều dự án, người dân đã được chủ đầu tư cho dọn đến ở, song số tiền phải đóng còn lại, họ có biểu hiện chây ỳ, không chịu nộp với vô vàn lý do, khiến chủ đầu tư cũng thấy nản.
Ông Nguyễn Xuân Chính, Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, nhìn nhận ngoài vấn đề về giá bán, giá thuê khá cao, tồn tại nữa là do nhiều dự án được đầu tư tại những khu vực xa dân cư, xa trường học, chợ…, trong khi hạ tầng của dự án lại chưa có nên nhiều công nhân, người dân cũng không muốn dọn đến ở.