Nhân dân tệ tiếp tục bị phá giá, thị trường toàn cầu rúng động
Đồng Nhân dân tệ mất giá hơn 4% chỉ trong vòng hai ngày, một đòn giáng mạnh vào những tài sản có độ rủi ro cao
Thị trường chứng khoán châu Á và tỷ giá đồng tiền các nền kinh tế mới nổi đồng loạt sụt giảm mạnh trong phiên giao dịch sáng nay (12/8) khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) có động thái phá giá đồng Nhân dân tệ thứ hai liên tiếp.
Theo tin từ Reuters, PBoC đưa ra tỷ giá tham chiếu ngày 12/8 cho đồng Nhân dân tệ ở mức thấp hơn 1,6% so với ngày hôm qua, với 6,3306 Nhân dân tệ đổi 1 USD.
Trước đó, ngày 11/8, PBoC gây “sốc” khi bất ngờ hạ 1,9% tỷ giá tham chiếu đồng Nhân dân tệ, mức giảm mạnh nhất trong hai thập niên.
Hai ngày mất 4%
Sau động thái phá giá hôm qua, PBoC nói đây là một bước đi cải cách tỷ giá theo hướng thị trường tự do. Tuy vậy, giới chuyên gia cho rằng đây có thể là sự khởi đầu cho một đợt mất giá kéo giá của đồng Nhân dân tệ theo chủ ý của Bắc Kinh, bởi Trung Quốc muốn hỗ trợ cho lĩnh vực xuất khẩu đang sụt giảm của mình.
Như vậy, chỉ trong vòng hai ngày qua, đồng Nhân dân tệ đã mất giá hơn 4%. Diễn biến này được xem là một đòn giáng mạnh vào những tài sản có độ rủi ro cao trên toàn cầu. Theo đó, cổ phiếu, tiền tệ và hàng hóa cùng chịu áp lực bán tháo.
Chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương không bao gồm thị trường Nhật Bản đã giảm 1,5% trong phiên sáng nay, xuống mức thấp nhất trong 2 năm. Sắc đỏ bao phủ khắp các thị trường chứng khoán từ Australia cho tới Singapore.
Tại thị trường Hàn Quốc, chỉ số Kospi mất 1,1. Chỉ số Nikkei của chứng khoán Nhật sụt 1,2%, trong khi chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1,1%. Chỉ số Shanghai Composite Index của chứng khoán Trung Quốc đại lục gần như đi ngang.
Ông Jens Nordvig, Giám đốc điều hành Nomura Securities, nhận định rằng sự sụt giá của đồng Nhân dân tệ trong hai ngày trở lại đây “có khả năng sẽ nhanh chóng trở thành một xu hướng” và có thể ảnh hưởng tới tăng trường kinh tế Mỹ cũng như tâm lý của giới đầu tư.
Trong phiên giao dịch hôm qua, thị trường chứng khoán từ châu Á tới châu Âu và Mỹ đã “đỏ lửa” vì động thái phá giá đồng tiền của Trung Quốc.
Sáng nay, các đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi tiếp tục xu hướng mất giá mạnh của ngày hôm qua do giới đầu tư lo ngại các ngân hàng trung ương trên toàn cầu sẽ có động thái làm mất giá đồng tiền nhằm đáp trả việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ.
Đồng Đôla Australia mất giá 0,7% trong phiên sáng nay, còn 0,7255 Đôla Australia đổi 1 USD, sau khi giảm 1,5% trong phiên giao dịch hôm qua. Đồng Rupiah của Indonesia và Ringgit của Malaysia giảm tương ứng 1,4% và 0,8% so với đồng USD, xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính khu vực cuối thập niên 1990.
Đồng Peso của Philippines giảm 0,3% so với USD, xuống mức thấp nhất trong 5 năm.
Giá hàng hóa cơ bản ồ ạt giảm
Theo tờ Wall Street Journal, đồng tiền của nhiều nước Đông Nam Á đã giảm giá mạnh từ đầu năm đến nay do nền kinh tế khu vực giảm tốc và đồng USD tăng giá trước triển vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất. Bởi vậy, đồng Nhân dân tệ bị phá giá sẽ làm gia tăng áp lực buộc các ngân hàng trung ương ở Đông Nam Á phá giá đồng tiền của nước mình để nền kinh tế giữ được sức cạnh tranh với Trung Quốc.
Đồng Won của Hàn Quốc, một trong những đồng tiền mất giá mạnh nhất ở châu Á trong ngày hôm qua, giảm thêm 1% trong phiên sáng nay, còn 1.189 Won đổi 1 USD, mức thấp nhất kể từ năm 2012.
Tương tự như giá cổ phiếu và tỷ giá các đồng tiền, giá hàng hóa cơ bản ồ ạt giảm phiên sáng nay. Trong đó, giá nickel tại thị trường London có thời điểm giảm tới 15%.
Chỉ số Thomson Reuters/Core Commodity CRB Index, thước đo giá của 19 hàng hóa cơ bản, giảm xuống gần mức thấp nhất kể từ năm 2003. Giới đầu tư lo ngại đồng Nhân dân tệ mất giá kéo dài sẽ dẫn tới sự trở lại của áp lực giảm phát.
Trong phiên ngày 11/8, giá đồng, nhôm và dầu thô đồng loạt xuống mức thấp nhất trong 6 năm. Sáng nay, giá đồng và giá dầu thô phục hồi nhẹ, tăng tương ứng 1,1% và 0,7%.
Trái phiếu chính phủ được xem là điểm sáng duy nhất trên thị trường tài chính toàn cầu thời điểm này bởi giới đầu tư xem tài sản này là “vịnh tránh bão”. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 0,05 điểm phần trăm, còn 2,087%, thấp nhất trong 3 tháng. Lợi suất trái phiếu kho bạc Nhật kỳ hạn 10 năm cũng giảm xuống thấp nhất 3 tháng, ở mức 0,38%.
Theo tin từ Reuters, PBoC đưa ra tỷ giá tham chiếu ngày 12/8 cho đồng Nhân dân tệ ở mức thấp hơn 1,6% so với ngày hôm qua, với 6,3306 Nhân dân tệ đổi 1 USD.
Trước đó, ngày 11/8, PBoC gây “sốc” khi bất ngờ hạ 1,9% tỷ giá tham chiếu đồng Nhân dân tệ, mức giảm mạnh nhất trong hai thập niên.
Hai ngày mất 4%
Sau động thái phá giá hôm qua, PBoC nói đây là một bước đi cải cách tỷ giá theo hướng thị trường tự do. Tuy vậy, giới chuyên gia cho rằng đây có thể là sự khởi đầu cho một đợt mất giá kéo giá của đồng Nhân dân tệ theo chủ ý của Bắc Kinh, bởi Trung Quốc muốn hỗ trợ cho lĩnh vực xuất khẩu đang sụt giảm của mình.
Như vậy, chỉ trong vòng hai ngày qua, đồng Nhân dân tệ đã mất giá hơn 4%. Diễn biến này được xem là một đòn giáng mạnh vào những tài sản có độ rủi ro cao trên toàn cầu. Theo đó, cổ phiếu, tiền tệ và hàng hóa cùng chịu áp lực bán tháo.
Chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương không bao gồm thị trường Nhật Bản đã giảm 1,5% trong phiên sáng nay, xuống mức thấp nhất trong 2 năm. Sắc đỏ bao phủ khắp các thị trường chứng khoán từ Australia cho tới Singapore.
Tại thị trường Hàn Quốc, chỉ số Kospi mất 1,1. Chỉ số Nikkei của chứng khoán Nhật sụt 1,2%, trong khi chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1,1%. Chỉ số Shanghai Composite Index của chứng khoán Trung Quốc đại lục gần như đi ngang.
Ông Jens Nordvig, Giám đốc điều hành Nomura Securities, nhận định rằng sự sụt giá của đồng Nhân dân tệ trong hai ngày trở lại đây “có khả năng sẽ nhanh chóng trở thành một xu hướng” và có thể ảnh hưởng tới tăng trường kinh tế Mỹ cũng như tâm lý của giới đầu tư.
Trong phiên giao dịch hôm qua, thị trường chứng khoán từ châu Á tới châu Âu và Mỹ đã “đỏ lửa” vì động thái phá giá đồng tiền của Trung Quốc.
Sáng nay, các đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi tiếp tục xu hướng mất giá mạnh của ngày hôm qua do giới đầu tư lo ngại các ngân hàng trung ương trên toàn cầu sẽ có động thái làm mất giá đồng tiền nhằm đáp trả việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ.
Đồng Đôla Australia mất giá 0,7% trong phiên sáng nay, còn 0,7255 Đôla Australia đổi 1 USD, sau khi giảm 1,5% trong phiên giao dịch hôm qua. Đồng Rupiah của Indonesia và Ringgit của Malaysia giảm tương ứng 1,4% và 0,8% so với đồng USD, xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính khu vực cuối thập niên 1990.
Đồng Peso của Philippines giảm 0,3% so với USD, xuống mức thấp nhất trong 5 năm.
Giá hàng hóa cơ bản ồ ạt giảm
Theo tờ Wall Street Journal, đồng tiền của nhiều nước Đông Nam Á đã giảm giá mạnh từ đầu năm đến nay do nền kinh tế khu vực giảm tốc và đồng USD tăng giá trước triển vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất. Bởi vậy, đồng Nhân dân tệ bị phá giá sẽ làm gia tăng áp lực buộc các ngân hàng trung ương ở Đông Nam Á phá giá đồng tiền của nước mình để nền kinh tế giữ được sức cạnh tranh với Trung Quốc.
Đồng Won của Hàn Quốc, một trong những đồng tiền mất giá mạnh nhất ở châu Á trong ngày hôm qua, giảm thêm 1% trong phiên sáng nay, còn 1.189 Won đổi 1 USD, mức thấp nhất kể từ năm 2012.
Tương tự như giá cổ phiếu và tỷ giá các đồng tiền, giá hàng hóa cơ bản ồ ạt giảm phiên sáng nay. Trong đó, giá nickel tại thị trường London có thời điểm giảm tới 15%.
Chỉ số Thomson Reuters/Core Commodity CRB Index, thước đo giá của 19 hàng hóa cơ bản, giảm xuống gần mức thấp nhất kể từ năm 2003. Giới đầu tư lo ngại đồng Nhân dân tệ mất giá kéo dài sẽ dẫn tới sự trở lại của áp lực giảm phát.
Trong phiên ngày 11/8, giá đồng, nhôm và dầu thô đồng loạt xuống mức thấp nhất trong 6 năm. Sáng nay, giá đồng và giá dầu thô phục hồi nhẹ, tăng tương ứng 1,1% và 0,7%.
Trái phiếu chính phủ được xem là điểm sáng duy nhất trên thị trường tài chính toàn cầu thời điểm này bởi giới đầu tư xem tài sản này là “vịnh tránh bão”. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 0,05 điểm phần trăm, còn 2,087%, thấp nhất trong 3 tháng. Lợi suất trái phiếu kho bạc Nhật kỳ hạn 10 năm cũng giảm xuống thấp nhất 3 tháng, ở mức 0,38%.